Chủ trương CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên lạc ( vĩnh phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Trang 41 - 46)

2.1. Đảng bộ huyện Yên Lạc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh

2.1.1. Chủ trương CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và

nông nghiệp (2000 - 2005)

2.1.1. Chủ trương CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Đảng bộ Đảng bộ

Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” [99; 429].

Về kinh tế nông nghiệp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) chủ trương: “Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông - công nghiêp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [99; 506].

Để quán triệt sâu sắc việc thực hiện các định hướng trên, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp: “Trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại. Mở rộng hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên

doanh giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước giúp Hợp tác xã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật và quản lý, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vốn tập thể, giải quyết nợ tồn đọng của Hợp tác xã cũ” [99; 471].

Trong nhiệm kì này, Đảng cũng ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về

Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010. Theo đó, nước ta sẽ tập trung phát triển một nền nông nghiệp lâu dài theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm 2004, Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, đề xuất thêm biện pháp phải: “Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ và khoa học công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến, tiêu thụ, phát triển mạnh các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ nhỏ và vừa” [22, 49 và 50].

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIII nhiệm kì (2001 - 2005). Đại hội lần này đề ra mục tiêu tổng quát là: “Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển nhanh nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, sớm vượt qua nghèo đói, từng bước tiến lên giàu có, phồn thịnh”[43; 53 và 54].

Mục tiêu cụ thể trong kinh tế ngành nông nghiệp là giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 4,5 - 5%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 40 vạn tấn/năm. Xuất khẩu 8000 tấn thịt lợn, chăn nuôi 5000 con bò sữa, sản lượng thủy sản đạt trên 20.000 tấn. Phấn đấu cơ cấu kinh tế

24,5%, Du lịch - DV 29,5%. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đến 2005 đạt 26 triệu đồng/1 ha canh tác, năng suất lúa đạt 50 tạ/ha/vụ. Phấn đấu chăn nuôi đạt 30% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ngày 01/11/2002, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 10-NQ/TU “Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp thời kì 2001 - 2005”. Tức là: “Xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới một nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững. Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, tập trung hóa và chuyên môn hóa, đạt tốc độ tăng trưởng cao trên mọi lĩnh vực sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế, xã hội là mục tiêu hàng đầu” [88; 3].

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2001 - 2005), đã đề ra “Mười chương trình kinh tế xã hội trọng điểm trong 5 năm (2001 - 2005)”.

Như vậy, trong 10 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, chương trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn” trở thành chương trình trọng điểm đầu tiên.

Ngày 06/06/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng về thăm và làm việc trực tiếp với Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Ban Bí thư đã định hướng cho việc phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm 2002 - 2005: “Cần có ý chí tiến công mới, năng động, sáng tạo, có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, phát huy bằng được tiềm năng còn lớn ở mỗi vùng, trong các thành phần kinh tế để tiếp tục phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, từ đó tăng nhanh hơn mức thu nhập và cải thiện thêm cho đời sống nhân dân”2

[3; 596].

Chủ trương về kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Yên Lạc

Từ ngày 23 đến ngày 25/10/2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Lạc lần thứ XVIII được tổ chức. Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát cho

giai đoạn (2001 - 2005) là: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế nhất là đối với nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ sinh học nhằm cải tạo năng suất, hiệu quả cao. Chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bằng việc chủ động xây dựng và tranh thủ đón nhận những dự án của trên, của các doanh nghiệp; khơi dậy các nghề thủ công truyền thống, mở rộng kinh tế dịch vụ. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, giải quyết tốt hơn việc làm, nâng cao đời sống, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo. Tăng cường an ninh quốc phòng, chống tham những, lãng phí. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh” [2; 267].

Đại hội cũng tiến hành đánh giá tình hình phát triển kinh tế của huyện thời kì trước và đưa ra các chỉ tiêu kinh tế cho năm năm 2000 - 2005: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7%/năm. Trong đó, nông nghiệp tăng bình quân 5%/năm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 8%/năm, thương mại- dịch vụ 14,5%/năm. Về cơ cấu kinh tế, phấn đấu giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 66,1% xuống còn 60%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 22,6% lên 24%, thương mại - dịch vụ tăng từ 11,3% lên 16%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 3,5 đến 3,7 triệu đồng/năm. Từ đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 5,4% xuống còn 2%, không còn hộ đói và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên 1%/năm” [2; 268].

Để kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng CNH - HĐH, năm 2001, BCH Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết số 02 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. UBND có kế hoạch số 243 KH-UB để thực hiện thắng lợi Nghị quyết trên. Nghị quyết số 02 có nêu rất rõ những nhiệm vụ và giải pháp để phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp, phấn đấu đạt được giá trị bình quân trên 1 hécta canh tác là 50 triệu đồng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Đảng bộ huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể.

Thứ nhất tiến hành quy hoạch đất đai thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp thành 3 vùng chuyên canh.

+ Vùng đất bãi tập trung từ 1.500 - 1.550 ha, diện tích đất này thuộc về các xã ven sông như Đại Tự, Liên Châu, Hồng Phương, Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà, Nguyệt Đức. Phương hướng sản xuất chủ yếu là trồng dâu nuôi tằm, sản xuất những cây công nghiệp, cây rau củ có giá trị kinh tế cao.

+ Vùng đất giữa gồm các xã Yên Đồng, Tam Hồng, Liên châu, Yên Phương, Nguyệt Đức, Văn Tiến, thị trấn Yên Lạc, một phần Trung Nguyên, Bình Định. Đây được coi là vùng trọng điểm trồng lúa, đảm bảo lương thực cho toàn huyện, với diện tích là từ 3.700 - 3.800 ha, tập trung cấy lúa cao sản. Phấn đấu trong 5 năm 2000 - 2005 sẽ có 6% diện tích lúa đặc sản. Trong vùng này, có khoảng 300 ha đất trũng cần tiếp tục được chuyển dịch.

+ Vùng phía Bắc gồm các xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Đồng Cương, một phần Trung Nguyên, Bình Định, thị trấn Yên Lạc, Tam Hồng, Văn Tiến. Phương hướng chủ yếu là chuyển sang quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và trồng một số loại cây cho hiệu quả cao như Đậu tương, Dưa hấu, Dưa chuột, Rau thơm, Hành vv…

Thứ hai, huyện đẩy mạnh đầu tư, cải tạo vùng đất trũng, hoàn thành các dự án cải tạo Đầm Khanh, đầm Sáu Vó, đưa những giống thủy sản có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh việc chăn nuôi bò sữa, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chim trắng ở một số nơi có điều kiện. Phối hợp xúc tiến với nhà máy ươm tơ triển khai hợp đồng kinh tế với hộ nông dân về trồng dâu nuôi tằm và thu mua kén đảm bảo phương châm 2 bên cùng có lợi.

Để kinh tế tập thể có môi trường thuận lợi phát triển, Đảng bộ huyện chủ trương tiếp tục củng cố HTX nông nghiệp theo luật, vận động nông dân chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất. Tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng

Ngày 25 tháng 11 năm 2003, Huyện ủy Yên Lạc đã tiến hành họp để Báo cáo kết quả triển khai và thực hiện các Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tập thể. Để Nghị quyết Trung ương 5 đi vào thực tiễn, BTV Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch số 06/KH-HU về việc tổ chức quán triệt học tập các Nghị quyết Trung ương khóa IX. Sau khi xây dựng kế hoạch, huyện Yên Lạc đã tổ chức được 2 lớp học tập ở cấp huyện, và cấp cơ sở là 27 lớp với 3.260 lượt người tham gia. Thời gian học tập Nghị quyết diễn ra từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 15 tháng 8 năm 2003.

Qua các lớp học tập, đa số Đảng viên đã nhận thức được các quan điểm đúng đắn của Đảng và các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể được thể hiện trong Nghị quyết của Hội nghị TW5. Quan trọng là trong quá trình học tập, nhiều cán bộ, đảng viên đã có những ý kiến đóng góp thiết thực cho đơn vị về vấn đề phát triển kinh tế tập thể. Các cán bộ, đảng viên tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, chính sách của Đảng. Vì vậy đã quyết tâm một lòng đưa Nghị quyết TW5 vào thực tiễn cuộc sống, từ đó xây dựng chương tình hành động, ra Nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên lạc ( vĩnh phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)