Sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên lạc ( vĩnh phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Trang 46 - 53)

2.1. Đảng bộ huyện Yên Lạc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh

2.1.2. Sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kì 2000 - 2005, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, giá cả thị trường biến động, tác động trực tiếp đến việc tăng trưởng kinh tế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu Đại hội. Song nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy - HĐND - UBND, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lạc đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế mà Đại hội đã đề ra.

Với chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp, thương mại - dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp đã được Huyện ủy chỉ đạo sát sao, hiệu quả. Huyện ủy đã có

Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hàng năm đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, lãnh đạo HĐND ra nghị quyết, UBND xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo thực hiện, nhiều chương trình về đầu tư, chuyển giao khoa học kĩ thuật, hỗ trợ giống vốn được triển khai, đi vào thực tế cuộc sống.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội, Đảng bộ huyện đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra việc sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kịp thời phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, từng bước tạo sự chuyển biến tích cực trong cả trồng trọt và chăn nuôi. Với cương vị và trách nhiệm được giao, các đồng chí thường vụ phụ trách cụm xã, cấp ủy phụ trách xã đã bám sát cơ sở, trực tiếp triển khai họp bàn với từng thôn làng, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp, thời gian và lợi ích của việc thực hiện Nghị quyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với sự nỗ lực của cơ sở, sau 5 năm triển khai Nghị quyết, 100% Đảng bộ xã, thị trấn đã hoàn thành quy hoạch, diện tích đất canh tác được dồn ghép, tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Về việc thể chế hóa Nghị quyết TW5 của Đảng, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích kinh tế tập thể phát triển. Nổi bật là chương trình đầu tư cho nông dân phát triển trồng dâu nuôi tằm, nuôi trồng thủy sản, diệt chuột, hỗ trợ mạ xuân muộn vv… với tổng kinh phí lên đến 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện chú trọng việc lập quy hoạch và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Thực hiện các dự án lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn (Dự án cải tạo Đầm Khanh, cải tạo các đầm trũng thuộc thị trấn Yên Lạc, Bình Định, Văn Tiến). Đảng bộ cũng đề cao việc tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các Hợp tác xã trong huyện.

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW5 của Đảng, đến tháng 12/2002 toàn huyện đã xây dựng được 73 HTX. Trong đó, có 66 HTX nông nghiệp, 7 HTX

phi nông nghiệp và 1 tổ HTX. Có 4 HTX nông nghiệp và 1 HTX dịch vụ về bò sữa là mới hình thành năm 2002, còn lại được hình thành trước năm 2001.

Như vậy, với những chủ trương đúng đắn của Đảng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Huyện ủy đã biến những chủ trương, chính sách đó đi vào cuộc sống và đem lại những thành tích vượt trội trong vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2005, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội đề ra. “Giá trị sản xuất là 648,4 tỷ đồng đạt 141,9%, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,6%/năm, vượt 5,6%. Trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của từng khu vực sản xuất là: sản xuất Nông nghiệp - Thuỷ sản 5,4%; Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 26,7%; Xây dựng 20,1%; Thương mại - DV 22%” [2; 265]

“Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, từ năm 2000 - 2005, tỷ trọng Nông nghiệp giảm từ 66,1% xuống còn 47,1% (giảm 12,9%) so với Nghị quyết Đại hội. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng tăng từ 24% lên 34,8% (vượt 10,8 %); Thương mại - DV tăng từ 16% lên 18,1% (vượt 2,1%). Giá trị sản xuất bình quân đầu người 4,44 triệu đồng/ năm (vượt 74 %). Giá trị sản xuất những năm này là 306 tỷ đồng, đạt 111,5%, (giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 35 triệu đồng), tăng 4 triệu đồng/ ha” [2; 265].

Về trồng trọt, nhiều tiến bộ kĩ thuật được đưa vào sản xuất, cơ cấu cây trồng, cơ cấu trà vụ hợp lý, đảm bảo khoa học, sát thực tế. “Năng suất lúa tăng từ 51 tạ/ha lên 59 tạ/ha canh tác. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 67.000 tấn tăng 5.625 tấn, lương thực bình quân đầu người 1 năm đạt 459kg. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 16.963 ha” [2; 266]. Nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương đã được nhân rộng. Cơ cấu cây trồng có chuyển biến tích cực. Diện tích trồng ngô, khoai lang giảm, đậu tương, lạc, rau màu có giá trị tăng

cao. Nhiều xã đã quy hoạch, đầu tư vùng thâm canh, xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm.

Về Chăn nuôi, huyện đã tập trung chỉ đạo cải tạo đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm theo hướng Sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, đàn gia cầm siêu thịt, siêu trứng, phát triển chăn nuôi bò sữa, nhờ đó chăn nuôi phát triển cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tổng đàn trâu, bò có 16.647 con, trong đó có bò lai Sind 11.200 con chiếm 72% tổng đàn, đàn bò sữa 120 con (trong đó có 56 con đang cho khai thác sữa, sản lượng trung bình đạt 800 - 900 lít/ ngày. Ngày càng có hiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, nhiều hộ gia đình chuyển sang chăn nuôi tập trung từ 15 - 20 con bò sinh sản, có hộ nuôi thường xuyên từ 100 - 150 đầu lợn. Tổng đàn lợn những năm (2006 - 2010) có gần 56.000 con, tăng 12.000 con so với năm 2000, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 9.000 tấn. Nuôi lợn được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, xuất hiện nhiều trang trại kết hợp chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả cao, quy mô từ vài chục con đến hàng trăm con. Chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả ở mức khá, tốc độ phát triển bình quân 10,1%. Nhiều hộ gia đình nuôi từ 2 nghìn đến 3 nghìn con vịt, gà. Từ chăn nuôi nhiều hộ gia đình đã có thu nhập từ 50 - 80 triệu đồng/năm.

Bảng 2.1: Đàn gia súc, gia cầm (con)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trâu 1004 732 767 692 616 449 Bò 11180 11132 12092 14322 14997 16198 Lợn 44008 40099 48146 52899 54883 55527 Gà 382046 346073 402400 402200 385000 389368 Vịt 112337 112592 153890 141100 128000 82090 Ngan 30500 28850 28560 46900 39820 24852 Ngỗng 320 220 150 2000 180 130

Về thủy sản, thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thời kì này huyện đã tập trung đầu tư kinh phí để cải tạo vùng đất trũng và cả những vùng đất cao khó canh tác và hiệu quả thấp sang mô hình chăn nuôi kết hợp thả cá. Tiêu biểu có thể kể đến một số dự án lớn cho hiệu quả cao như là Dự án cải tạo đầm Khanh 190 ha, Dự án cải tạo đầm Sáu Vó 275 ha và nhiều dự án khác. Tổng diện tích được cải tạo, chuyển đổi qua năm năm là 795 ha. Tổng số vốn dầu tư lên tới 46 tỷ đồng. Hiệu quả kinh tế sau cải tạo tăng từ 4 đến 6 lần so với trước khi cải tạo.

Bảng 2.2 : Giá trị sản xuất thủy sản (triệu đồng)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 8322 11488 11741 149896 15943,5 19090 I. Thủy sản khai thác - Cá - Tôm - Thủy sản khác 1842,3 2564 1846 1976,9 2197,5 1979 188,3 581 760 640 800 608 556,5 638 693 792 836 792 1087,5 1345 393 544,9 561,5 597 II. Thủy sản nuôi trồng 6270 8824 9208 10224,0 1148,0 14560 Cá - Tôm - Thủy sản khác 6253 8824 9208 10224,0 1148,0 14560 12 _ _ _ 5 _ _ _ III. Dịch vụ thủy sản 509,7 100 678 2788,8 1906,0 2551 1. Sản xuất cá giống 2. dịch vụ thủy sản khác 209,7 100 678 2788,8 1906,0 2551 _ _ _

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê huyện Yên Lạc Về thủy lợi, trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, công tác thủy lợi cũng được Đảng bộ và nhân dân vô cùng quan tâm. Trong hai năm (2000 - 2001), huyện đã đầu tư xây dựng 56 công trình với khối lượng 50.044m chiều dài, giá trị 6,69 tỷ đồng. Qua năm năm từ (2000 - 2005), toàn huyện đã xây dựng được 75km kênh mương cứng, tổng số vốn đầu tư 11,3 tỷ

đồng (trong đó Nhà nước đầu tư 50%, tập thể và nhân dân 50%). Huyện đã cải tạo, nâng cấp, bê tông hóa mặt đê Trung ương, đê bối, giá trị xấp xỉ 300.000 triệu đồng, đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi trong mùa mưa. Đê Sáu Vó được xây với tổng chiều dài là 23,8 km, kinh phí đầu tư là 28,4 tỷ đồng. Hàng năm huyện còn đầu tư nạo vét toàn bộ hệ thống kênh tiêu nội đồng với tổng giá trị đầu tư trên 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện tốt các phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra.

Về quản lý HTX, tính đến năm 2005, các HTX đã được kiện toàn, chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện, thực hiện công khai dân chủ trong thu chi tài chính và các hoạt động dịch vụ khác. Kết quả có 46 HTX làm ăn có lãi, 11 HTX được cân đối thu chi, chỉ có 4 HTX là hoạt động chưa có hiệu quả. Giải pháp là sát nhập các Hợp tác xã nhỏ thành Hợp tác xã lớn để phát triển mạnh hơn, trường hợp sát nhập của 2 HTX Yên Đồng và Tam Hồng là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi các Hợp tác xã đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết sâu hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò và tính tất yếu của hình thức HTX trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.

Về vấn đề dồn điền đổi thửa, đã hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, thuận lợi cho việc cơ giới hóa phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Diện tích trung bình một thửa sau khi quy hoạch là 534,7m2, bình quân một hộ 3,83 thửa. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhiều xã sau quá trình dồn ghép đã nhanh chóng thực hiện xây dựng giao thông nội đồng, cứng hóa kênh mương như Tam Hồng, Liên Châu, Yên Đồng vv… Ngoài ra, huyện còn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 96% hộ, đất nông nghiệp là 100%.

Công tác quản lý đất đai được thực hiện có nề nếp, việc vi phạm luật đất đai ở một số cơ sở như ở Yên Phương, Hồng Châu, Hồng Phương, Đồng Cương, Bình Định đã được kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời. Tuy nhiên, riêng ở Bình Định chưa được giải quyết dứt điểm.

Tóm lại,phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm (1996 - 2000), Đảng bộ và nhân dân Yên Lạc đã đoàn kết và nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kì XVIII (2000 - 2005) đề ra, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, năng suất cây trồng, tổng sản lượng lương thực, giá trị thu nhập trên một diện tích, sản xuất bình quân đầu người đều đạt cao nhất trong lịch sử kinh tế nông nghiệp của huyện.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nông nghiệp của huyện vẫn tồn tại những hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao diễn ra còn chậm, không đồng đều ở các xã, thị trấn. Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp chưa phát triển, năng suất, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở mức cao, việc giải quyết việc làm cho người lao động chưa được tốt. Vấn đề việc làm, thu nhập cho người dân là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết.

Phần đông các HTX còn lúng túng trong chuyển đổi, sản xuất kinh doanh, hiệu quả thấp, chưa tạo ra được sức sản xuất mới thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trình độ cán bộ HTX còn thấp, tình trạng thiếu vốn kéo dài, công nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi. Huyện đã tổ chức sơ kết sau 3 năm chuyển đổi HTX và đã khẳng định những mặt làm được, chưa được rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, những giải pháp đổi mới phát triển HTX trong những năm tiếp theo.

Trong công tác khuyến nông, đã thu được một số kết quả ở một số lĩnh vực như tuyên truyền viết tin bài, soạn thảo nhiều tài liệu quan trọng cung cấp

đến hộ nông dân về cách chăm sóc cây trồng vật nuôi, cách phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là với cây dâu và con tằm. Tuy nhiên, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thâm canh cây trồng còn chậm, nhiều hộ còn chưa áp dụng biện pháp làm mạ che phủ ni lông, gieo cấy đúng thời vụ, chưa vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, nhưng bình quân đất sản xuất trên đầu người lại thấp nhất tỉnh, có nhiều diện tích đất trũng, không gieo trồng được. Đất bãi ngoài đê bối thường xuyên bị lũ sông Hồng, hoặc hạn hán gây thiệt hại.

Tích lũy trong nội bộ nền kinh tế của huyện không đáng kể, nhất là từ sau khi thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Phần lớn ngân sách huyện hàng năm phải dựa vào nguồn bổ sung của ngân sách tỉnh. Đầu tư cho chương trình khuyến nông, khuyến công còn quá ít. Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp vẫn chưa có sự trợ giúp đắc lực của Nhà nước. Chính quyền ở một số xã còn quan liêu, chưa thực hiện tốt quy chế làm việc, buông lỏng quản lý, vi phạm luật đất đai và các chính sách về thu hồi đất, để dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Nắm rõ những hạn chế còn tồn tại và dựa trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, Đảng bộ huyện tiếp tục lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm tiếp theo.

2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn (2005 - 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên lạc ( vĩnh phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)