Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 100 - 106)

Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Hạn chế

Tổng quát lại 15 năm qua (1996 - 2010), có thể nói GDCN Thanh Hóa đã có những ưu điểm vượt trội. Song so với mục tiêu và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với việc phát triển kinh tế tri thức thì sự phát triển GDCN vẫn tồn tại những điểm hạn chế sau:

Một là, GDCN vẫn là ngành học thiếu sự ổn định để phát triển so với các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là tình trạng không ổn định về mạng lưới trường lớp, về quy mô, số lượng và hiệu quả đào tạo, về mục tiêu, nội dung chương trình, các điều kiện để thực hiện đào tạo.

So với yêu cầu thì quy mô đào tạo nghề hiện nay mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu học nghề của người lao động; quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng không cân đối với điều kiện về đội ngũ giảng viên, giáo viên và cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo; về quy mô, ngoài trường ĐH Hồng Đức có diện tích đảm bảo theo yêu cầu, các cơ sở đào tạo còn lại đều trong tình trạng thiếu diện tích đất; các trang thiết bị phục vụ đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành đều thiếu và lạc hậu; nhất là các trang thiết bị cho các ngành nghề mới có yêu cầu khoa học công nghệ, kỹ thuật cao; hệ thống ký túc xá, nhà ăn, nhà văn hóa, nhà thi đấu… chưa đáp ứng được yêu cầu và hầu như chưa có.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành nghề và quy mô đào tạo trong thời gian tới cần phải tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường thì mới có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới chất lượng dạy, học và nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ở nhiều trường chưa rõ ràng, còn bị động và lúng túng, nhất là các trường TCCN tư thục.

Nhìn chung quy mô đào tạo nghề còn quá nhỏ bé. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất còn ít ỏi. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chính quy và công nhân kỹ thuật số lượng tăng, nhưng chủ yếu là đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục. Các loại hình đào tạo ở các ngành nghề khác đạt tỷ lệ thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm.

Một số ngành nghề có nhu cầu đào tạo nhưng lại rất khó tuyển sinh như: nông lâm nghiệp, thuỷ sản, một số ngành trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Một số trường vẫn lúng túng trong tạo thế phát triển, không tăng được chỉ tiêu và ngành nghề đào tạo. Số lượng học sinh khu vực miền núi được đào tạo nghề trong các trường chuyên nghiệp dạy nghề còn quá ít (trừ khối trường sư phạm).

Hai là, chất lượng và hiệu quả đào tạo là một thách thức đối với sự tồn tại của các nhà trường trong thời kỳ mới. Ở diện rộng và số đông các trường chất lượng

đào tạo vẫn chưa có được những chuyển biến cơ bản, mục tiêu nội dung đào tạo chưa sát thực tế, chậm đổi mới, nội dung chương trình, môn học còn nặng lý thuyết, chưa hấp dẫn và thiết thực đối với người học. Tình trạng dạy chay là phổ biến, thiếu thiết bị thí nghiệm, thực hành để luyện tay nghề.

Phương pháp đào tạo vẫn là phương pháp cổ điển, truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên.

Hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tuy có phát triển về quy mô số lượng và mở rộng các hình thức đào tạo, nhưng chất lượng nhìn chung là thấp (kể cả các cơ sở dạy nghề của nhà nước cũng như tư nhân). Tuy vậy, xét về phương diện đào tạo ra được xã hội sử dụng ngay thì hệ đào tạo tại chức và dạy nghề ngắn hạn đạt hiệu quả tương đối cao, phần lớn học sinh ra trường tự hành nghề, có thu nhập. Trong khi đó, hệ đào tạo chính quy ở số đông các trường (ngoài khối sư phạm) chủ yếu cho nhu cầu dân trí, tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tiềm tàng cho xã hội, phần lớn học sinh, sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm.

Đào tạo không chính quy bậc đại học và chất lượng đào tạo ngắn hạn phát triển nhanh, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Ba là, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý; tỷ lệ đào tạo nghề sơ cấp còn quá cao; số lao động được đào tạo trình độ CĐN, TCN còn thấp; việc phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS để học nghề còn nhiều hạn chế; các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu đào tạo theo năng lực hiện có, đào tạo nghề chưa thực sự gắn bó với thị trường lao động; nhiều nghề thị trường đang cần như: may công nghiệp, hàn, gò, khai thác hải sản, hướng dẫn du lịch, chăn nuôi, thẩm mỹ… chưa được chú trọng phát triển; nhiều nghề có nhu cầu lao động kỹ thuật lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất phát triển lại khó tuyển được học sinh, sinh viên như: sửa chữa thiết bị chính xác, công nghệ điều khiển tự động hóa, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ…, ngành nghề đào tạo ở một số trường chưa thực sự đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu tìm việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu mở thêm ngành đào tạo mới, trang thiết bị dạy và học chưa được quan tâm đầu tư …

Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường ĐH, CĐ, TCCN không đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu đào tạo và phát triển kinh tế- xã hội hiện nay của tỉnh, chủ yếu là đào tạo ở lĩnh vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản; y tê, giáo dục; quản lý kinh tế… các ngành thuộc nhóm kỹ thuật công nghệ, xây dựng, giao thông dịch vụ còn ít. Ngành nghề đào tạo vừa thiếu vừa thừa (nhiều trường cùng đào tạo một nghề, nhưng có nghề xã hội cần cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại chưa có trường nào đào tạo)

Bốn là, công tác tuyển sinh TCCN trong các trường không đồng đều, có trường tuyển sinh đạt kết quả cao, nhưng còn một số trường khó khăn trong tuyển sinh, không có hoặc rất ít học sinh theo học. Công tác phân luồng học sinh sau THCS gặp nhiều khó khăn.

Năm là, mặc dù hệ thống chính sách về giáo dục chuyên nghiệp đã từng bước hoàn thiện nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cơ chế chính sách trong đào tạo nghề vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích người dạy nghề, người học nghề.

Sáu là, nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; đào tạo bồi dưỡng giáo viên; đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, do đó chưa tạo đà cho hoạt động đào tạo nghề ở các trường và cơ sở dạy nghề phát triển nhanh.

Bảy là, do công tác quản lý GDCN rất đa dạng và phức tạp cho nên công tác quản lý sự nghiệp đào tạo nhiều mặt còn chưa được thống nhất, còn nhiều đầu mối, sự phân cấp chưa được cụ thể còn phân tán, chống chéo, nhiều mặt còn buông lỏng quản lý. Sự phối hợp giữa Sở GD-ĐT, Sở LĐ -TBXH với các Bộ, Ngành, huyện chủ quản trường chưa chặt chẽ, chưa có được những dự kiến, định hướng lớn để phát triển ngành học ở tỉnh và sự phát triển của từng cơ sở đào tạo. Sở GD – ĐT và các Ngành chức năng có liên quan chưa làm tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ - Uỷ ban Nhân dân tỉnh về chủ trương, chính sách và các giải pháp lớn để phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực của Ngành học GDCN.

Về phía các cơ sở đào tạo, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ở một số trường và TTGDTX-DN thực sự yếu, chưa đáp ứng mức tối thiểu của một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

GDCN là một ngành đa dạng và phức tạp nên việc quản lý từ Sở, Ban ngành chức năng đến các trường còn nhều bất cập. Hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý ở một số trường còn thiếu; việc thực hiện 3 công khai còn nhiều hạn chế; …

Tám là, một số trường đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện tốt Điều lệ Trường TCCN như: Thành lập Hội đồng trường (Đối với các trường công lập) xây dựng và phê duyệt Qui chế tổ chức, hoạt động của trường, nội quy sinh hoạt của nhà trường, đặc biệt là những quy định về quản lý ký túc xá, công tác quản lý học sinh- sinh viên, thư viện, nhà thực hành, và các quy định khác… Việc chấp hành chế độ báo cáo ở một số trường thực hiện chưa nghiêm túc: báo cáo chậm, không đầy đủ số liệu, không theo mẫu và nội dung hướng dẫn, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, chỉ đạo của các cấp quản lý.

Chín là, vấn đề liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCN qua thanh tra, kiểm tra đã được chấn chỉnh một bước rất cơ bản, song việc giải quyết tồn tại chưa dứt điểm, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 8/7/2010 về việc Chấn chỉnh liên kết đào tạo nhưng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số cơ sở đào tạo, chế độ báo cáo chưa tuân thủ quy chế liên kết đào tạo.

3.1.2.2. Nguyên nhân

GDCN của tỉnh tồn tại những yếu kém trên là do những nguyên nhân sau:

Về nhận thức, quan niệm: Do ngành học chưa tạo ra sự nhận thức đầy đủ trong xã hội, các cấp lãnh đạo, quản lý và các nhà trương về vị trí, vai trò của GDCN, đặc biệt là dạy nghề đối với việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp - động lực trực tiếp nâng cao năng suất lao động thúc đẩy sản xuất phát triển. Đặc biệt là đa số thanh niên muốn học đại học, cao đẳng tâm lý của người học nghề còn trông chờ ỉ lại để được bố trí vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, chưa xác định được việc học nghề để lập thân, lập nghiệp tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường.

Mặt khác GDCN chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế thị trường, nó phản ánh trình độ của nền kinh tế, cho nên trong khi cơ cấu kinh tế và cơ chế, quản lý chưa hình thành rõ, thì nhu cầu nhân lực kỹ thuật chưa xuất hiện dẫn đến nhu cầu đào tạo chưa rõ, bởi vậy, một số trường khó tuyển sinh, hoặc tuyển được rất ít học sinh, sinh viên. Nếu có tuyển được thì trong quá trình đào tạo chưa rõ đào tạo ra ai sử dụng, đào tạo có phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chưa.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể nguồn nhân lực, chiến lược giải quyết việc làm chưa gắn với kế hoạch cân đối nguồn nhân lực trong đó có đào tạo nghề cho người lao động, nên cung – cầu đào tạo và sử dụng chưa cân đối với nhau

Các văn bản pháp luật hướng dẫn về cơ chế chính sách cho đào tạo nghề chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để thu hút và khuyến khích dạy nghề và học nghề. Do đó trong quá trình hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy nghề còn bị động, lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường hiện nay, trong quá trình cạnh tranh, nhiều ngành nghề phải thu hẹp quy mô sản xuất, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất- kinh doanh vẫn đang sắp xếp lại nên sức thu hút lao động vào làm việc rất hạn chế. Trong khi đó các cơ sở sản xuất kinh doanh mới mở ra còn ít, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống chậm được đầu tư khôi phục. Thông tin về thị trường lao động chưa đáp ứng yêu cầu nên người lao động lúng túng trong việc lựa chọn ngành nghề và khó khăn tìm việc làm ổn định sau khi học nghề xong..

Về chủ quan: Sự lãnh đạo của Đảng bộ chưa thật sự toàn diện, sự năng động, nhanh nhạy của một số trường còn hạn chế, chưa đi sâu, đi sát thực tế để nắm bắt nhu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó dự báo nhu cầu để mở rộng đào tạo. Việc quán triệt đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, chủ trương của Đảng bộ tỉnh còn chưa thật sự sâu sắc trong cán bộ, đảng viên làm cho việc tổ chức được thực hiện cụ thể còn nhiều mặt hạn chế. Việc chỉ đạo, điều hành thiếu tập trung, đồng bộ, chưa tạo được sự thống nhất cao.

Tác động của các cấp quản lý đối với các cơ sở đào tạo chưa có hiệu lực và hiệu quả cao cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự nghiệp đào tạo phát triển.

Công tác quản lý Nhà nước về GDCN đặc biệt là đào tạo nghề một thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)