Quá trình chỉ đạo, thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên lạc ( vĩnh phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Trang 59 - 71)

2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn

2.2.2. Quá trình chỉ đạo, thực hiện

Quát triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kì 2005 - 2010, nhân dân huyện Yên Lạc đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn về thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, rét đậm, rét hại, mưa lớn gây ngập úng, vươn lên xây dựng kinh tế vững mạnh và đạt được nhiều thành tích về lĩnh vực nông nghiệp.

Từ năm 2006 - 2010, Đảng và nhân dân huyện Yên Lạc đã tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát: “Tạo sự bứt phá trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh kết hợp với đa canh, phù hợp với lợi thế từng vùng”. BCH Đảng bộ huyện đã tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, Nghị quyết 02 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kế hoạch 22 của Huyện ủy về thực hiện nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức, chỉ đạo nhiều chương trình đầu tư, chuyển giao khoa học kĩ thuật, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tạo sự bứt phá về năng suất, chất lượng cây trồng,

vật nuôi. Ban chấp hành đã thảo luận, thống nhất cơ chế hỗ trợ nông dân kinh phí mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất, trợ giá giống, hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi xa khu dân cư, bồi dưỡng, phổ biến khoa học kĩ thuật nâng cao kiến thức cho nông dân.

HĐND huyện Yên Lạc triển khai và đưa ra kế hoạch sử dụng đất đai trong năm năm (2006 - 2010).

Bảng 2.3: Bảng kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2006- 2010), (đơn vị ha).

TT Loại đất Diện tích năm 2005 Diện tích sau điều chỉnh quy hoạch 2010 Diện tích tăng (+), diện tích giảm (-) Năm sử dụng 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng S tự nhiên 10.672.26 10672.26 10672.26 10672.26 10672.26 10672.26 10672.26 1 Đất nông nghiệp 70006.98 6213.86 - 793,12 6860.76 6587.10 6587.10 6266.41 6213.86 2 Đất phi nông nghiệp 3550.64 43244.52 + 793,88 3696.86 3971.28 3971.28 4291.97 4344.52 3 Đất chưa sử dụng 114.64 113.88 - 0.76 114.64 113.88 113.88 113.88 113.88

Nhìn vào bảng số liệu trên, cho thấy diện tích đất nông nghiệp theo kế hoạch đề ra liên tục giảm qua từng năm, và dự tính giảm 793,12 ha. Trong khi đó, diện tích đất phi nông nghiệp không ngừng tăng và tăng tổng số là 793,88 ha. Số diện tích đất phi nông nghiệp được tính toán sẽ dùng cho các mục đích là xây dựng các trụ sở 6,60 ha, đất bãi rác thải 8,49 ha, đất văn hóa 13,54 ha, khu công nghiệp 537.98 ha, đất thể thao 23,55 ha, đất giao thông 100.55 ha, đất thủy lợi 12,52 ha, đất nghĩa địa 7,52 ha, đất giáo dục 9,85 ha, đất xây dựng chợ 6,24 ha, đất xây dựng đô thị Nam Vĩnh Yên 21,68 ha, đất an ninh quốc phòng 1,50 ha. Như vậy, diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu được dùng để phát triển các khu công nghiệp và xây dựng giao thông.

Cùng với các nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, việc phòng chống dịch bệnh, phòng chống lụt bão được lãnh đạo

huyện quan tâm. Đảng bộ huyện cũng chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX) về kinh tế tập thể. Củng cố các HTX nông nghiệp, Hợp tác xã điện và HTX DV tải điện trên địa bàn.

Vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai được quan tâm lãnh đạo, đã xử lý những vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất, tổ chức thực hiện Nghị định 84, Nghị định 69 của Chính phủ, giải quyết các đơn thư, kiếu nại tố cáo về đất đai. Ban chấp hành Đảng bộ huyện cũng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt kết luận 13/2007 của Huyện ủy về một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhờ đó môi trường của huyện được đảm bảo và được tỉnh đánh giá cao.

Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển vững chắc. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 15.470 ha, hệ số sử dụng đất là 2,43 lần, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều giống cây trồng, gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, giá trị thu được trên 1 ha canh tác (giá hiện hành) bình quân 80,6 triệu đồng, vượt 33,6 triệu đồng so với mục tiêu Đại hội đề ra.

Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng dần qua các năm từ 2006 đến 2010. Tốc độ tăng giá trị sản xuất khu vực I bình quân 5.2%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 22.4%/năm và thủy sản tăng trên 23%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Như vậy, cơ cấu sản xuất khu vực nông - lâm - thuỷ sản có sự chuyển biến tiến bộ. Tỷ trọng ngành có giá trị và năng suất cao (thủy sản, dịch vụ nông nghiệp) tăng nhanh, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp truyền thống giảm.

Bảng 2.4. Giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2006 2007 2008 2009 2010

1- Giá trị sản xuất (Giá cố định) Tỷ đ 327.1 340.5 356.8 336.1 393.2

Nông nghiệp " 302.3 307.9 322 290.5 344.3 Trong đó +Trồng trọt " 173.7 171.6 190 155.1 207 + Chăn nuôi " 122 127.9 120 119.7 120.8 + Dịch vụ SX NN " 6.6 8.4 12 15.7 16.5 Lâm nghiệp " 1 0.9 0.8 0.9 0.9 Thủy sản " 23.8 31.7 34 44.7 48

2. Tốc độ tăng liên hoàn %

Nông nghiệp % 4.1 4.8 -5.8 17.0 Trong đó +Trồng trọt % -1.2 10.7 -18.4 33.4 + Chăn nuôi % 4.8 -6.2 -0.2 0.9 + Dịch vụ SX NN % 27.3 42.8 30.8 5.1 Lâm nghiệp % -10 -11.2 12.5 - Thủy sản % 33.2 7.2 31.5 7.4

Nguồn: Phòng thống kê Yên Lạc Về trồng trọt của huyện Yên Lạc những năm này khá đa dạng. Các loại cây trồng chính gồm cây lương thực (chủ yếu là lúa, ngô), rau đậu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả và một số cây dài ngày khác.

Trong những năm (2005 - 2010), Đảng bộ huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học kĩ thuật đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất diện rộng. Lãnh đạo huyện đã bồi dưỡng nâng cao kiến thức và huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân, tổ chức các Hội nghị tham quan trình diễn mô hình sản xuất nông

nông dân sản xuất trong vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung (trong đó tỉnh 70%, huyện 20%, xã 10%). Ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ 2 triệu đồng/ 1 máy nông nghiệp và 100% lãi xuất vay cho nông dân mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất. Nhờ đó, giá trị sản xuất trồng trọt từ năm 2006 đến năm 2010 tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (khoảng 57%). Mặc dù vậy, vẫn chưa có sự chuyển dịch và thay đổi vị trí mang tính đột phá giữa ngành trồng trọt và các ngành nông nghiệp khác (chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp).

Thời gian này, huyện đã qui hoạch và đưa vào sản xuất 41 vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung, diện tích là 1055.3ha. Trong đó đã triển khai 36 vùng với diện tích 952ha. Đã hình thành các vùng trồng trọt tập trung chuyên canh như là vùng sản xuất lúa tập trung và luân canh cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) ở các xã vùng giữa; vùng sản xuất rau đậu ở các xã vùng phía Bắc; vùng cây dài ngày (dâu tằm, cây ăn quả) và luân canh rau, đậu ở các xã vùng bãi phía Nam.

Nhờ vào việc quy hoạch các vùng trồng trọt, huyện đã có thể sản xuất đến 3 vụ/năm đối với một số giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt như là Hương thơm số 1, TBR-1, HT1, khoai tây Nicolai, đậu tương DT96, lạc TB25. Tổng diện tích đã triển khai là 1186,2 ha (trong đó cấy lúa là 1100ha, khoai tây 20ha, đậu tương 35ha, lạc 11,2ha, dưa chuột 10ha, bí đỏ 10ha). Năng suất cây trồng hàng năm đều tăng, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay (lúa 64tạ/ha, ngô xâp xỉ 50 tạ/ha, đậu tương 20 tạ/ha...), sản lượng lương thực có hạt đạt 72.440 tấn. Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha canh tác (giá thực tế) 62 triệu đồng/ha.

Diện tích trồng cây lương thực của huyện giảm nhẹ nhưng vì năng suất tăng, nên sản lượng lúa và lương thực bình quân đầu người vẫn tăng, đạt 64 tạ/ha. Hầu hết diện tích lúa vụ xuân đã được chuyển sang trà xuân muộn với

năng suất cao và ổn định. Giống Lúa lai được phổ biến rộng. Từ năm 2008 đến năm 2010, một số giống Lúa chính của huyện được đầu tư gieo trồng như lúa TH1 diện tích 646,6 ha, lúa TBR-1 diện tích 2.390 ha, lúa VS1 diện tích 93,6 ha, Việt lai 20 diện tích 20 ha, Khang dân 18 diện tích 20 ha. Năng suất các vùng trung bình đạt 62 - 66 tạ/ha. Tuy nhiên, các giống Lúa đang gieo cấy vẫn chủ yếu là giống phổ thông, chất lượng trung bình, giá trị chưa cao. Diện tích lúa phân bố khá đều ở tất cả các xã, song ở các xã vùng giữa có tính ổn định và năng suất cao hơn. Để sản thúc đẩy sản xuất hàng hóa tập trung, năm 2010 kinh phí hỗ trợ về giống của huyện là trên 3 triệu đồng.

Cây Ngô được trồng vào vụ đông. Diện tích Ngô giảm dần trong nhiều năm trở lại đây để dành đất cho các loại cây công nghiệp như Đậu tương, Lạc. Các giống Ngô được trồng trên địa bàn huyện là các giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng dài ngày như LVN10; các giống có thời gian sinh trưởng trung ngày như là LVN9, LVN4, NK4300. Ngô được trồng xen canh một số cây khác như Thanh hao hoa vàng, rau Bí để tăng hiệu quả kinh tế.

Diện tích các loại cây công nghiệp hàng năm (Đậu tương, Lạc) tăng liên tục trong thời kỳ 2006 - 2010, tạo điều kiện để tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng của huyện. Yên Lạc là huyện trồng Đậu tương lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích năm 2005 là 1445ha, năm 2010 đạt 2216ha, chiếm khoảng 20% về diện tích và sản lượng Đậu tương của toàn tỉnh. Các giống Đậu tương được trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là DT84, DT96, AK03. Huyện đã áp dụng trồng Đậu tương trên nền đất ướt, trồng Đậu tương trên gốc rạ sau khi thu hoạch lúa (không cày bừa) để tranh thủ thời vụ và giảm chi phí, đem lại hiệu quả sản xuất cao.

Lạc là cây trồng truyền thống của huyện. Diện tích tăng nhanh từ 342 ha năm 2000 lên gần 432 ha năm 2005 và đạt xấp xỉ 500ha năm 2010. Lạc

được trồng tập trung ở các xã Trung Nguyên, Bình Định, Đồng Văn, Đồng Cương, Tề Lỗ, Tam Hồng với các giống QDD9, L14, L15, TB25. Năng suất lạc liên tục tăng và thuộc loại cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.

Những năm gần đây, huyện Yên Lạc chú trong ưu tiên phát triển các cây có giá trị kinh tế cao như là Cà chua, Khoai tây, Rau giống, Hành, Bắp cải, Tỏi. Mở rộng diện tích gieo trồng cây có giá trị cao, dễ tiêu thụ như là Bí đỏ, Bí xanh, Dưa hấu, Dưa lê vv... Để nâng cao hiệu quả sản xuất các cây này, huyện đã áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật và sử dụng chế phẩm EM cho rau, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung với một số cây trồng là Cà chua, Bí đỏ, Khoai tây, Dưa hấu.

Diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 320 ha năm 2005 lên 528 ha năm 2009, bình quân thời kỳ này tăng 13.3%/năm. Các loại cây ăn quả như Cam, Quýt, Vải, Nhãn được đưa vào trồng với mục đích sản xuất hàng hóa nhưng mang tính thử nghiệm, thăm dò nên quy mô nhỏ. Tổng diện tích mới đạt được gần 20 ha.

Về chăn nuôi từ năm 2005 - 2010, BCH Đảng bộ huyện, Ủy ban nhân huyện đã tiến hành một số dự án như là cải tạo nâng cấp đàn bò thịt, thực hiện vệ sinh an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm, đầu tư hỗ trợ giống, thức ăn, phòng dịch để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi.

Thực hiện Kết luận số 06-KL/HU của Huyện ủy đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu chăn nuôi tập trung xa dân cư, nhân dân huyện đã tiến hành quy hoạch được 31 khu sản xuất chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư ở các xã Tam Hồng, Tề Lỗ, Hồng Châu, Liên Châu, Nguyệt Đức, Văn Tiến và Đại Tự, với tổng diện tích là 167,3 ha. Đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào 7 khu tổng giá trị 10,5 tỷ đồng. Một số khu sản xuất chăn nuôi tập trung đạt hiệu quả cao, nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao được đưa vào chăn nuôi như Bò lai sind chiếm 75% tổng đàn, Lợn hướng nạc chiếm

86% tổng số đàn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lớn theo hướng sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả cao, thường xuyên nuôi từ 120 - 150 con lợn, 1.000 - 1.200 con gia cầm, thu nhập bình quân từ 80 - 100 triệu đồng/hộ/năm.

Có thể thấy, chăn nuôi của Yên Lạc những năm này tăng trưởng khá. Chăn nuôi phát triển theo mô hình công nghiệp (trang trại chăn nuôi kết hợp), đạt hiệu quả kinh tế cao. Chương trình “Nạc hóa đàn Lợn và sind hóa đàn Bò” và nuôi các giống Gà siêu thịt đã được triển khai rộng. Hướng chăn nuôi của huyện chủ yếu là chăn nuôi lấy thịt, trứng. “Trong thời kỳ 2005 - 2010, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 2%/năm. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng từ 40% năm 2005 lên 41.3% năm 2009” [111; 28].

Qui mô đàn lợn và trâu bò của Yên Lạc những năm 2006 - 2010 giảm nhẹ do nhiều nguyên nhân. Đàn lợn trên 2 tháng tuổi 52.500 con, giảm xấp xỉ 3%, đàn trâu bò từ 16.000 con chỉ còn trên 13.000 con. Trong khi đó, gia cầm lại tăng 13% với tổng số 625.000 con. Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang giảm dần và mô hình chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển.

Bảng 2.5. Tổng đàn gia súc, gia cầm và sản lƣợng xuất chuồng những năm 2005 - 2010 Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1.Tổng đàn trâu, bò Con 1664 7 2262 6 1836 3 1627 0 1390 6 13.00 0 2. Tổng đàn lợn trên 2 tháng Con 5552 7 5775 1 5687 7 5253 3 5239 8 52.50 0 3.Tổng đàn gia cầm 1000 con 496 601 602 625 645 625 4. Sản lượng xuất chuồng 7149 8900 8914 9650 7149

Lợn Tấn 7149 8900 8914 9650 7149 8560

Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lạc

Để đảm bảo năng suất chăn nuôi cao, huyện Yên Lạc cũng đã tiến hành tiêm phòng vệ sinh an toàn dịch bênh cho gia súc, gia cầm. Cụ thể tiêm Vacxin cúm gia cầm cho 1.136.668 lượt con, đạt 98% kế hoạch, tiêm Vacxin lở mồm long móng trâu bò 14.819 lượt con, đạt 59% so với kế hoạch. Nhờ đó mà dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện không phát sinh trên diện rộng, được khống chế kịp thời, gây thiệt hại không đáng kể.

Về thủy sản, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản đã được quan tâm đầu tư, phát triển nhanh và rộng ở 10 trong số 17 xã và thị trấn của huyện. Trong 5 năm từ 2005 - 1010, ngân sách đầu tư cho ngành là 55,3 tỷ đồng, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.310 ha. Trong đó, chủ yếu đưa vào sản xuất các giống có năng xuất, chất lượng cao là cá Trắm, Chép, cá Trê lai, cá Rô phi đơn tính vv…Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản (2005 - 2009) khá cao, “bình quân tăng 27.3%/năm. Tỷ trọng trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản của huyện cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên lạc ( vĩnh phúc) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)