Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 88 - 90)

2.4.3 .Nguyên nhân từ ý thức của du khách

3.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp

3.2.1. Đối với môi trường du lịch tự nhiên:

Thừa Thiên Huế có đƣờng bờ biển dài 127km. Hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển và bờ sông ngày càng gia tăng, thƣờng xuyên và phức tạp, đặc biệt tại khu vực vùng biển Thuận An - Hòa Duân và cửa Tƣ Hiền. Bên cạnh đó, hiện tƣợng dòng rútxảy ra rất phổ biến tại hầu hết các bãi biển Việt Nam và trên thế giới. Vấn đề này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch tại các bãi biển này.

Du lịch phát triển gây ôn nhiếm đến môi trƣờng, do tính chất mùa vụ, khách đến với các bãi biển thƣờng tập trung một vài tháng cao điểm, gây nên ô nhiễm gấp nhiều lần so với bình thƣờng. Nƣớc thải, rác thải không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trƣờng.

3.2.2. Đối với môi trường du lịch xã hội nhân văn:

Kết quả số liệu ở biểu đồ 2.1, ta có thể thấy số nhà hàng có các bảng niêm yết giá chỉ đạt 30%. Do giới hạn của thời gian và nguồn lực nên số mẫu điều tra về cơ sở kinh doanh nhà hàng là 40, với 20 mẫu ở mỗi bãi. Do vậy, nếu tiến hành khảo sát trên quy mô lớn, số cơ sở kinh doanh có niêm yết giá rõ ràng có thể thấp hơn 70%.Nhƣ vậy, có thể thấy du khách đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những vụ “chặt chém” thì họ sẽ không quay trở lại lần thứ hai nữa. Bên cạnh đó, có 22,5% nhà hàng chỉ đạt một phần về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề này cũng do xuất phát từ chính các cơ sở kinh doanh. Vấn đề này cũng rất lƣu tâm, bởi du khách chỉ thực sự mong muốn trải nghiệm một chuyến đi thực sự an toàn và đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với du khách, ở bảng 2.2, kết quả kiểm định khẳng định việc các du khách có vi phạm các hoạt động nhƣ: tắm, hoạt động thể thao sau khi uống rƣợu bia, đƣa xe vào bãi tắm, tổ chức nấu nƣớng tại khu vực không đƣợc phép. Trong đó việc du khách vi phạm tắm biển khi có uống rƣợu bia diễn ra phổ biến hơn cả (mức độ trung bình vi phạm hơn một lần), tiếp đến là tổ chức chế biến nấu nƣớng trong khu vực không đƣợc phép. Vấn đề này cũng do từ ý thức du khách, từ sự thiếu quản lý của địa phƣơng nên các cơ sở kinh doanh tự nâng giá, khách du lịch không đồng ý với giá cả đắt đỏ, họ phải mang theo đồ ăn để chế biến.

Ở cả hai bãi biển, công tác cứu hộ cứu nạn mặc dù cũng đƣợc sự quan tâm của Ban quản lý ở đây nhƣng công tác cứu hộ cũng còn sơ sài, các phao cứu hộ chỉ 1, 2 cái, áo phao cũng chỉ có 4-5 cái, nhân viên cứu hộ chỉ 1 hoặc 2 ngời không đủ đáp ứng việc cứu hộ, cứu nạn, nhất là vào thời điểm đông khách.Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn chỉ đƣợc bố trí 1 cách hết sức sơ sài tại các chòi canh liệu, nếu có tình huống xấu xảy ra thì đội trực cứu hộ này sẽ không đảm bảo vấn đề an toàn cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 88 - 90)