Kết quả cơ bản của GDCN Thanh Hóa trong 10 năm từ năm 2001 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 80 - 96)

2.1.1 .Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục GDCN

2.2. Giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa trong 10 năm đầu thế kỷ XXI (200 1-

2.2.2. Kết quả cơ bản của GDCN Thanh Hóa trong 10 năm từ năm 2001 đến

đào tạo bậc cao đẳng, phát triển đào tạo ĐH, chuẩn bị để đào tạo sau ĐH tại trường Hồng Đức. Chăm lo đào tạo bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên với phương châm: đào tạo đủ số lượng, chủng loại, cơ cấu bộ môn, nâng cao chất lượng và đào tạo đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 20% (2005) và 40% vào năm 2010 trong tổng số giáo viên ngành học, bậc học. Sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có hợp lý, tạo động lực cho người dạy, thường xuyên bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường chuyên nghiệp có đào tạo giáo viên” [102, tr.67].

Những mục tiêu, phương hướng phát triển GDCN trên của Đảng bộ tỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của giáo dục địa phương và theo đúng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục.

2.2.2. Kết quả cơ bản của GDCN Thanh Hóa trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010. năm 2010.

2.2.2.1.Mở rộng và ổn định quy mô đào tạo

Cụ thể hóa chủ trương phát triển giáo dục của Đảng và Đảng bộ tỉnh, hệ thống Giáo dục chuyên nghiệp phát triển nhanh, đa dạng về loại hình.

Về qui mô mạng lưới trường chuyên nghiệp: hệ thống đào tạo của ngành GDCN, nhất là đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh chóng ở 27/27

huyện, thị xã, thành phố; đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo; ngoài các trường CĐN, TCN, TTDN; các trường ĐH, CĐ, TCCN, các TTGD-TX, các cơ sở khác cũng tham gia dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động. Tính đến năm 2010, mạng lưới Giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa có 11 trường TCCN và 7 cơ sở có đào tạo TCCN, trong đó:

- 11 trường trung cấp chuyên nghiệp gồm: 4 trường công lập (TC Thương mại TƯ5 - thuộc Bộ Thương mại, TC Xây dựng - thuộc VINACONEC, TC Thuỷ sản, TC Nông lâm) và 7 trường tư thục (TC Bách Nghệ, TC VISTCO, TC Y dược Văn Hiến, TC Y dược Hợp Lực, TC Đức Thiện, TC Tuệ Tĩnh, TC An Nhất Vinh);

- 7 cơ sở có đào tạo TCCN gồm: 3 cơ sở đào tạo đại học là ĐH Hồng Đức và cơ sở ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh tại Thanh Hoá; ĐH Văn hoá, Thể thao và Du lịch; 3 trường cao đẳng là CĐ Y tế, CĐ Thể dục Thể thao và CĐ Tài nguyên Môi trường Miền Trung (trường trung ương đóng tại Thanh Hóa); 1 trường Chính trị tỉnh (đào tạo 2 ngành bậc TCCN);

Mạng lưới 18 trường nói trên (sau đây gọi chung là các trường chuyên nghiệp) có 193 ngành đào tạo ở các bậc ĐH, CĐ và TCCN, trong đó đào tạo TCCN với 64 ngành. Trong số này, giai đoạn 2008 – 2011 số trường chuyên nghiệp tăng nhanh (thành lập mới 5 trường trung cấp chuyên nghiệp). [82, tr.1]

Hệ thống dạy nghề cũng phát triển nhanh: có 92 cơ sở dạy nghề (47 cơ sở dạy nghề công lập và 45 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, gồm 2 trường CĐN, 14 trường TCN, 21 trung tâm dạy nghề, 2 trường ĐH, 1 trường CĐ, 9 trường TCCN, tham gia dạy nghề, 2 trung tâm giới thiệu việc làm, 11 trung tâm GDTX-DN cấp huyện, 28 cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật lao động.

Mạng lưới dạy nghề tuy tăng về số lượng, nhưng phân bố không đều giữa các vùng, tập trung ở TP Thanh Hóa (36 cơ sở), TX. Bỉm Sơn (5 cơ sở), TX. Sầm Sơn (5 cơ sở), huyện Quảng Xương (7 cơ sở), các huyện còn lại có đến 1-2 cơ sở dạy nghề; các huyện miền núi cao hiện đang đầu tư xây dựng TTDN cấp huyện, đặc biệt

là sự liên thông giữa các trường dạy nghề với các trường CĐ, ĐH còn thấp. [90, tr.16] (phụ lục 20)

Qui mô học sinh - sinh viên: Từ năm 2001 – 2010, quy mô học sinh, sinh viên ĐH, CĐ, TCCN, DN trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Quy mô sinh viên đại học và cao đẳng: năm 2001 số sinh viên trúng tuyển vào hệ chính quy các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh là 1.132 người, trong đó có 429 sinh viên đại học, 703 sinh viên cao đẳng. Đến năm 2010, số sinh viên trúng tuyển vào các hệ chính quy của các trường là 4.075 sinh viên, tăng 3,6 lần so với năm 2001, trong đó sinh viên ĐH là 2.513 sinh viên, gấp 5,9 lần; CĐ là 1562 sinh viên, gấp 2,2 lần so với năm 2001.

Quy mô học sinh TCCN: số học sinh trúng tuyển vào hệ chính quy của các trường TCCN trên địa bàn tỉnh năm 2001 là 2079 học sinh, đến năm 2010 là 8.262 học sinh gấp gần 4 lần so với năm 2001. Ngoài ra, số học sinh, sinh viên học các hệ không chính quy tại các trường ĐH, CĐ, TCCN của tỉnh ngày càng tăng: năm 2001 là 1.723 học sinh, sinh viên; đến năm 2010 tăng lên 7.050 học sinh, sinh viên, gấp 4 lần so với năm 2001. [82, tr.2]

Quy mô học sinh học nghề: quy mô đào tạo nghề có xu hướng tăng nhanh. Năm 2001, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo được 22.125 người, trong đó: dài hạn 4.023 người, ngắn hạn 17.922 người. Năm 2010, quy mô đào tạo tăng nhanh, đào tạo được 53.290 người, gấp 2,4 lần so với năm 2001, trong đó CĐN 2.190 người, TCN 10.100 người, sơ cấp nghề 28.000 người, dạy nghề thường xuyên 13.000 người. Ngoài ra, người lao động còn được học nghề dưới nhiều hình thức như: vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề truyền thống; các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ về n quản lý, chuyển giao công nghệ… Qua khảo sát, số học nghề tìm được việc làm ổn định chiếm 75% số còn lại tuy có việc làm nhưng chưa đúng với chuyên ngành đào tạo hoặc việc làm mang tính thời vụ.

Quy mô đào tạo tăng nhanh đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng lực lượng lao động. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì quy mô đào tạo nghề hiện

nay mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu học nghề của người lao động; quy mô đào tao tăng nhanh nhưng không cân đối với điều kiện về đội ngũ giảng viên, giáo viên và cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo; đào tạo không chính quy bậc đại học và chất lượng đào tạo ngắn hạn phát triển nhanh, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Tuyển sinh ĐH, CĐ đạt trên 94%, tuyển sinh TCCN luôn đạt trên 70%. Tuy nhiên công tác tuyển sinh TCCN trong các trường không đồng đều, có trường tuyển sinh đạt kết quả cao, nhưng còn một số trường khó khăn trong tuyển sinh, không có hoặc rất ít học sinh theo học. Công tác phân luồng học sinh sau THCS gặp nhiều khó khăn. [90, tr.17] (xem phụ lục 19, phụ lục 18)

Về cơ cấu ngành, nghề đào tạo: Cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng; nhiều trường đã phát triển và mở rộng thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới như: trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, trường ĐH Hồng Đức, trường CĐN Công nghiệp, trường TCCN Văn Hiến… Trường ĐH Hồng Đức được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo thạc sỹ với 4 chuyên ngành: trồng trọt, toán giải tích, lý luận văn học và ngôn ngữ

Tuy nhiên, cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường ĐH, CĐ, TCCN không đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu đào tạo và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, chủ yếu là đào tạo ở lĩnh vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản; y tế, giáo dục; quản lý kinh tế… các ngành thuộc nhóm kỹ thuật công nghệ, xây dựng, giao thông dịch vụ còn ít. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua các trường cũng đã tích cực hợp tác và liên kết với các trường ĐH, CĐ, ngoài tỉnh để đào tạo nhân lực cho những ngành nghề còn thiếu.

Cơ cấu nghề đào tạo bước đầu được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường lao động, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển đổi nghề của lao động do bị thu hồi đất và nhu cầu tuyển dụng lao động của các khu công nghiệp, khu kinh tế các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; các nghề cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin…bước đầu phát triển. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm các nghề mới mà người lao động có nhu cầu học

2.2.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các trường học

Đại hội IX của Đảng và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 của Chính phủ năm 2001 đã chỉ rõ phương châm của giáo dục là: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Quyết định 4329/2002/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng nhấn mạnh: chuẩn hóa và hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Thực hiện chủ trương trên, ngày 16 tháng 12 năm 2002, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã ban hành: Đề án xây dựng cơ sở vật chất trường học tỉnh Thanh Hóa thời kì 2003- 2010.

Từ năm 2001 đến năm 2010, ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất ngày càng tăng nhanh. Năm 2002 là gần 10 tỉ đồng đến năm 2010 đã tăng lên 313,4 tỉ đồng. Trong đó trái phiếu chính phủ là 262,7 tỉ đồng, vốn ngân sách là 20,3 tỉ đồng, từ nhân dân địa phương là 30,4 tỉ đồng. Công tác xã hội hóa giáo dục hàng năm cũng phát triển mạnh. Trung bình hàng năm (2004 - 2010), công tác xã hội hóa giáo dục huy động được khoảng 50 tỉ đồng từ nhân dân địa phương cũng như các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh [82, tr.13].

Bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và sự đóng góp của nhân dân nêu trên, trong 10 năm qua cơ sở vật chất của giáo dục Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng kiên cố và đồng bộ. Hệ thống phòng học lý thuyết cơ bản đã được đầu tư kiên cố; các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm và trang thiết bị bước đầu được trang bị. Tỉnh tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho một số trường trọng điểm như: trường ĐH Hồng Đức, trường CĐ Thể dục thể thao, Trường CĐ Y tế, Trường CĐ Văn hóa – Nghệ thuật, các trường TCCN và các trung tâm dạy nghề cấp huyện. (xem phụ lục 10, 20)

Đến năm 2010, cơ sở vật chất trong các trường chuyên nghiệp ngày càng được tăng cường, tính đến tháng 6 năm 2011, tổng cơ sở vật chất trong 18 trường và cơ sở có đào tạo TCCN là:

Tổng diện tích đất (ha)

Tổng diện tích xây dựng ( 1000 m2) Tổng giá trị thiết bị dạy học (tỷ đồng) Phòng học LT Phòng học TH Ký túc xá Công trình khác 214.5 53.516 27.918 73.938 85.632 97.882

Nguồn: Báo cáo của các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, LĐ-TB và XH.

Các nhà trường đã xây dựng kế hoạch tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất. Hầu hết các nhà trường đã có địa điểm xây dựng trường ổn định, các trường đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho xây dựng cơ bản, có đủ các phòng học lý thuyết và thực hành, nhiều trường có các phòng học chuyên môn hoá, phòng thực hành đa chức năng, thư viện hiện đại. Diện tích xây dựng đang sử dụng trong các nhà trường đảm bảo trên 2 m2/học sinh-sinh viên.

Kinh phí đầu tư bổ sung cho cơ sở vật chất trong năm 2010, 2011 như sau (ĐVT: Triệu đồng): KP mua sắm thiết bị mới KP sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị Kinh phí sửa chữa trường lớp Kinh phí xây dựng mới Tổng Ngân sách NN Ngoài NS NN Ngân sách NN Ngoài NS NN Ngân sách NN Ngoài NS NN Ngân sách NN Ngoài NS NN 13,362 32,528 1,615 82,253 5,248 11,114 33,400 183,379 362,899

Nguồn: Báo cáo của các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, LĐ-TB và XH.

Trong tổng kinh phí bổ sung 362.899.000 đồng thì kinh phí từ ngân sách nhà nước là 5.248000 và ngoài NSNN là 307.124.000.000. Điển hình bổ sung kinh phí bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước là các trường: Cơ sở ĐH Công nghiệp TPHCM tại Thanh Hoá (198 tỷ), TC Bách Nghệ (42 tỷ), TC Y dược Văn Hiến (23 tỷ), TC Đức thiện 16 (tỷ)… [82, tr.2]

Bên cạnh 16/18 trường đã có đất xây dựng trường ổn định, đến nay còn 2 trường mới được giao đất là TC Tuệ Tĩnh, TC Y dược Hợp Lực, địa điểm đặt trường, đặt lớp đang còn thuê mượn hoặc sử dụng tạm thời của Tổng công ty.

Riêng đào tạo nghề, năm 2010 theo báo cáo của các cơ sở dạy nghề, tổng diện tích xây dựng phòng học lý thuyết, thực hành là: 145.064m2. Tổng giá trị nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề hiện có là 5510,9 tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị dạy nghề 169,25 tỷ đồng, chiếm 33,1% tổng giá trị nhà xưởng và máy móc thiết bị. [90, tr.2]

2.2.2.3. Nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện kế hoạch phát triển dài hạn. Từ năm 2001 đến năm 2010, ngành giáo dục tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Toàn ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40CT/TW tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg tháng 1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về: xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Thực hiện Quyết định số 3728/QĐ-UBND ngày 02/12/2005 của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40CT/TW và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện, thị, thành phố tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt các Đề án có tác động trực tiếp đến việc xây dựng nâng cao chất lượng độ ngũ giáo viên. Chính vì vậy, mà công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lí được quan tâm

Tính đến 15/6/2011 tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên trong 11 trường TCCN và 7 cơ sở có đào tạo TCCN là 3.359 người, trong đó:

Ban Giám hiệu Giáo viên cơ hữu Giáo viên thỉnh giảng Cán bộ, viên chức cơ hữu Cán bộ, viên chức hợp đồng 51 người 1.479 người 1.042 người 388 người 399 người

Phân bố trình độ đội ngũ như sau:

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

Số lượng 134 1032 1552 235 326 73

Tỷ lệ 4% 31% 46% 7% 10% 2%

Nguồn: Theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo [82, tr.6]

Sở đã chỉ đạo các nhà trường căn cứ vào quy định về chuẩn cán bộ, giảng viên, giáo viên do Bộ quy định để tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, số liệu

thống kê cho thấy: đa số các trường đã tuyển dụng đủ và cân đối trình độ quy định, đúng ngành nghề mà trường đào tạo. Trong đó:

- Các trường chuyên nghiêp công lập, do đã có quá trình hoạt động lâu năm nên cơ cấu đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đảm bảo theo qui định.

- Số giáo viên của các trường chuyên nghiệp tư thục, do mới thành lập hoặc hoạt động chưa lâu, giáo viên cơ hữu chiếm số lượng không nhiều, giáo viên cơ hữu có trình độ tiến sỹ ít (đa số đã về hưu), chủ yếu là giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng, giáo viên mời, nên thường bị động và đôi lúc phải chấp nhận mời những người có tay nghề thấp, ít kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thực hành.

Nhìn chung, các nhà trường đã chú trọng đến việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ, một số trường đã tăng cường chọn cử đội ngũ giảng viên, giáo viên đi học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)