Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 8322 11488 11741 149896 15943,5 19090 I. Thủy sản khai thác - Cá - Tôm - Thủy sản khác 1842,3 2564 1846 1976,9 2197,5 1979 188,3 581 760 640 800 608 556,5 638 693 792 836 792 1087,5 1345 393 544,9 561,5 597 II. Thủy sản nuôi trồng 6270 8824 9208 10224,0 1148,0 14560 Cá - Tôm - Thủy sản khác 6253 8824 9208 10224,0 1148,0 14560 12 _ _ _ 5 _ _ _ III. Dịch vụ thủy sản 509,7 100 678 2788,8 1906,0 2551 1. Sản xuất cá giống 2. dịch vụ thủy sản khác 209,7 100 678 2788,8 1906,0 2551 _ _ _
Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Yên Lạc Về thủy lợi, trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, công tác thủy lợi cũng được Đảng bộ và nhân dân vô cùng quan tâm. Trong hai năm (2000 - 2001), huyện đã đầu tư xây dựng 56 công trình với khối lượng 50.044m chiều dài, giá trị 6,69 tỷ đồng. Qua năm năm từ (2000 - 2005), toàn huyện đã xây dựng được 75km kênh mương cứng, tổng số vốn đầu tư 11,3 tỷ
đồng (trong đó Nhà nước đầu tư 50%, tập thể và nhân dân 50%). Huyện đã cải tạo, nâng cấp, bê tông hóa mặt đê Trung ương, đê bối, giá trị xấp xỉ 300.000 triệu đồng, đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi trong mùa mưa. Đê Sáu Vó được xây với tổng chiều dài là 23,8 km, kinh phí đầu tư là 28,4 tỷ đồng. Hàng năm huyện còn đầu tư nạo vét toàn bộ hệ thống kênh tiêu nội đồng với tổng giá trị đầu tư trên 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện tốt các phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra.
Về quản lý HTX, tính đến năm 2005, các HTX đã được kiện toàn, chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện, thực hiện công khai dân chủ trong thu chi tài chính và các hoạt động dịch vụ khác. Kết quả có 46 HTX làm ăn có lãi, 11 HTX được cân đối thu chi, chỉ có 4 HTX là hoạt động chưa có hiệu quả. Giải pháp là sát nhập các Hợp tác xã nhỏ thành Hợp tác xã lớn để phát triển mạnh hơn, trường hợp sát nhập của 2 HTX Yên Đồng và Tam Hồng là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi các Hợp tác xã đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết sâu hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò và tính tất yếu của hình thức HTX trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
Về vấn đề dồn điền đổi thửa, đã hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, thuận lợi cho việc cơ giới hóa phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Diện tích trung bình một thửa sau khi quy hoạch là 534,7m2, bình quân một hộ 3,83 thửa. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhiều xã sau quá trình dồn ghép đã nhanh chóng thực hiện xây dựng giao thông nội đồng, cứng hóa kênh mương như Tam Hồng, Liên Châu, Yên Đồng vv… Ngoài ra, huyện còn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 96% hộ, đất nông nghiệp là 100%.
Công tác quản lý đất đai được thực hiện có nề nếp, việc vi phạm luật đất đai ở một số cơ sở như ở Yên Phương, Hồng Châu, Hồng Phương, Đồng Cương, Bình Định đã được kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời. Tuy nhiên, riêng ở Bình Định chưa được giải quyết dứt điểm.
Tóm lại,phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm (1996 - 2000), Đảng bộ và nhân dân Yên Lạc đã đoàn kết và nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kì XVIII (2000 - 2005) đề ra, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, năng suất cây trồng, tổng sản lượng lương thực, giá trị thu nhập trên một diện tích, sản xuất bình quân đầu người đều đạt cao nhất trong lịch sử kinh tế nông nghiệp của huyện.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nông nghiệp của huyện vẫn tồn tại những hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao diễn ra còn chậm, không đồng đều ở các xã, thị trấn. Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp chưa phát triển, năng suất, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở mức cao, việc giải quyết việc làm cho người lao động chưa được tốt. Vấn đề việc làm, thu nhập cho người dân là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết.
Phần đông các HTX còn lúng túng trong chuyển đổi, sản xuất kinh doanh, hiệu quả thấp, chưa tạo ra được sức sản xuất mới thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trình độ cán bộ HTX còn thấp, tình trạng thiếu vốn kéo dài, công nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi. Huyện đã tổ chức sơ kết sau 3 năm chuyển đổi HTX và đã khẳng định những mặt làm được, chưa được rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, những giải pháp đổi mới phát triển HTX trong những năm tiếp theo.
Trong công tác khuyến nông, đã thu được một số kết quả ở một số lĩnh vực như tuyên truyền viết tin bài, soạn thảo nhiều tài liệu quan trọng cung cấp
đến hộ nông dân về cách chăm sóc cây trồng vật nuôi, cách phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là với cây dâu và con tằm. Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thâm canh cây trồng còn chậm, nhiều hộ còn chưa áp dụng biện pháp làm mạ che phủ ni lông, gieo cấy đúng thời vụ, chưa vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, nhưng bình quân đất sản xuất trên đầu người lại thấp nhất tỉnh, có nhiều diện tích đất trũng, không gieo trồng được. Đất bãi ngoài đê bối thường xuyên bị lũ sông Hồng, hoặc hạn hán gây thiệt hại.
Tích lũy trong nội bộ nền kinh tế của huyện không đáng kể, nhất là từ sau khi thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Phần lớn ngân sách huyện hàng năm phải dựa vào nguồn bổ sung của ngân sách tỉnh. Đầu tư cho chương trình khuyến nông, khuyến công còn quá ít. Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp vẫn chưa có sự trợ giúp đắc lực của Nhà nước. Chính quyền ở một số xã còn quan liêu, chưa thực hiện tốt quy chế làm việc, buông lỏng quản lý, vi phạm luật đất đai và các chính sách về thu hồi đất, để dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
Nắm rõ những hạn chế còn tồn tại và dựa trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, Đảng bộ huyện tiếp tục lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn (2005 - 2010) (2005 - 2010)
2.2.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tiếp tục đẩy CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn nông nghiệp, nông thôn
Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh
dân luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, phương hướng được đưa ra là: “Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân” [99; 552].
Đại hội cũng đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Để những chủ trương của Đại hội X đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X đã họp và đưa ra Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Nội dung chủ đạo của nghị quyết này là nêu lên quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nghị quyết tiếp tục khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…” [8; 48].
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (2005 - 2010), đề ra mục tiêu cho ngành kinh tế nông nghiệp là “phấn đấu nông - lâm - thủy sản đạt 14,3%. Đến năm 2010, bình quân thu nhập trên 1 ha canh tác đạt 40 triệu đồng/năm, năng suất lúa đạt 55 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 40 vạn tấn/năm. Mỗi năm cải tạo thêm được 250ha vũng trũng để nuôi trồng thủy sản, nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 6000ha, sản lượng nuôi cá đạt 10,2 nghìn tấn. Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 45 - 50% [3, 33].
Riêng về sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, Đảng bộ Vĩnh Phúc chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một mặt nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn, mặt khác tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển. Đảng bộ tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững.
NQ/TU về “Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”. Nghị quyết đã thể hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đồng bộ, thiết thực và có tính khả thi cao đối với vấn đề phát triển nông nghiệp của toàn tỉnh.
Để Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy dễ dàng đi vào thực tiễn cuộc sống hơn, ngày 2/7/2007, BTV Tỉnh ủy có quyết định số 498-QĐ/TU về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về “Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đồng thời, cũng trong ngày 12/7/2007, BTV Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra kế hoạch số 22-KH/TU về việc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền về tổ chức thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV.
Từ ngày 8 - 10/5/2007 đã diễn ra kì họp thứ 9 của HĐND tỉnh khóa XIV. Tại kì họp này, HĐND tỉnh đã thông qua các Nghị quyết quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Tiêu biểu là Nghị quyết về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010; Nghị quyết về cơ chế khuyến khích phát triển giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2007 - 2010; Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa và xây dựng các khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010.
Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Lạc
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Lạc lần thứ XIX (2005 - 2010) diễn ra từ 15 đến 17/9/2005, đã phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của huyện trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm 2005, ảnh hưởng của cơn bão số 7 đã gây ngập úng cục bộ và thiệt hại về cơ sở vật chất ở một số địa phương, nguy cơ của đại dịch cúm gia cầm đã gây những khó khăn lớn đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lạc phải tập trung cao độ phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, phát triển kinh tế nông nghiệp huyện một cách bền vững. Đại hội Đảng bộ huyện đã vạch ra mục tiêu tổng quát cho nhiệm kì 2005 - 2010 là: “Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế với tính năng động, linh hoạt theo cơ chế thị trường. Tạo sự bứt phá trong nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh kết hợp đa canh, phù hợp với lợi thế từng vùng. Tập trung sức để có bước đột phá trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các cụm công nghiệp - làng nghề, khu công nghiệp. Khai thác tiềm năng dịch vụ, du lịch. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực giải quyết việc làm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động. Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, giữ gìn bảo vệ mội trường, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo” [37; 34 và 35].
Trên cơ sở đó, Đại hội đã đề ra các chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Đó là tổng giá trị sản xuất đạt 1.178,9 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,7%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm, thủy sản 422,7 tỷ đồng, phấn đấu tăng bình quân 6,7%/năm bình quân 1 ha canh tác đạt 47 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 497,3 tỷ đồng, tăng bình quân 17,1%; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ 258,9 tỷ đồng tăng bình quân 17,2%. Huyện phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch Nông- lâm, thủy sản từ 47,1% giảm xuống còn 35,9%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 34,8% tăng lên 42,2%; Thương mại, Dịch vụ từ 18,1% tăng lên 21,9%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 7,81 triệu đồng/năm.
Để đạt được các mục tiêu đó, Đại hội xác định các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh trên từng vùng sản xuất đã được quy hoạch:
+ Vùng đất bãi gồm 7 xã vùng ven sông Hồng có diện tích 1.550ha. Trong đó quy hoạch 800 - 1000ha để trồng đâu, lạc, đậu tương và các cây có giá trị kinh tế cao như là dưa hấu, dưa chuột, dưa lê, rau an toàn vv...
+ Vùng đất giữa gồm có các xã Yên Đồng, Tam Hồng, Liên châu, Yên Phương, Nguyệt Đức, Văn Tiến, thị trấn Yên Lạc, Bình Định, Trung Nguyên, Tề Lỗ có diện tích 5000ha. Diện tích đất 3.700 - 3.800ha tập trung thâm canh lúa. Đưa các giống lúa thuần, lúa lai có năng suất vào sản xuất. Trong đó dành 500 - 600 ha sản xuất lúa đặc sản giá trị cao. Trong vùng đất giữa, dành 600 - 650ha thuộc Đồng Văn, Trung Nguyên, Bình Định, Tề Lỗ, thị trấn Yên Lạc, Văn Tiến, Nguyệt Đức quy hoạch thành vùng trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đồng thời, chuyển diện tích đất trũng từ 250ha đến 300ha sang nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng phía Bắc huyện với diện tích 9500 - 10.000ha thuộc các xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Đồng Cương, Bình Định, Trung Nguyên quy hoạch chuyển sang trồng một số cây màu có giá trị cao như Lạc, Đậu tương, Dưa hấu, rau cao cấp.
Thứ hai, chỉ đạo bố trí cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng hợp lý, mở rộng diện tích giống lai (Lúa, Đậu tương, Lạc, Dâu tằm, Ngô), đảm bảo 98% cấy bằng các giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiến hành 100% diện tích trà lúa xuân muộn. Ở vụ đông, mở rộng diện tích cây có giá trị kinh tế cao như là Lạc, Đậu tương, Rau cao cấp, giảm và xóa dần cây Ngô, Khoai lang vụ đông. Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn kỹ thuật chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân, mở lớp tập huấn phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, khảo nghiệm một số giống cây trồng có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao trước khi đưa ra sản suất đại trà.
Thứ ba, tiến hành cải tạo đất trũng, đất 2 lúa không ăn chắc, đất cao hạn sang mô hình 1 lúa, 1 cá, hoặc nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gia súc,