Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 79 - 82)

Chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản thể hiện trong văn kiện có tính cương lĩnh ngoại giao văn hóa quốc gia “Giao lưu văn hóa của quốc gia hịa bình” chế định năm 2005. Khởi thảo văn kiện này mất nửa năm, do Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là ơng Koizumi phê duyệt. Ơng thành lập riêng “Hội đàm khẩn cấp thúc đẩy ngoại giao văn hóa”, mời các học giả, chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản cùng nghiên cứu việc làm thế nào để nâng cao quốc lực văn hóa Nhật Bản, triển khai ngoại giao văn hóa, nâng cao năng lực ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản.

Trọng tâm ngoại giao văn hóa của Nhật Bản bao gồm 3 mục tiêu lớn và 3 trụ cột tinh thần. Ba mục tiêu lớn bao gồm:

Một là, thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản và nâng cao hình tượng Nhật Bản cũng như giành được tín nhiệm. Vì vậy, Nhật Bản nâng cao quốc lực văn hóa bằng cách thơng qua hình tượng văn hóa để giành được tín nhiệm của các nước. Từ góc độ khác, văn hóa là quảng cáo của tín nhiệm.

Hai là, tránh khỏi xung đột, tăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau, trực tiếp và gián tiếp xúc tác cho việc giải quyết một số vấn đề gai góc, tế nhị mà phải cần đến sự tín nhiệm mới gần gũi nhau được. Báo cáo ngoại giao văn hóa Nhật Bản cho rằng, các loại xung đột và đối lập làm cho khắp nơi trên tồn cầu đều cảnh giác và đề phịng lẫn nhau. Bởi thế, giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa ngày càng quan trọng.

Nhật Bản cịn sử dụng ngoại giao văn hóa như phương thức hịa bình nhằm thúc đẩy sự trao đổi, giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.

Ba là, bồi dưỡng giá trị và quan niệm văn hóa chung của tồn nhân loại. Chiến lược văn hóa ngoại giao Nhật Bản cho rằng sự phát triển của tồn cầu hóa làm cho sự ỷ lại lẫn nhau về các mặt trong cuộc sống không ngừng sâu sắc thêm. Đồng thời với việc bảo vệ, tơn trọng tính đa dạng của văn hóa, tính tất yếu của quan niệm giá trị chung được hình thành giữa dân chúng có bối cảnh văn hóa và văn minh khác nhau cũng đang không ngừng nâng cao. Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao châu Á, Nhật Bản muốn thông qua thúc đẩy hiểu biết và đối thoại, bồi dưỡng lợi ích và quan niệm giá trị chung, hình thành nhất thể cảm địa khu. Trong một vùng do vấn đề lịch sử mà vẫn tồn tại ý kiến bất đồng, muốn cấu trúc quan hệ ổn định thì càng cần phải tích cực triển khai ngoại giao văn hóa.

Ba trụ cột tinh thần của ngoại giao văn hóa Nhật gồm:

Một là, truyền bá văn hóa được coi là trụ cột lớn nhất. Các công cụ

truyền bá chủ chốt là sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, nghệ thuật hiện đại, tác phẩm văn học và nghệ thuật sân khấu như tranh biếm họa, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh, phim vô tuyến. Sách lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản cũng không quên lực ảnh hưởng truyền bá đối ngoại của loại văn hóa đời sống như văn hóa khoa học và văn hóa thời trang. Người Nhật quan niệm khi người ta gần gũi văn hóa Nhật Bản thì sẽ gần gũi xã hội và nhân dân Nhật Bản, cũng là bồi dưỡng “cảm tình thân Nhật” có tính quốc tế. Có một điều đặc biệt là khi người Nhật truyền bá văn hóa đều tập trung chú trọng vào các thế mạnh văn hóa của mình, coi trọng sinh hoạt văn hóa.

Hai là, hấp thu văn hóa. Có thể nói lịch sử văn hóa Nhật là lịch sử hấp

thụ văn hóa ngoại lai, vì thế trong quốc sách văn hóa, Nhật Bản hấp thu chủ thể văn hóa khác nhau trong lĩnh vực khác nhau là nguồn hoạt lực kích thích

văn hóa Nhật Bản. Khi đề xuất quan niệm hấp thu, Nhật Bản đã để điểm đặt lực của ngoại giao văn hóa vào “hấp thu có tính sáng tạo”, đồng thời muốn làm cho Nhật Bản trở thành “căn cứ sáng tạo văn hóa” tràn đầy sức sống. Các phương thức thúc đẩy hấp thu văn hóa là tích cực tiếp nhận lưu học sinh nước ngồi; đưa vào hạng mục “loại hình nhập cư”, cung cấp điều kiện cư trú thích đáng cho người nước ngồi; thúc đẩy giao lưu nhân tài tạo cơ hội cho họ cư trú và nghiên cứu; dùng thể chế linh hoạt thu dùng nhân tài quốc tế.

Ba là, cộng sinh văn hóa. Chiến lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản sẽ

nâng cao “lịng tơn sùng và cộng sinh”. Báo cáo ngoại giao văn hóa Nhật đã đề xuất phương thức thúc đẩy sự cộng sinh như thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn minh; truyền bá quan niệm cơ bản của hợp tác quốc tế của Nhật Bản; thiết lập “Tập đồn tài chính hợp tác quốc tế tài sản văn hóa”, thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ hoặc tu sửa tài sản, di sản văn hóa nhân loại vật thể và phi vật thể [8]. Nhật Bản coi văn hóa là một loại nối dài của kinh tế, một loại xúc giác. Do văn hóa có tác dụng mà kinh tế và chính trị đều khơng có, nên những chỗ thơng qua chính trị, kinh tế mà khơng đạt được thì tất nhiên phải thơng qua văn hóa để hồn thành.

Điều đáng chú ý là Nhật Bản đã không quá chú trọng bảo hộ truyền thống văn hóa mà quan tâm đến văn hóa hiện thời. Hơn nữa, truyền bá văn hóa đã trở thành nghĩa vụ của tồn xã hội. Điểm nổi bật là chiến lược ngoại giao văn hóa khơng nhấn mạnh những cái gọi là an ninh văn hóa, xâm lược văn hóa. Như thế, những người làm cơng tác văn hóa quốc gia khi đưa vào hoặc hấp thu văn hóa nước ngồi đã tự nhiên hình thành một màn chắn ngăn cản việc đưa vào những nội dung khơng phù hợp với quan niệm văn hóa của dân tộc.

Ngày nay, cứ nhắc đến Nhật Bản là người ta lại nghĩ đến hoa anh đào, ki-mô-nô, nghệ thuật gấp giấy Origami, nghệ thuật cây cảnh Bonsai… Với những quan điểm, cách thức rõ ràng và nhất quán trong việc thực hiện hoạt

động ngoại giao văn hóa, Nhật Bản khơng những giữ gìn được nền văn hóa đặc sắc và độc đáo của mình mà cịn khiến cho nền văn hóa đó được quảng bá rộng rãi trong mắt bạn bè thế giới và nâng cao vị thế quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)