Thành tựu và hạn chế quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 65 - 71)

động ngoại giao văn hóa

Thành tựu

Thứ nhất, góp phần mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước mà Việt Nam chưa có nhiều hoạt động giao lưu nhằm tạo thêm cơ sở bền chắc, thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam với các nước; giữ vững được môi trường hịa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển, giúp các mối quan hệ đối ngoại tậ trung vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Các hoạt động ngoại giao văn hóa đã thể hiện đúng tinh thần nhiệm vụ mà Đảng giao cho. Đó là ưu tiên mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực, các nước láng giềng.

Các giá trị văn hóa Việt Nam được quảng bá qua nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, giới thiệu các sản phẩm văn hóa nhân các

chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của ta tới các nước và lãnh đạo các nước đến Việt Nam, qua việc tổ chức các sự kiện Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài nhân các sự kiện lớn, nhân dịp kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ giữa Việt Nam và các nước để tăng cường sự hiểu biết nhiều mặt về đất nước Việt Nam, kết hợp các nội dung văn hóa, kinh tế, đối ngoại, chuyển tải thông điệp phù hợp tới từng nước, đối tượng khác nhau. Đó là một loạt các hoạt động văn hóa thường xuyên tại các nước láng giềng gần gũi như Lào, Campuchia, hay các hoạt động quy mô lớn kỷ niệm Năm Pháp tại Việt Nam (2013), Năm Việt Nam tại Pháp (2014), các hoạt động sôi động tại Italia, Đức, Anh, Nga, Nhật Bản... đã thu hút sự quan tâm của các giới chính trị, kinh doanh, các tầng lớp xã hội khác, cộng đồng kiều bào ở nước ngồi, thơng tấn báo chí, tạo nên hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong công chúng và nhiều lĩnh vực. Ở đây, có thể nhắc đến những minh họa cụ thể như: Hoạt động Ngày Việt Nam (tháng 12/2014) tại Qatar và Các tiểu vương quốc Ảrập gửi lời chào thân thiện và giới thiệu bức tranh đẹp đẽ về đất nước Việt Nam tới Trung Đông.

Thứ hai, quảng bá hình ảnh đất nước có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2015 là năm thành công của ngoại giao Việt Nam khi thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 185 quốc gia và quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước trên thế giới, nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện hoặc sâu rộng với hai nước, lập quan hệ đối tác toàn diện với ba nước trong tổng số 10 nước đối tác tồn diện, trong đó có cả năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Được xây dựng trên nền tảng quan hệ bình đẳng, tơn trọng luật pháp quốc tế, thể chế chính trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, các khn khổ đó đã đưa quan hệ của Việt Nam với các đối tác, nhất là các đối tác hàng đầu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, EU,

các nước cùng trong Cộng đồng ASEAN… dần ổn định, đồng thời mang lại ngày càng nhiều lợi ích về kinh tế, thương mại, đầu tư, chính trị, quốc phịng, an ninh, văn hóa… Quan hệ với các đối tác hàng đầu không chỉ phát triển mạnh trên kênh Nhà nước, Chính phủ, mà cịn được đẩy mạnh trên cả kênh Đảng, Quốc hội. Việt Nam cũng đã vận động được thêm 36 đối tác mới, nâng tổng số đối tác chính thức cơng nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam lên 59 [40].

Thứ ba, khẳng định với nhân dân thế giới sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân thế giới, góp phần hình thành một mặt trận rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới các lực lượng đoàn kết và ủng hộ cơng cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của Việt Nam.

Trong bối cảnh năm 2014 biển Đơng có nhiều diễn biến phức tạp, ngoại giao đã tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật phá quốc tế, xử lý thỏa đáng các vấn đề phức tạp nảy sinh, góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và cộng đồng NVNONN, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Thứ tư, giới thiệu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, những nét văn hóa độc đáo các vùng miền, con người Việt Nam… tới bạn bè thế giới. Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, đất nước Việt Nam được biết đến là một đất nước có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nhiều di sản thế giới độc đáo.

Hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước gắn với ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa độc đáo và tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước đã góp phần

tạo mơi trường thân thiện thu hút du lịch và đầu tư nước ngoài. Bộ Ngoại giao cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức các chương trình văn hóa, ca múa nhạc truyền thống đặc sắc, triển lãm ảnh, giới thiệu phim... ở các nước nhằm đẩy mạnh cơng tác quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thế giới, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy du lịch phát triển.

Thứ năm, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoại giao văn hóa cịn là một lĩnh vực liên quan đến việc thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ với những quốc gia khác bằng phương tiện văn hóa, nghệ thuật và giáo dục. Đây cũng là một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, nhằm quảng bá các thiết chế, tính chất, hệ giá trị và bản sắc văn hóa đặc sắc của một quốc gia ra thế giới ở các cấp độ song phương, đa phương, qua đó nâng cao “sức mạnh mềm”, tạo vị thế cho Việt Nam.

Thứ sáu, nội dung và hình thức hoạt động ngoại giao văn hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Các nội dung xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia tương đối toàn diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị - đối ngoại, kinh tế - xã hội, văn hóa - nghệ thuật, khoa học - giáo dục, du lịch - đầu tư… Hình thức quảng bá hình ảnh Việt Nam liên tục được đổi mới thông qua nhiều hoạt động mới mẻ, hiện đại như tổ chức sự kiện, marketing, PR. Công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục được chú trọng đổi mới về hình thức và phương thức. Việt Nam đã tăng cường tranh thủ phóng viên, báo chí nước ngồi đưa tin, viết bài, qua đó tạo dấu ấn đậm nét về hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần tạo đồng thuận về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc phối hợp biên soạn tài liệu tuyên truyền về các chuyến thăm nói trên đã được cải tiến, tổ chức tốt hơn các năm trước.

Thứ bảy, huy động được sự tham gia của nhiều lực lượng vào việc quảng bá hình ảnh đất nước: cơ qua nhà nước, chính quyền địa phương,

doanh nghiệp, báo giới, Việt Kiều, văn nghệ sỹ…, đặc biệt là cộng đồng NVNONN. Trong đó, nhà nước đã đổi mới, đa dạng hóa các phương thức vận động, công tác thông tin tuyên truyền với mục đích đồn kết NVNONN, khuyến khích những hoạt động hướng về Tổ quốc của bà con, nhất là thế hệ trẻ trên cơ sở tự nguyện. Chủ động tiếp xúc với cộng đồng NVNONN, kể cả những người còn định kiến, mặc cảm với Nhà nước và chế độ ta thông qua các kênh riêng của ngành Tuyên giáo và của công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân, giúp NVNONN hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cịn đáp ứng được nhu cầu, u cầu về thông tin thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình, internet, báo chí... của cộng đồng NVNONN.

Thứ tám, báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo chí đối ngoại đã được cải tiến đáng kể và mở rộng phạm vi lưu hành tới nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt đã đến hầu hết những nơi có nhiều Việt kiều sinh sống. Những kênh truyền thông đại chúng cũng ngày càng được nâng cao chất lượng và nội dung phong phú như kênh truyền hình đối ngoại VTV4, kênh phát thanh đối ngoại VOV5, VOV6.

Thứ chín, ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Việt Nam ngày càng đổi mới, phong phú về mẫu mã sản phẩm, đa dạng về nội dung và nâng cao chất lượng. Ngoài các ấn phẩm quảng bá du lịch, văn hóa của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa và Tổng Cục Du lịch, Nhà xuất bản Thế giới, các Bộ khác cũng dã có những ấn phẩm chất lượng cao, nội dung thiết thực như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, các ấn phẩm của các địa phương. Ngôn ngữ sử dụng trong các ấn phẩm cũng phong phú, đa dạng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật… nhằm phục vụ những địa bàn trọng điểm thu hút du lịch và đầu tư.

Thứ nhất, sự đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một quốc gia dân tộc có bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa, hịa bình đã đến với người dân Việt Nam trong nhiều thập niên qua, nhưng ở nơi này, nơi khác trên thế giới chỉ biết đến Việt Nam là một đất nước “anh hùng trong chiến đấu” nhưng vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, mà chưa thực sự biết đến vị thế mới của một quốc gia đang “đổi mới từng ngày”, có ý thức vươn lên mạnh mẽ và là một điểm đến thân thiện, an tồn với nhiều chính sách cởi mở, thơng thoáng đối với các nhà đầu tư.

Thứ hai, hành lang pháp lý về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những quy định trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực văn hóa vẫn chưa được hoàn thiện, việc tiếp thu tràn lan văn hóa ngoại gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến bản sắc dân tộc. Công tác quảng bá, tuyên truyền hình ảnh đất nước chưa được triển khai thường xuyên, mạnh mẽ, sâu rộng và tiềm lực “xuất khẩu văn hóa Việt” ra nước ngồi cịn hạn chế. Do vậy, mức độ ảnh hưởng của vị thế, sức mạnh quốc gia của Việt Nam đến với các nước chưa mang lại nhiều hiệu quả như kỳ vọng.

Thứ ba, hoạt động quảng bá, giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam thông qua hoạt động xúc tiến văn hoá, thể thao và du lịch, các hoạt động giao lưu được tổ chức nhân dịp những ngày lễ lớn và những hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam... tuy đã phát triển nhiều trong những năm gần đây, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của các Bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, cá nhân nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc cung cấp tài liệu, ấn phẩm ra nước ngồi, thơng tin về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội của Việt Nam ở nước ngồi nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho người nước ngoài, tổ chức quốc tế ở Việt Nam chưa thật sự thường xuyên, kịp thời.

Thứ tư, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng thông tin đối ngoại có lúc cịn bị động, chưa bài bản, sáng tạo, nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Cơ chế phối hợp cung cấp thơng tin vẫn chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là đối với những trường hợp mới nảy sinh, nhạy cảm, liên quan đến các lĩnh vực như tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biên giới, lãnh thổ.

Thứ năm, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương, các lực lượng và của cả hệ thống chính trị trong cơng tác thơng tin, tuyên truyền đối ngoại.

Thứ sáu, đối với đối tượng là cộng đồng NVNONN, công tác thông tin đối ngoại chưa thực sự hiệu quả. Vai trò của cộng đồng NVNONN, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngồi, báo chí quốc tế, mạng Internet chưa được khai thác và phát huy tốt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 65 - 71)