Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 76 - 79)

Trong những năm 60 của thập kỷ trước, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, mức tăng trưởng GDP luôn chỉ dừng ở hai con số. Nhưng đến năm 2015, Hàn Quốc là nước có nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới và là nước châu Á sau Nhật Bản và Singapore. Năm 2016, kinh tế Hàn Quốc đã tăng vượt dự báo, thu nhập bình quân đầu người đã đạt mức 27.561 USD [5]. Bước chuyển mình mạnh mẽ của Hàn Quốc đã trở thành Kỳ

tích sơng Hàn nhờ chiến lược Dynamic Korea (một Hàn Quốc năng động, tự

tin, hấp dẫn, lôi cuốn, tràn đầy sức sống) trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về văn hóa và tinh thần kỷ luật, có trách nhiệm của người dân Hàn Quốc tạo nên. Hàn Quốc tập trung đẩy mạnh ngoại giao văn hóa nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng thế giới về Hàn Quốc. Hàn Quốc triển khai nhiều biện pháp ngoại giao văn hóa như: thành lập Hội đồng Tổng thống về thương hiệu quốc gia, đẩy mạnh việc ký kết các Hiệp định hợp tác văn hóa với các nước, tích cực tham gia vào hoạt động của UNESCO, thành lập Quỹ Hàn Quốc (KF), Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngồi, giao nhiệm vụ cho các Đại sứ quán ở nước ngoài trong tổ chức các sự kiện thể thao, triển lãm quốc tế. Đặc biệt, “Làn sóng Hàn Quốc” - làn sóng quảng bá văn hóa, thể thao, điện ảnh, truyền hình, ca nhạc, ẩm thực, mỹ phẩm, hàng hóa Hàn Quốc ra nước ngồi - được đánh giá là một cơng cụ hữu hiệu của ngoại giao văn hóa, có tác dụng lớn trong việc nâng cao hình ảnh của Hàn Quốc và tăng cường quyền

Với chính sách của mình, Hàn Quốc đã đi vào lòng người như một hiện tượng tất yếu, tự nhiên và người Hàn Quốc gọi hiện tượng và chiến lược này là “trào lưu Hàn Quốc Hallyu”. Hình ảnh đất nước Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc, lối sống Hàn Quốc thông qua nhiều chiến lược quảng bá, đặc biệt qua điện ảnh, đã len lỏi, xâm nhập vào nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, làn sóng thời trang, âm nhạc, ẩm thực… cũng được giới trẻ trên khắp thế giới đón nhận thông qua các buổi giao lưu, lễ hội văn hóa.

Điện ảnh, phim truyền hình chính là một trong những vũ khí chiến lược của Hàn Quốc khi quảng bá hình ảnh quốc gia. Năm 1994, một nghiên cứu của Chính phủ đã khẳng định điện ảnh phải trở thành ngành công nghiệp chiến lược, đầy tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hướng tới đối tượng chính là giới trẻ, cách làm này đã gặt hái được nhiều thành công. Từng khía cạnh trong nền văn hóa phong phú của Hàn Quốc được thể hiện trong mơn nghệ thuật thứ bảy. Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều cho điện ảnh để quảng bá hình ảnh Dynamic Korea.

Một thực tế không thể phủ nhận rằng âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc đang góp phần tạo ra sức mạnh mềm trong việc mang tới một diện mạo mới trẻ trung, năng động, xinh đẹp góp phần quảng bá văn hóa Hàn Quốc tới bạn bè quốc tế. Nhiều bộ phim của Hàn Quốc được xuất khẩu ra nước ngồi mang theo hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa Hàn Quốc. Văn hóa gia đình, ẩm thực, du lịch Hàn Quốc đều được khéo léo lồng ghép vào từng thước phim. Người ta dễ dàng biết đến và định vị Hàn Quốc với những món ăn truyền thống của như gimbab, kim chi, canh rong biển, mỳ đen… hay các địa điểm nổi tiếng như đảo Nami, đảo Jeju - được mệnh danh là Hawaii Hàn Quốc. Năm 2005, theo thống kê của Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, đã có khoảng 550.000 khách du lịch đến thăm địa điểm đóng các bộ phim của Hàn Quốc, trong đó phần lớn là khách Nhật Bản và Đài Loan. Đến năm 2011, con số này là 8,8 triệu người, một con số đáng mơ ước đối với bất kỳ quốc gia nào [38].

Trong nhiều năm qua, nền điện ảnh Hàn Quốc đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, kéo theo đó là tầm ảnh hưởng khơng thể phủ nhận. Phim Hàn Quốc ra nước ngoài đầu tiên là ở Trung Quốc, sau đó lan ra các nước Châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là thông qua phim ảnh và âm nhạc. Tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác trên thế giới, công chúng xem phim Hàn, nghe nhạc Hàn, học theo cách trang điểm và ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc, dần dần tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Hàn. Hàn Quốc quả thực đã rất thành công khi sử dụng điện ảnh làm phương thức quảng bá hình ảnh đất nước và thương hiệu quốc gia.

Nói về âm nhạc, K-pop hiện tại vẫn giữ vị trí tiên phong trong khu vực châu Á và có sức hút mạnh mẽ, lan tỏa trên tồn thế giới. Người ta có thể thấy số lượng các nhóm nhạc Hàn Quốc ngày càng tăng, theo đó, lượng fan K-pop ngày càng lớn dần lên. Nhờ đó đã xuất hiện thêm các hình thức tour du lịch kết hợp xem các buổi biểu diễn của thần tượng. Chưa kể, thơng qua các game- show, chương trình quảng cáo, cơng chúng sẽ tìm đến những mỹ phẩm Hàn mà thần tượng sử dụng.

Có thể nói, đây là quốc gia đã sử dụng thành cơng và hiệu quả chính sách quảng bá hình ảnh đất nước thơng qua hoạt động ngoại giao văn hóa về âm nhạc và điện ảnh. Bởi ngay cả những người chưa từng đặt chân đến Hàn Quốc cũng có thể hình dung về văn hóa Hàn Quốc như thế nào.

Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá hình ảnh đất nước thơng qua điện ảnh và âm nhạc, Hàn Quốc còn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp nhân dân các nước khác có thể tìm hiểu văn hóa xứ Hàn một cách dễ dàng. Ngày 18/11/2016, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội được khánh thành với mục đích giới thiệu văn hóa truyền thống và hiện đại của Hàn Quốc đến với khán giả Việt Nam, thúc đẩy giao lưu trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật giữa hai quốc gia. Đây là nơi tổ chức các chương

trình giao lưu, triển lãm văn hóa Hàn - Việt, trao đổi nhân lực trong lĩnh vực văn hóa giữa hai nước, cung cấp thông tin liên quan đến Hàn Quốc thơng qua thư viện và mạng Internet...

Có thể thấy, Hàn Quốc đã rất thành công khi xây dựng và thực hiện chiến lược Dynamic Korea nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc đến với công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)