Nguyên nhân từ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 73 - 78)

2.3.2 .Hiện trạng môi trường du lịch tự nhiên

2.4. Phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trƣờng du lịch tại bãi biển Lăng Cô

2.4.2. Nguyên nhân từ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp

Theo UBND Thị trấn Thuận An, khi đi vào hoạt động, vấn đề bảo vệ môi trƣờng của các nhà hàng lớn nhỏ tại đây thực hiện không tốt và những cam kết bảo vệ môi trƣờng trên bãi biển không diễn ra qua mỗi năm, mà công tác này chỉ thực hiện duy nhất một lần ngay từ khi các hộ trúng thầu và ký cam kết với

chính quyền địa phƣơng. Trong bản cam kết này phía chính quyền địa phƣơng yêu cầu các cơ sở kinh doanh nộp phí bảo vệ môi trƣờng một lần và đặc biệt là buộc các cơ sở kinh doanh phải cam kết bảo vệ môi trƣờng trên bãi biển nhƣ: Tự mua sắm trang thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, thùng chứa rác thải, không đƣợc thực hiện các hoạt động làm ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái cảnh quan ven biển.

Thực tế, qua điều tra có 03 cơ sở kinh doanh không có hệ thống xử lý nƣớc thải (bể phốt) đúng quy định nhƣ cam kết và 10 cơ sở không trang bị các thùng đựng rác thải 24 lít mà chính quyền đã yêu cầu từ lúc đầu. Rác thải từ phế phẩm của cơ sở kinh doanh nhƣ phế phẩm thức ăn, phế liệu từ bao bì, hộp, lon bia, nilông…đều đƣợc đƣa ra thải ngay tại gần các bãi tắm tạo thành những bãi rác rất lớn, nhƣ bãi rác ở đƣờng vào bãi tắm Thuận An, bãi tắm Phú Thuận...Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các bãi chứa rác thải đƣợc xây dựng tự phát của các cơ sở sản xuất kinh doanh bằng bê-tông ở khu vực rừng dƣơng phòng hộ để chứa rác.

Theo UBND thị trấn Thuận An, từ lúc các cơ sở nhà hàng hoạt động đến nay chỉ có 3-4 cơ sở đã gây ra tình trạng ô nhiễm bị xử lý nhƣng ở hình thức xử lý chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, xử phạt hành chính vì vậy tình trạng xả rác thải bừa bãi ở khu vực rừng dƣơng phòng hộ hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn và có xu hƣớng gia tăng. Các bãi rác tự phát vẫn còn tồn tại và đƣợc xem nhƣ là bãi rác chính của các cơ sở kinh doanh trên bãi biển.

Nhƣ đã trình bày ở trên, vấn đề môi trƣờng ở bãi biển Lăng Cô chủ yếu do các cơ sở kinh doanh đảm nhiệm, điều này chƣa phù hợp. Việc xử lý rác thải và nƣớc thải không theo quy định mà theo cách thức riêng của mỗi doanh

nghiệp. Hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải sinh hoạt tại các doanh nghiệp này

hiện tại rất kém, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Chất thải và nƣớc thải sinh hoạt từ các khu du lịch là nguyên nhân trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của một số cơ sở kinh doanh nhà hàng tại đầm Lập An cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm. Thức ăn và kháng sinh dƣ thừa từ quá trình nuôi, cùng với nƣớc thải, chất thải rắn sinh hoạt, sử dụng hóa chất độc hại trong đánh bắt hải sản đã gây ô nhiễm nƣớc vùng ven biển.

Vấn đề này xảy ra do chính quyền địa phƣơng ở đây chƣa ra các quy định cụ thể và chƣa hoạt động thực sự mạnh mẽ để phối hợp các đơn vị kinh doanh trong việc bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế và các ban ngành chức năng chƣa triển khai một kế hoạch với các giải pháp chống ô nhiễm môi trƣờng cho vịnh đẹp Lăng Cô. Trƣớc mắt là phải nhanh chóng có quy hoạch hợp lý việc nuôi hàu của ngƣời dân để có thể vừa bảo vệ cảnh quan môi trƣờng vịnh Lăng Cô, vừa giúp ngƣời dân ổn định cuộc sống. Nhƣ vậy mới tìm kiếm đƣợc giải pháp bền vững trong công tác bảo vệ môi trƣờng ở khu vực vịnh đẹp nhất thế giới này.

Kiểm kê những hành động vi phạm của các cơ sở kinh doanh đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4. Kiểm kê hành động vi phạm những điều bị cấm thực hiện của cơ sở kinh doanh

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014của tác giả luận văn)

Không Tổng Các hành động tại khu vực bãi tắm Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

(iii) Khai thác giếng ngầm, giếng khoan tại khu vực bãi tắm không đƣợc sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.

34 85,0 6 15,0 40 100,0

(iv) Sử dụng các vật dụng, thiết bị cũ (lều, bạt, dù che nắng và các loại bàn ghế nhựa, dụng cụ...) không đồng bộ, không đảm bảo an toàn sử dụng, mỹ quan cảnh quan khu vực bãi tắm.

31 77,5 9 22,5 40 100,0

(v) Lấn chiếm bãi biển 31 77,5 9 22,5 40 100,0

(vi) Bố trí dù, ghế tại khu vực giành riêng cho ngƣời tắm biển.

31 77,5 9 22,5 40 100,0

Theo kết quả này, có thể thấy vẫn còn trình trạng vi phạm nhƣ: khai thác giếng khoan mà chƣa đƣợc sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, sử dụng các thiết bị cũ, không đồng bộ, không an toàn cho du khách, lấn chiếm bãi biển, bố trí dù, ghế tại khu vực tắm biển. Những hành động này ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung và gây mất mỹ quan cho khu vực bãi tắm.

Qua đó cho chúng ta thấy rằng: ý thức bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vấn đề thiếu ý thức này lại tồn tại song song với

công tác quản lý lơ là về môi trƣờng của các nhà quản lý, chƣa có các chế tài xử phạt đủ mạnh đang vô tình tạo ra một lỗ hổng lớn trong việc giảm thiểu những tác động đến môi trƣờng trên bãi biển từ các cơ sở kinh doanh này, chính những lý do trên đã vô tình để cho những cơ sở kinh doanh chỉ dừng lại ở mức độ tham gia đóng phí môi trƣờng và bỏ qua những việc cần làm là bảo vệ môi trƣờng chung. Bên cạnh đó quy trình xả nƣớc thải và thu gom rác thải không đúng quy định của chính quyền địa phƣơng.

Qua điều tra về mức độ quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng bãi biển đối với các cơ sở kinh doanh, ta có kết quả sau:

Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng du lịch biển và các yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả luận văn)

Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng du lịch biển

Đảm bảo vệ sinh môi trƣờng

An ninh trật tự

Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng du lịch biển 1 0,317* 0,346* Đảm bảo vệ sinh môi trƣờng 0,317* 1 An ninh trật tự 0,346* - 1

*: mối quan hệ có mức ý nghĩa thống kê 5% Ghi chú:

“Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng du lịch biển” sử dụng thang đo 1 = không hề quan trọng, 2 = ít quan trọng, 3 = khá quan trọng, 4 = quan trọng, 5 = rất quan trọng;

Các biến còn lại đƣợc đo lƣờng trên thang đo 1 = không đạt, 2 = đạt một phần, 3= đạt toàn bộ

Phân tích cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 5%, các cơ sở kinh doanh đánh giá cao tính quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng du lịch biển thì càng có xu hƣớng đảm bảo tốt vệ sinh môi trƣờng và an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh của chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 73 - 78)