Một số điểm độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968 (Trang 109 - 115)

Chương 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2. Một số điểm độc đáo và các kinh nghiệm chủ yếu

3.2.1. Một số điểm độc đáo

Cùng với những thành tựu và hạn chế kể trên, công cuộc vận động phụ nữ của Đảng trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thời kỳ 1961 - 1968 có một số điểm riêng, độc đáo như sau:

Thứ nhất: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam, phụ nữ trong VGP miền Nam Việt Nam (thời kỳ 1961 - 1968) đã làm nên một phong trào cách mạng có quy mô rộng lớn và sâu sắc, phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ diễn ra rất đa dạng phong phú với nhiều hình thức sáng tạo thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ tham gia.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của các cấp hội phụ nữ, phong

trào đấu tranh của chị em phụ nữ ở VGP đã diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Mỗi một thành phần trong quần chúng phụ nữ lại có hình thức đấu tranh riêng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trên từng địa bàn đấu tranh.

Tại vùng nông thôn giải phóng, chị em phụ nữ tập hợp thành từng đoàn, từng nhóm người một tấn công địch. Chị em tự tay gài chông, làm cạm bẫy

chống lại các cuộc càn quét của địch. Quần chúng phụ nữ cùng với toàn dân luôn thể hiện vai trò nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận. Các mẹ, các chị không chỉ đấu tranh với ngụy quân, ngụy quyền mà còn đấu tranh trực tiếp với quân Mỹ và quân đồng minh. Trong đấu tranh, dù tay không đối diện với kẻ thù, các mẹ, các chị đã thể hiện sức mạnh của mình, sẵn sàng níu cánh máy bay, bịt nòng đại bác, chặn đứng chiến xa, làm thất bại các cuộc hành quân càn quét của địch.

Lực lượng phụ nữ tham gia dân quân du kích với một khối lượng rất đông đảo. Trong du kích chiến tranh, chị em đã thể hiện sự dũng cảm, mưu trí, linh hoạt và sáng tạo. Từ những hình thức như đào hầm, vót chông, đào hầm chông, làm vũ khí thô sơ diệt địch như gài chông, lôi, mìn, đặt cạm bẫy, chất nổ… đến trực tiếp đứng trong hàng ngũ lực lượng vũ trang và bán vũ trang, trong các binh chủng như pháo binh, công binh… Các chiến thuật chiến tranh cũng được chị em vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt như bao vây, tập kích, phục kích. Chẳng những diệt địch khi chúng hành quân đánh phá vào các vùng giải phóng, thẳng tay trừng trị những tên ác ôn phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ thôn ấp mà chị em còn đánh tiêu diệt địch ngay trong thị xã, thị trấn, đánh cả vào sào huyệt, căn cứ, kho tàng của chúng.

Phong trào tăng gia sản xuất, đóng góp sức người, sức của nuôi chứa, bảo vệ cán bộ thu hút đông đảo chị em tham gia và thu được nhiều thành tích rất đáng ca ngợi. Trong phong trào này, nhiều chị em phụ nữ sẵn sàng hi sinh tínhmạng, tài sản và sự hiểm nguy để che giấu, nuôi dưỡng và bảo vệ cán bộ, khi bị bắt tù đày, biết bao khổ nhục hình nhưng chị em vẫn kiên quyết bảo vệ những hạt giống của cách mạng. Trong phong trào sản xuất, chị em thực sự trở thành lực lượng lao động chủ yếu trên đồng ruộng, chịu đựng gian khổ hi sinh để đảm bảo cho được diện tích sản xuất, tích cực cải tiến kỹ thuật. Mặc dù điều kiện chiến tranh ác liệt chị em vẫn cố gắng bám trụ sản xuất. Với vai trò chính trong sản xuất, quần chúng phụ nữ ở VGP chính là ngừơi làm ra của cải đảm bảo đời sống sinh hoạt mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho chiến trường. Quần chúng phụ nữ còn thể hiện khả năng của mình trong công

tác phục vụ tiền tuyến rất hiệu quả như đi dân công phá hoại, tiếp tế tải thương, chăm sóc nuôi dưỡng thương binh.

Trong phong trào giáo dục, y tế, cũng là phong trào mà chị em đóng góp nhiều công sức và hăng hái nhất. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, địch tăng cường phá hoại khiến đời sống của chị em phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng nhiều đau khổ và nhiều trường lớp bị bắn sập, một số chị em phụ nữ và trẻ em sợ bom đạn không dám đến trường, chị em phụ nữ vừa tích cực động viên vừa cùng với nhân dân ra sức khắc phục tình trạng trường lớp, tu bổ lại trường học, xóa nạn mù chữ cho nhân dân, hết sức chăm lo đến việc chăm sóc vệ sinh cho quần chúng phụ nữ và nhi đồng, đảm bảo ở mức cao nhất điều kiện đời sống vệ sinh và sức khoẻ cho nhân dân.

Như vậy, phong trào phụ nữ ở VGP diễn ra rất sôi nổi và rộng khắp, thể hiện trên rất nhiều mặt như: phong trào đấu tranh vũ trang trực tiếp đánh giặc, tham gia du kích chiến tranh, phong trào tăng gia sản xuất, phong trào ủng hộ và chi viện cho tiền tuyến, hay phong trào thanh toán nạn mù chữ và tham gia phong trào xây dựng đời sống mới… Những phong trào đa dạng của chị em phụ nữ đã góp phần quyết định vào sự lớn mạnh và vững vàng của VGP thời kỳ 1961 - 1968.

Thứ hai: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ miền Nam trong VGP thể hiện sự kết hợp 3 mặt: dân tộc, giai cấp và giới.

Quan điểm Mác - Lênin khẳng định: “Phụ nữ không thể tự giải phóng khi mà dân tộc và giai cấp chưa được giải phóng”. Thấm nhuần quan điểm

này, trong công tác vận động phụ nữ Đảng rất quan tâm đến việc giáo dục, phát động chị em đứng lên làm nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ của giới mình. Với những nội dung dân tộc, giai cấp và giới, bằng nhiều hình thức phong phú, Đảng đã làm cuộc vận động thường xuyên, liên tục trong giới phụ nữ nhằm nâng cao được trình độ nhận thức cho chị em, nhất là nâng cao nhận thức về quyền lợi của giới mình đồng thời củng cố niềm tin tất thắng vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Được sự quan tâm và động viên của Đảng, quần chúng phụ nữ đã vùng lên mạnh mẽ, đem sức mạnh của giới mình cộng hưởng với

sức mạnh của dân tộc để đánh thắng kẻ thù xâm lược. Với đặc điểm của giới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đào tạo cán bộ nữ, tạo điều kiện để họ vưon lên ngang bằng nam giới về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong học tập và tiếp cận giáo dục, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ phù hợp với năng lực và sở trường của họ, đáp ứng nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng.

Phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ là một bộ phận rộng lớn của

phong trào cách mạng rộng lớn của nhân dân miền Nam vì mục tiêu hoàn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng CNXH, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giới. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1961 - 1968, quần chúng phụ nữ cùng với nhân dân phải chịu chung nỗi đau mất nước, bị đàn áp của đế quốc, bị kìm kẹp của những tư tưởng phong kiến hết sức dã man, nặng nề. Nằm trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân cả nước, cuộc đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong các vùng giải phóng thực chất là cuộc đấu tranh của chị em giải phóng khỏi ách đế quốc Mỹ, các thế lực tư sản mại bản, các thế lực phong kiến và đồng thời là quá trình đấu tranh tự giải phóng giai cấp mình. Trong các phong trào đấu tranh, chị em không chỉ giương cao các khẩu hiệu dân tộc vì sự

nghiệp “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” mà chị em còn nêu cao các

khẩu hiệu, các phong trào đấu tranh vì quyền lợi của chị em phụ nữ, lên tiếng bảo vệ và bênh vực quyền lợi của giới mình như các khẩu hiệu phản đối âm mưu “quân sự hóa phụ nữ” của đế quốc Mỹ, trong các phong trào xây dựng đời sống mới của tầng lớp phụ nữ mang đậm màu sắc của giới nữ.

Sự kết hợp giữa các nội dung dân tộc, giai cấp và giới trong đấu tranh đã làm phong phú hơn phong trào phụ nữ tham gia kháng chiến, thể hiện vai trò của phong trào phụ nữ trong phong trào chung của dân tộc và giúp quần chúng phụ nữ nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về ý thức giai cấp cũng như quyền lợi của giới mình.

Thứ ba: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cấp hội phụ nữ, phong trào phụ nữ ở VGP đã góp phần khẳng định nghệ thuật đấu tranh “ba mũi giáp

công” là một trong những phương pháp đấu tranh điển hình của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Một trong những thành tựu nổi bật của phong trào “đồng khởi” (1959 - 1960) đó là đã xây dựng được một đội quân hùng hậu của phụ nữ miền Nam -

Đội quân tóc dài. Nét đặc sắc nhất trong phương pháp đấu tranh của chị em

phụ nữ miền Nam thời kỳ này mà hiệu quả vô cùng lợi hại đó là chị em đã vận

dụng nhuần nhuyễn phương châm 3 mũi giáp công: Chính trị, binh vận, và vũ trang để tấn công kẻ thù để rồi biến nó thành một nghệ thuật chiến tranh mà chỉ có “đội quân tóc dài” của phụ nữ miền Nam mới có được.

Tiếp nối tinh thần đấu tranh thời kỳ “đồng khởi”, bước vào thời kỳ chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”, quần chúng phụ

nữ ở VGP miền Nam liên tiếp tiến công địch và vận dụng linh hoạt phương pháp đấu tranh với kẻ thù bằng ba mũi giáp công, bất cứ khi nào có thời cơ, gây cho địch nhiều bất ngờ và giành nhiều thắng lợi nhất định. Trong chiến đấu, chị em vừa trực diện đấu lý, vừa khéo léo tranh thủ quân đội, và tự mình thừa thời cơ diệt Mỹ và tay sai. Tiêu biểu như cuộc đấu tranh của chị em phụ nữ miền Tây Nam bộ. Trong một cuộc chiến đấu, chị em vừa có khả năng vừa đánh địch bằng đấu tranh vũ trang, vừa tấn công bằng đấu tranh chính trị, vừa tranh thủ vận động binh sĩ. Sự kết hợp “ba mũi” được thể hiện trên phong trào phá “ấp chiến lược”, chống địch bình định nông thôn, trong bao vây bức rút, bức hàng, trong chống càn lấn chiếm ấp. Sự kết hợp “3 mũi” tấn công địch cùng một lúc là khả năng đặc biệt độc đáo của chị em phụ nữ VGP nói riêng và phụ nữ miền Nam nói chung, vừa thể hiện được tính hợp pháp trong các phong trào đấu tranh vừa tận dụng được thời cơ tấn công địch.

Lúc bình thường, những người phụ nữ ấy gắn bó với thôn xóm, ruộng đồng, thay chồng nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ già, dạy dỗ con cái nuôi giấu cán bộ. Họ có mặt hầu hết trong các công tác cách mạng ở hậu phương, xây dựng xã ấp chiến đấu, tham gia du kích bảo vệ làng mạc, đi dân công tải thương, tải đạn, giao liên...

Lúc có giặc càn vào thôn, xóm, họ là lực lượng đứng ra đấu tranh ngăn chặn bước tiến của chúng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, kiên trì bám ruộng,

bám vườn theo phương châm "một tấc không đi, một li không rời". Khi giặc vào

nhà, chị em vừa đấu tranh chính trị vừa tranh thủ binh sĩ chống giặc cướp phá, hãm hiếp, vừa gài chông lôi, lựu đạn, rút chốt hầm chông, vừa hù doạ địch, có nhiều chị em làm trinh sát nắm địch tình phục vụ cho bộ đội chiến đấu. Trong quá trình đấu tranh, chị em kết hợp ba mũi một cách độc đáo, linh hoạt, mưu trí và rất sáng tạo. Vũ khí đấu tranh của họ không phải là súng, đạn, mà chủ yếu là lòng yêu nước, là ý thức giác ngộ chính trị sâu sắc, là lý lẽ được vận dụng một cách thông minh, khôn khéo trong cái thế hợp pháp. Họ vận dụng “ba mũi giáp công” đánh vào những chỗ yếu, những sơ hở của đối phương, phân hóa hàng ngũ chúng, ngăn chặn, phá vỡ những ý đồ đen tối và thâm độc của Mỹ, ngụy. Không hiếm những trường hợp với tay không và bằng mưu trí họ đã hạ được đồn bốt giặc, hoặc vô hiệu hóa từng đơn vị chiến đấu của địch. Nhiều tên ác ôn bị chính những người phụ nữ hiền lành diệt giữa ban ngày ở ngay trên đường phố, hoặc ở nơi chợ búa đông người.

Trong đấu tranh, chị em đã tấn công địch trên nhiều mặt trận, làm tiêu hao, rã rời tinh thần địch, thậm chí khiến cho không ít lần địch phải hoảng sợ, bỏ chạy. Chị em ở khắp các xã rất sôi nổi gia nhập vào các đội vũ trang tự vệ và háo hức thay chồng tòng quân. Chiến tranh du kích là hình thức chiến tranh được chị em sử dụng vô cùng hiệu quả. Chị em tham gia nhiều trận đánh diệt nhiều địch như đội nữ du kích xã Lương Hoà - Trà Vinh do Tô Thị Huỳnh lãnh đạo đã đánh trên 300 trận trong năm 1963 - 1964. Riêng Tô Thị Huỳnh tham gia trên 200 trận, diệt trên 1 trăm tên địch. Chị em du kích còn kết hợp lực lượng quần chúng bao vây đồn bót xã tháng trời để bức hàng, bức rút đồn bót, phá ấp chiến lược đưa dân về chỗ cũ.

Khi đấu tranh tập trung thì liên tục tấn công vào sơ hở của đối phương để quyết giành thắng lợi, lúc kết hợp vũ trang thì mưu trí sáng tạo và cơ động; hình thức đấu tranh thì sáng tạo, đa dạng và phong phú.

Những thắng lợi của chị em ở VGP thêm một minh chứng sinh động về sự sáng tạo của đường lối đấu tranh “ba mũi” - chính trị kết hợp với võ trang và binh - là một trong những phương pháp đấu tranh điển hình của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Những đặc điểm trên đây đã chứng minh phong trào phụ nữ trong VGP miền Nam nói riêng, phong trào phụ nữ miền Nam nói chung có những bước trưởng thành vượt bậc trong quá trình đấu tranh, cách mạng. Nó khẳng định vai trò to lớn của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh của quần chúng phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968 (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)