Hiện trạng Môi trƣờng Du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 49 - 52)

1.3.2 .Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường

2.3. Hiện trạng Môi trƣờng Du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An

2.3.1. Dịch vụ du lịch bãi biển của Thừa Thiên Huế

Du lịch dịch vụ chiếm khoảng 50% GDP của tỉnh Thừa Thiên - Huế nên việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ nói chung và du lịch biển nói riêng, tạo sức hấp dẫn từ sản phẩm mới có vai trò quan trọng duy trì phát triển kinh tế của tỉnh. Thừa Thiên - Huế đã cùng làm việc với các hãng tàu biển để lƣợng khách đến bằng đƣờng biển nhiều hơn.

Trong những năm qua, sự ra đời của chƣơng trình du lịch “Con đƣờng di sản miền Trung”không chỉ hội tụ các doanh nghiệp du lịch, các địa phƣơng có di sản thế giới ở miền trung trong phát triển du lịch mà còn tác động tới quá trình đầu tƣ du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng biển miền trung nhƣ: Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thuận An,…

Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai một số chƣơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch tập trung cho điểm đến Thuận An. Theo đó, trung tâm đã phối hợp giới thiệu về Thuận An và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, nhƣ: Ana Mandara, Tam Giang Spa- Resort, Khu du lịch Mỹ An...qua kênh truyền hình, báo chí. Đặc biệt, từ năm 2011, Trung tâm tập trung triển khai chiến dịch quảng bá về Thuận An bằng cách gửi thƣ tiếp thị qua Internet (e-maketing) đến 50 triệu địa chỉ email trên toàn cầu. Trung tâm đã cùng các doanh nghiệp du lịch tại Thuận An tổ chức các chƣơng trình hỗ trợ cho các công ty lữ hành để thúc đẩy khuyến khích việc đƣa khách du lịch về tham quan, sử dụng các dịch vụ và tắm biển tại Thuận An. [27]

Hạ tầng du lịch, dịch vụ đã đƣợc quan tâm đầu tƣ. Hiện nay, Thuận An đã hình thành một số khách sạn cao cấp, nhƣ Tam Giang Resort, khu du lịch 4 sao cách bãi biển 200m. Khách sạn biển 5 sao Ana Mandara đã đi vào hoạt động với quy mô gồm các biệt thự biển, câu lạc bộ đêm, bể bơi ngoài trời, câu lạc bộ trẻ em, cửa hàng, phòng tập thể dục… thu hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.

Hai năm một lần “Festival Thuận An biển gọi” lại đƣợc tổ chức vào dịp đầu hè, mở đầu cho mùa du lịch biển của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú vang nói riêng.Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách gần, xa có thêm địa điểm lựa chọn trong mùa hè cho chuyến du lịch biển của mình, huyện Phú Vang đã mở thêm các tour du lịch sinh thái ven biển, đầm phá từ Thuận An về Vinh An và đến các bãi biển khác trong vùng nhƣ Vinh Thanh, Vinh Hiền. Ngoài ra Lễ hội cầu ngƣ Thuận An đƣợc tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn. Lễ hội cầu ngƣ làng Thái Dƣơng đƣợc các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tour tham quan di sản Trấn Hải Thành (một trong những di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế); miếu Thái Dƣơng gắn với sự tích nữ thần Thái Dƣơng, miếu Âm Linh thờ thần cá voi… hàng năm cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan và tìm hiểu.

Huyện Phú Vang đã chỉ đạo tiến hành quy hoạch phân lô và tổ chức đấu thầu công khai các hoạt động dịch vụ du lịch với thời gian giao thầu là 5 năm, mang lại nguồn thu cho ngân sách trên 3,5 tỷ đồng, (trong đó: thu mặt bằng 3,2 tỷ đồng; thu thuế trên 500 triệu đồng). Nhờ vậy, lƣu lƣợng khách du lịch tăng lên, mặc dù là vốn đầu tƣ bỏ ra lớn, tuy nhiên đến hết vụ hầu hết các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch tại bãi tắm đều ổn định. Hoạt động của các chợ và siêu thị Thuận An tiếp tục phục vụ tốt nhu cầu mua bán của ngƣời dân. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ du lịch, thƣơng mại đạt trên 130 tỷ đồng.

Từ những điều kiện đầy đủ, thiết yếu, đáp ứng cho việc thúc đẩy phát triển du lịch biển, Thuận An luôn thu hút đƣợc một lƣợng du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng, tắm biển tƣơng đối lớn và ổn định.

Trƣớc đây, ngƣời ta biết đến Lăng Cô nhƣ một điểm dừng chân của khách trƣớc khi qua đèo, với vài dãy hàng cơm, một vài điểm bán hàng hải sản khô. Từ khi hầm đƣờng bộ Hải Vân đƣợc khởi công xây dựng, thị trấn Lăng Cô mới trở nên nhộn nhịp hơn. Các lợi thế của vùng đất giàu tiềm năng này bắt đầu đƣợc khai thác. Sau khi hầm đƣờng bộ Hải Vân đƣợc đƣa vào sử dụng, các đơn vị làm du lịch ở đây còn kết hợp mở thêm tour du lịch Huế tham quan hầm đƣờng bộ

Hải Vân, vào Đà Nẵng mua sắm và ngƣợc ra nghỉ đêm tại Lăng Cô trƣớc khi về lại Huế.

Sau 5 năm Vịnh Lăng Cô đƣợcCâu lạc bộ vịnh biển đẹp nhất thế giới (Wordbays Club) bầu chọn và vinh danh là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Đến nay, thị trấn Lăng Cô hiện có 53 cơ sở lƣu trú bao gồm các resort, khách sạn, nhà nghỉ với hơn 1.200 phòng; các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí phục vụ tốt hơn nhu cầu nghỉ dƣỡng của du khách trong nƣớc và quốc tế.

Kể từ khi đƣợc công nhận là Vịnh đẹp Thế giới, Lăng Cô đã đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khá tốt, từ giao thông, các dự án thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, thu hút du khách khắp nơi đến tham quan nghỉ dƣỡng ở các khu du lịch Cảnh Dƣơng - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân, góp phần đƣa kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế phát triển.

Lƣợng khách du lịch đến Lăng Cô tăng bình quân hàng năm trên 25%. Số lƣợng khách đến Lăng Cô chiếm 16% tổng lƣợt khách đến TT Huế. Đội ngũ nhân viên ngành du lịchở Lăng Cô tăng nhanh và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Lăng Cô còn có 20 dự án du lịch đã đƣợc cấp phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng đang tiếp tục triển khai đầu tƣ. [40]

Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch Huế: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang. Ngoài các khu du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp đang hoạt động lâu nay có hiệu quả nhƣ Lăng Cô Resort, Nirvana Spa & Resort, Cố Đô, Hƣơng Giang, Thanh Tâm thì còn rất nhiều dự án du lịch lớn khác đang trong quá trình xây dựng nhƣ Khu du lịch Laguna Huế, Khu du lịch Bãi Chuối, Khu du lịch sinh thái đầm Lập An, Khu phức hợp văn phòng, khách sạn Thủ Đức Lăng Cô, Khu du lịch nghỉ dƣỡng Dream Palace... Với cảng nƣớc sâu Chân Mây trong vùng kinh tế Chân Mây Lăng Cô, mặc dù chƣa có bến chuyên dụng đón tàu du lịch nhƣng những năm qua Chân Mây đã đón nhiều chuyến tàu biển quốc tế lớn đến với miền Trung – TT Huế, góp phần tăng

trƣởng du lịch địa phƣơng. Từ năm 2010 đến nay, khách du lịch tàu biển qua cảng Chân Mây tăng mạnh. Năm 2012, Thừa Thiên-Huế đón tổng cộng khoảng 25 chuyến tàu du lịch cập cảng Chân Mây, với gần 40.000 lƣợt khách từ đƣờng biển đến Huế…[33].

Thị trấn Lăng Cô còn có vùng đầm phá, có đầm Lập An trải rộng trên địa bàn, với hệ động thực vật phong phú. Ngƣời dân nhanh nắm bắt trong việc du nhập các nghề mới trên đầm phá để tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, nhƣ nuôi ốc hƣơng, vẹm xanh, nuôi cá giò, nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao nhƣ các dìa, cá mú, cá hồng. Đây là cơ sở dịch vụ cho du lịch phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 49 - 52)