Giới thiệu khái quát về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 35 - 40)

1.3.2 .Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế

2.2.1. Giới thiệu khái quát về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có nhiều bãi biển đẹp nhƣ: Thuận An; Lăng Cô; Cảnh Dƣơng; Vinh Hiền (Đông Dƣơng, Hàm Rồng - Phú Lộc);Vinh Thanh, Phú Diên,….

Cảnh Dƣơng là một trong những bãi biển đẹp ở Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế chừng 60 km về phía Nam. Bãi biển Cảnh Dƣơng dài 8 km, rộng 200 m, hình vòng cung, nằm giữa mũi chân Mây Tây và chân Mây Ðông, bờ biển có độ dốc thoải, cát trắng, nƣớc biển trong và tƣơng đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao. Dọc bãi biển là đƣờng ven biển Cảnh Dƣơng, một trong những tuyến đƣờng giao thông quan trọng để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thực hiện các dự án phát triển du lịch tại khu vực này. Đƣờng ven biển cảnh Dƣơng tuyến 2 có tổng chiều dài hơn 10,7km với nền đƣờng rộng 9 m, đƣợc thảm bê tông nhựa góp phần hoàn chỉnh và làm đẹp tuyến đƣờng tạo hạ tầng tốt cho sự phát triển

tại vùng kinh tế Chân Mây Lăng Cô.Với tiềm năng và lợi thế nhƣ vậy nhƣng Cảnh Dƣơng vẫn đang chịu nhiều thiệt thòi khi chƣa đƣợc đầu tƣ một cách quy mô và bài bản. Các dịch vụ nhƣ nhà hàng, khách sạn cũng chƣa đƣợc phát triển. Hiện nay, ở Cảnh Dƣơng chƣa có nhà hàng nào mà chỉ là những quán ăn tạm bợ dọc theo chiều dài bờ biển. Dù biết rằng, hầu hết các quán ăn này đều đƣợc cấp giấy phép đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để hoạt động, thực phẩm tƣơi sống, giá cả phải chăng, nhƣng nhìn tổng thể còn chƣa đạt mỹ quan, chƣa xứng tầm đối với một vùng biển nổi tiếng nhƣ Cảnh Dƣơng. Vấn đề lƣu trú thì chƣa có khách sạn, chỉ có một vài nhà nghỉ mọc lên với tiện nghi còn sơ sài, lại nằm cách xa bờ biển. Hiện nay chƣa có đội cứu hộ để đảm bảo vấn đề an toàn cho du khách khi tắm biển.

Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2 giờ đi xe máy về phía nam,

Vinh Hiền đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ là một bãi biển hoang sơ nhất của Thừa Thiên Huế. Nơi đây hầu nhƣ vẫn còn giữ đƣợc nguyên vẹn tính tự nhiên, ít có sự tác động của con ngƣời. Ở đây có những bãi đá tự nhiên lấn sâu ra biển. Khác với những bãi biển ở Huế, bãi biển Vinh Hiền có 3 bãi tắm là Hàm Rồng, Đông Dƣơng và Đầm, bãi Hàm Rồng có một vị trí khá đẹp, cảnh quan thoáng đãng bởi có núi Linh Thái cao gần 800 mét nằm phía sau với những cánh rừng xanhnhiều vòng cung quanh bãi biển dài gần 6 km. Cảnh quan môi trƣờng và con đƣờng từ trung tâm nối ra biển và các tuyến ven biển rợp bóng dƣơng hiện nay đã đƣợc quy hoạch thông thoáng, sạch sẽ; công tác an ninh, an toàn ở khu vực biển, bãi tắm đƣợc chú trọng do công an viên thôn, xã quản lý; nhiều dịch vụ phục vụ khách ở bãi biển Hàm Rồng đƣợc nâng cấp, đầu tƣ, nhƣ nhà trọ nghỉ qua đêm, hàng quán ẩm thực với các món ăn đặc sản biển ở địa phƣơng bình dân. Tuy nhiên vì bãi biển này chƣa đƣợc khai thác nhiều nên khách đến tham quan, tắm biển trong ngày chứ chƣa lƣu trú lại. Các hàng quán kinh doanh nhỏ, gia đình và chƣa có cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm.Bên cạnh đó, công tác cứu hộ ở đây chƣa đƣợc chú trọng.

Cách thành phố Huế 30 km về phía đông nam, nằm trên trục đƣờng thuận

tiện trong giao thông cộng bãi biển sạch, hải sản tƣơi và rẻ nên Vinh Thanh đang là sự lựa chọn của không ít ngƣời khi muốn du lịch biển mùa hè. Bãi biển Vinh Thanh chƣa đƣợc sự chú ý của các đơn vị khai thác du lịch nên vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ. Vinh Thanh chƣa có dịch vụ lƣu trú cho những du khách muốn nghỉ lại đây. Năm 2008, chính quyền địa phƣơng đã đầu tƣ 1,5 tỉ đồng để xây dựng bãi biển Vinh Thanh trở thành một điểm đến ấn tƣợng. Dãy nhà hàng đƣợc sắp xếp một cách có hệ thống, sạch sẽ. Để ngăn chặn tình trạng “chặt chém”, xã có những chính sách phù hợp với ngƣời buôn bán nhƣ hạ giá mặt bằng, thuế... yêu cầu các hàng quán rút kinh nghiệm các bãi tắm khác để xây dựng một thƣơng hiệu bãi tắm an toàn, văn minh và giá cả hợp lý. Nhƣng, tình trạng tăng giá cao vào mùa đông kháchvẫn xảy ra. Ngoài ra, vùng tắm đƣợc của bãi biển Vinh Thanh chỉ độ 200m và cách bờ khoảng 50m. Tắm trong vùng này đƣợc gọi là an toàn và ban quản lý bãi biển đã cắm cờ, chạy lƣới để khuyến cáo những ngƣời tắm biển không đƣợc vƣợt ra khỏi vùng này. Thế nhƣng, ngƣời tắm biển vẫn bơi ra ngoài vùng an toàn. Hai bên vùng biển tắm đƣợc này là những khu vực nguy hiểm có độ nông sâu đột ngột mà ngƣời tắm biển không lƣờng trƣớc đƣợc.Tuy nhiên, chỉ có một biển báo cấm tắm đặt khá xa bãi tắm và dĩ nhiên không phải ai cũng đọc đƣợc những lời khuyến cáo này. Dọc bãi biển, không hề thấy các phƣơng tiện ứng cứu nào.

Đi về hƣớng Nam cách thị trấn Thuận An 14 km là đến xã Phú Diên, huyện

Phú Vang.Bãi biển Phú Diên có vẻ hấp dẫn của một bãi biển mới. Sự kết hợp

du lịch Tháp Chăm Pa- Phú Diên tạo nét độc đáo cho bãi biển. Không có “chặt chém” khách nhƣ một số bãi tắm khác, bãi biển Phú Diên làm hài lòng du khách với giá cả dịch vụ phải chăng Chính quyền địa phƣơng chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng ngƣời ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách vẫn còn tồn tại. Vấn đề an toàn vui chơi tắm biển của ngƣời dân và du khách đƣợc chính quyền xã quan tâm. Bên cạnh những ngƣời cứu hộ, đội biên phòng luôn sẵn sàng túc trực ở chòi canh và kịp thời ứng cứu nếu có tình trạng không may xảy ra. Là một bãi biển mới có tiềm năng du lịch nhƣng chƣa đƣợc nhiều du khách trong tỉnh biết đến, ngƣời dân

Phú Diên vì vậy cũng chƣa đƣợc hƣởng lợi nhiều từ du lịch biển. Mặc dù chính quyền địa phƣơng đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển bãi biển Phú Diên với nguyện vọng nâng cao đời sống cho ngƣời dân nhƣng đến nay đó vẫn chỉ là biển tự phát, chƣa có quy hoạch cụ thể.

Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông

Hƣơng đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Biển Thuận An nằm cách thành phố Huế 15 km về phía Đông, từ lâu nổi tiếng là một điểm du lịch lý tƣởng. Thuận An nổi tiếng từ lâu với bãi biển đẹp, gần trung tâm thành phố Huế, song việc phát huy tiềm năng và lợi thế vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn khi lƣợng khách về đây chƣa nhiều, nguồn thu mang lại còn khiêm tốn. Con đƣờng chính từ trung tâm thành phố Huế về Thuận An chừng hơn 12km còn nhỏ hẹp, có đoạn chƣa bằng phẳng, lồi lõm, trong khi mật độ đi lại trên tuyến đƣờng này quá đông làm cản trở giao thông, dễ gây tai nạn. Việc đầu tƣ cho các dịch vụ ăn uống, tắm biển Thuận An vẫn còn hạn chế. Dọc bãi biển, mọc lên san sát những hàng ăn uống nhƣng giá cả không đồng đều, thống nhất, nơi đắt nơi rẻ làm phát sinh tâm lý bất an của du khách khi ăn uống ở đây. Một số chủ quán khai thác tối đa không gian kinh doanh của mình, đã bố trí các chòi để phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi sát ngay bên bãi biển vừa làm mất đi diện tích bãi tắm, ảnh hƣởng đến tầm nhìn cảnh quan. Các dịch vụ phục vụ tắm biển cũng không có gì ngoài một số ít chiếc phao, áo quần tắm,... Ngƣời tắm cũng không thoải mái khi đội quân bán hàng rong thƣờng xuyên đeo bám. Hiện nay, Thuận An có nhiều resort, khách sạn mọc lên để phục vụ du khách gần xa. Huyện Phú Vang hàng năm cũng tích cực tổ chức chƣơng trình “Thuận An biển gọi” nhằm quảng bá, thu hút du khách. Tuy nhiên, du lịch biển không chỉ tập trung đầu tƣ vào khách sạn, resort,... mà còn phải đầu tƣ vào các loại hình giải trí, các dịch vụ tắm biển. Du khách đến biển không chỉ tập trung trong các resort cao cấp, khách sạn hạng sao... mà đƣợc tắm biển trên một bãi biển có nhiều dịch vụ hấp dẫn, mang tính chuyên nghiệp cao; tham gia vào một vài loại hình thể thao biển hấp dẫn nhƣ đi thuyền buồm, mô tô trƣợt nƣớc, ca nô kéo phao, ca nô kéo phao chuối; ca nô kéo dù.... Tuy nhiên đối với các loại hình dịch vụ này, Thuận An vẫn chƣa đáp

ứng đƣợc. Từ đó có thể thấy bãi tắm Thuận An vẫn còn những tồn tại nhƣ: Các hoạt động dịch vụ hạn chế, chủ yếu là dịch vụ ăn uống, giải khát, tắm biển còn các dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng chƣa đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó, chƣa tổ chức các quầy bán hàng lƣu niệm, sản phẩm truyền thống ở địa phƣơng nhằm thu hút khách du lịch đến tắm biển. Tình trạng bán hàng rong đeo bám, tranh giành khách vẫn tiếp tục xảy ra mà chƣa có biện pháp giải quyết triệt để. Một số quầy dịch vụ vẫn chƣa thực hiện việc niêm yết giá công khai, vẫn còn xảy ra tình trạng tự động nâng giá gây bức xúc cho du khách.

Vị trí của biển Lăng Cô cũng khá đặc biệt, nằm xa trung tâm Huế đến 70km và cách Đà Nẵng khoảng 30km. Khoảng cách này, làm cho du khách cảm thấy sự không thuận tiện về địa lý, di chuyển nếu nhƣ muốn thăm Lăng Cô với điểm xuất phát từ Huế. Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam - với bãi cát dài tới hơn 10 km, nƣớc biển trong xanh, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha). Bãi tắm Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc Quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vƣờn Quốc gia Bạch Mã 24km. Ðây là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dƣỡng, lặn biển, và đã đƣợc xác định là một khu nghỉ mát lý tƣởng. Biển Lăng Cô có dải san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Trong khu vực đó còn có hòn Sơn Chà (nhiều ngƣời gọi là đảo ngọc), tại đây còn bảo tồn nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch Huế: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang dã. Vịnh biển này là thành viên thứ 30 của Câu lạc bộ “Các vịnh biển đẹp nhất thế giới” vào năm 2009. Phần đông du khách đến với Lăng Cô đều yêu thích các thú vui nhƣ câu cá, lặn biển và leo núi, xuyên rừng. Cảm giác hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống dân chài, kết hợp các hoạt động tay chân, leo núi, bơi, khám phá núi rừng hùng vĩ…Thị trấn nhỏ mang lại

cho du khách thời gian thƣ giãn tuyệt vời và nhiều trò chơi gắn liền với biển. Ngoài ra, du khách có thể tận hƣởng những món ăn hải sản quý và đến thăm một số cảnh đẹp nhƣ Chân Mây, làng chài Lăng Cô gần bãi biển. Lăng Cô vốn là một làng chài do vậy dân cƣ đầm phá này sinh sống chủ yếu bằng nghề bắt cá, nuôi trồng hải sản và dịch vụ du lịch. Với đặc thù đầm phá giữa nƣớc lợ và nƣớc mặn dễ nuôi các loài hải sản nhƣ tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, sò huyết, hàu…Để phát huy hết tiềm năng của nơi đây, định hƣớng và nhiều dự án, kế hoạch phát triển toàn diện khu vực biển Lăng Cô gồm cả dịch vụ du lịch, kinh tế và quy hoạch dân cƣ đƣợc tỉnh Thừa Thiên Huế rất chú trọng. Trong những năm gần đây có nhiều dự án đã và đang đƣợc triển khai nhƣ dự án hệ thống đƣờng của khu du lịch Lăng Cô, đƣờng phía tây đầm Lập An, dự án đƣờng nối cảng Chân Mây đến cửa Tƣ Hiền và đƣờng xuống Bãi Cả, dự án phát triển khu du lịch Sơn Chà-Hải Vân...Ban quản lý thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, dịch vụ lƣu trú khách về các hoạt động niêm yết giá, cam kết chế biến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh hiện tƣợng nâng giá, thiếu buồng phòng xảy ra. Ngoài ra, công tác vệ sinh môi trƣờng tƣơng đối bảo đảm. Ban quản lý bãi biển đã cắm cờ, chạy lƣới để khuyến cáo những ngƣời tắm biển không đƣợc vƣợt ra khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên, khu vực này chƣa có các biển cảnh báo dòng nƣớc xoáy, nguy hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)