So sánh giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 106 - 108)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung

3.1.3. So sánh giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Trung Bộ

phương co hẹp dần, nên sự chỉ đạo điều hành phân tán, hiệu lực giảm.

Các trường dạy nghề, đặc biệt là cơ sở dạy nghề phân bố chưa hợp lý trên các vùng, miền, các cơ sở ngắn hạn chỉ tập trung ở thành phố, thị trấn, chưa được các huyện, thị xã, quan tâm để đào tạo nghề cho lao động tại chỗ phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nguồn lực đầu tư dành cho mảng đào tạo nghề còn hạn hẹp. Việc phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề và cấp ngân sách đang thực hiện theo cơ chế tổng hợp chung trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chưa có sự phân định kinh phí cho đào tạo nghề, do đó khó khăn cho việc quản lý thực hiện kế hoạch.

3.1.3. So sánh giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh Bắc Trung Bộ Bộ

Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung bộ. Khu vực này gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Thành phố Huế là một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước, Đại học Huế là đại học vùng. Các tỉnh khác trong khu vực vấn đề giáo dục chuyên nghiệp chưa phát triển mạnh. Do vậy, chúng tôi xin được so sánh vấn đề đào tạo chuyên nghiệp với Nghệ An, tỉnh lân cận có điều kiện tự nhiên, xã hội, dân số tương đương với Thanh Hóa.

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Nghệ An có 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện. Dân số Nghệ An khoảng 3.115.000 người. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao, các huyện, thị còn lại là trung du và đồng bằng, ven biển.

Thành phố Vinh là một trong ba trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 trường đại học, 13 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên

nghiệp, trung tâm dạy nghề. Tổng số sinh viên các trường ĐH,CĐ,TC có tới gần 100 ngàn người (năm 2011).

Khác với Thanh Hóa, từ trước đây Nghệ An được Đảng và Nhà nước xác định đây là trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung. Trường đại học Vinh được thành lập từ năm 1959 và tiếp theo đó hàng loạt các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được thành lập, thu hút học sinh, sinh viên của các tỉnh khu vực miền Trung, và ngày nay, thu hút sinh viên học sinh của cả nước theo học.

Tại Thanh Hóa, đến năm 1997, trường đại học đầu tiên của Tỉnh - Đại học Hồng Đức mới được thành lập. Và như trên đã trình bày, đến 2010, Thanh hóa mới có 2 trường ĐH, 1 trường CĐ, 9 trường TCCN, tham gia dạy nghề, 92 cơ sở dạy nghề (47 cơ sở dạy nghề công lập và 45 cơ sở dạy nghề ngoài công lập), gồm 2 trường CĐN, 14 trường TCN, 21 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm giới thiệu việc làm, 11 trung tâm GDTX-DN cấp huyện, 28 cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy, về số lượng: Số trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề ở Thanh Hóa ít hơn Nghệ An; trong khi đó các trường đại học, cao đẳng phần lớn thành lập sau các trường ở Nghệ An. Chính vì vậy chỉ các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề có số lượng học sinh theo học đông, còn các trường đại học, cao đẳng, số học sinh, sinh viên ít hơn ở Nghệ An.

Về chất lượng, do phần lớn các trường đại học, cao đẳng mới thành lập, nên đội ngũ giáo viên còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Các trường vẫn phải mời giáo viên từ các nơi khác, từ các trường ở Hà Nội, kể cả ở Nghệ An.

Về cơ sở vật chất, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa chú ý đầu tư cho các trường chuyên nghiệp, phấn đấu từng bước hiện đại cả về trường lớp và thiết bị dạy học.

Như vậy so với Nghệ An, giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa đi sau về mọi mặt, và muốn tăng sự cạch tranh, thu hút học sinh, sinh viên cần có chính sách đầu tư, thu hút cả về đội ngũ giáo viên lẫn cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)