Phương thức quảng bá trong hoạt động ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 34 - 38)

Những nội dung trong hoạt động ngoại giao văn hóa sẽ được thực hiện thơng qua nhiều hình thức quảng bá, bao gồm: thông tin đối ngoại; giao lưu, trao đổi đồn văn hóa, nghệ thuật; xây dựng các cơ sở, cơng trình văn hóa, lịch sử Việt Nam ở nước ngoài; hợp tác với nước ngoài tổ chức chung các sự kiện văn hóa; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, tham gia các hoạt động liên ngành về văn hóa, tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật; các hoạt động văn hóa đối ngoại ở trong nước và cộng đồng NVNONN... tuần, ngày Việt Nam ở nước ngồi...

Trong đó, tổ chức sự kiện là một cơng cụ đắc lực trong các hoạt động chung và quảng bá hình ảnh đất nước nói riêng. Các sự kiện một mặt thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo dư luận đồng thời tạo ra cơ hội gặp mặt trực tiếp, tăng cường sự tương tác và hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn giữa các bên tham gia. Nhận thức được giá trị truyền thông của việc tổ chức sự kiện, các Bộ, ban ngành đã tổ chức triển khai nhiều sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam.

Trước những lợi ích khơng hề nhỏ trong việc đến thế giới đặc biệt là khách du lịch đến với quốc gia của họ, chính vì thế mà tổ chức sự kiện du lịch luôn được các quốc gia quan tâm và chú trọng tới. Với nhiều hình thức tổ chức đa dạng ca ngợi và quảng bá sắc thái dân tộc cũng như văn hoá đặc trưng của cư dân bản địa, quảng bá hình ảnh của đất nước thông qua tổ chức sự kiện mang lại lợi ích rất lớn.

Tuy nhiên, khơng phải tất cả mọi người đều nhận thông tin qua cùng một con đường hoặc theo cùng một phương thức. Mỗi nhóm cơng chúng sẽ có

nhu cầu, thói quen tiếp cận, lĩnh hội thông tin từ các phương thức khác nhau, vào những thời điểm khác nhau… và điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức quảng bá để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã hội, các phương thức quảng bá ngày càng nhiều. Mỗi phương thức lại có những ưu điểm, hạn chế riêng đối với từng loại hình, mục đích quảng bá. Vì vậy, để hoạt động ngoại giao văn hóa thành cơng, Việt Nam cần khai thác được tất cả các thế mạnh của từng loại phương tiện truyền thơng đó.

Báo in có ưu điểm là có khả năng thông tin những nội dung sâu sắc, phức tạp với tính chính xác cao, cho phép người đọc hồn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin, lan truyền thông tin bằng việc chuyền tay nhau những ấn phẩm để nhiều người có thể đọc được. Các tờ báo xây dựng các chương trình, mở nhiều chuyên trang, chuyên mục, tập trung đăng tải nhiều tin, bài, phóng sự…, cũng có thể tổ chức các cuộc thi sáng tác ảnh, thi viết giới thiệu tiềm năng, vẻ đẹp con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam nhằm chuyển tải những hình ảnh của đất nước đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, báo in được phát hành theo phương thức trao tay nên cũng có những hạn chế là chịu ảnh hưởng của các điều kiện khách quan như cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện chuyên chở, điều kiện thời tiết… Chính vì vậy mà độ nhanh, tính cập nhật của thơng tin bị hạn chế.

Phát thanh và truyền hình khắc phục được một phần nhược điểm kể trên của báo in khi gần như cùng một lúc, hàng triệu công chúng ở những khoảng cách xa xơi cũng có thể tiếp cận thơng tin được chuyển tải. Âm thanh sống động, có tính biểu cảm cao của phát thanh, hình ảnh và âm thanh của truyền hình tác động đến hai giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và thính giác, do vậy, tạo được sự hấp dẫn với đối tượng và làm tăng hiệu quả truyền thơng.

Trong khi đó, với sự phát triển của Internet như hiện nay, đây được coi là công cụ quảng bá mới với sức mạnh vượt trội. Internet là mạng lưới chia sẻ thông tin công cộng trên khắp thế giới, với những thông tin được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số trên máy tính và điện thoại thơng minh. Theo thống kê của trang web We are Social, tính đến tháng 1/2017, có khoảng 3,7 tỷ người sử

dụng Internet (tăng 10% so với tháng 1/2016). Tại Việt Nam, 53% tổng dân số hiện đang sử dụng Internet. Điều này cho thấy Internet có sức ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống con người, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số. Những khả năng to lớn của Internet càng được đánh giá cao khi chi phí quảng cáo khơng cao.

Ảnh 1: Sự phát triển của Internet tại khu vực Đông Nam Á

Ấn phẩm thông tin du lịch được xem như một phương tiện quan trọng được hầu hết các doanh nghiệp, các quốc gia sử dụng để cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn bè quốc tế. Khơng có nhiều lợi thế như hoạt động quảng bá trên Internet, thế nhưng quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các ấn phẩm truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng, là cầu nối thông tin giữa du khách với đất nước. Hình thức tồn tại của các ấn phẩm rất đa dạng, trong thực

tế thường là: sách hướng dẫn du lịch, tập gấp, tờ rơi, tranh ảnh, poster, báo, tạp chí, bản đồ, bưu thiếp…

Việc cung cấp trực tiếp và truyền tay ấn phẩm đã tạo ra hiệu quả truyền tải thông tin sâu rộng. Với nhiều ưu điểm như thông tin đầy đủ, đa dạng cả về hình ảnh và lời giới thiệu, có độ phổ biến rộng rãi trong xã hội, dễ sử dụng cho mọi đối tượng. Những tấm poster (pano, áp-phích hoặc ảnh cỡ lớn) với những hình ảnh khổ lớn mang màu sắc rực rỡ dễ gây ấn tượng mạnh, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịng cơng chúng. Các ấn phẩm này đã góp phần khơng nhỏ vào việc giới thiệu hình ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam, quảng bá đất nước - con người, tạo dựng thương hiệu quốc gia và đưa hình ảnh Việt Nam đến với mọi người.

Một phương thức quảng bá khác được thực hiện nhiều trong những năm qua đó là các triển lãm, hội chợ, hội thảo. Theo thời gian, các triển lãm, hội chợ của Việt Nam đều được chú trọng và cải thiện về quy mô, chất lượng, nội dung với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước cũng như người dân và khách du lịch. Thông qua hoạt động này, Việt Nam có cơ hội quảng bá và giới thiệu các mặt hàng phẩm nông sản, thực phẩm, đặc sản… của đất nước, tiếp cận trực tiếp với các khách hàng, các nhà nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ và phân phối sản phẩm.

Ngồi ra, phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả cịn có con đường điện ảnh. Các bộ phim điện ảnh nổi tiếng thời gian qua của nước ngồi đã góp phần quảng bá hình ảnh của nhiều điểm đến khác nhau trên thế. Nhiều quốc gia đã thông qua điện ảnh để quảng bá hình ảnh đất nước, con người để thúc đẩy du lịch. Khán giả sau khi xem những phim nổi tiếng đã lựa chọn các điểm đến có các cảnh quay đặc sắc về văn hóa được thể hiện trên màn ảnh. Không chỉ thu hút khách du lịch mà cách tiếp cận, truyền bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người của một quốc gia rất hiệu quả bởi “nghệ thuật thứ

hợp giữa nội dung hay, diễn viên nổi tiếng cùng với chất lượng cảnh quay ở các cảnh quan đẹp, mang dấu ấn bản sắc văn hóa đặc sắc, sẽ giúp cho việc quảng bá, lan tỏa hình ảnh và điểm đến Việt Nam, thu hút rất lớn sự quan tâm của công chúng trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến hình thức nhiếp ảnh - vốn được coi là kênh truyền bá hình ảnh, thơng tin qua Thơng qua những cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật, sách ảnh nghệ thuật và những tác phẩm ảnh nghệ thuật dự thi ở nhiều nước, tên tuổi Việt Nam ngày càng được khẳng định trong khu vực và trên khắp thế giới.

Từng tấm ảnh đã cho thấy rõ nét và trung thực nhất những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh, những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo, cuộc sống của con người Việt Nam…, từ đó chuyển tải hình ảnh Việt Nam đến bạn bè nước ngoài.

Tuy nhiên, mỗi kênh quảng bá đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy, cần xác định mục đích, nội dung quảng bá để lựa chọn kênh phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quảng bá hình ảnh việt nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)