Dân chủ của nông dân với việc xây dựng các thể chế dân chủ ở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh thái bình (Trang 35 - 44)

Ở nước ta, nông nghiệp, nông thôn và nông dân ln ln đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, thể hiện ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, nông dân luôn là lực lượng chủ yếu hết lòng với sự nghiệp của Đảng và Nhà nước.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề nông dân - một lực lượng to lớn của cách mạng. Người cũng đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn. Người đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối liên minh cơng nơng để đồn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và xây dựng CNXH.

Nói tới dân chủ của nơng dân là nói tới dân chủ của một cộng đồng xã hội rộng lớn ở nông thôn nước ta với số lượng dân cư đông đảo tới hơn 60 triệu người và trên 10 triệu hộ gia đình. Nơng dân sinh sống làm ăn ở nơng thơn làng xã gắn bó từ bao đời nay với nghề nơng, chủ yếu vẫn là thuần nông (trồng lúa và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc). Những số liệu thống kê dù chưa đầy đủ đã cho thấy, trong phạm vi cả nước với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chúng ta có tới 604 huyện (quận, thị xã) và 10.387 xã và các đơn vị hành chính cấp xã như phường và thị trấn. Nếu trừ đi 1.002 phường và 557 thị trấn thì cịn lại số xã với nghĩa là đơn vị ngụ cư của cư dân nông nghiệp cũng lên tới 9.928 xã. [45, tr.110/152,157].

Hiện có khơng ít cán bộ của Đảng và Nhà nước hiểu biết chưa sâu sắc chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân của nước ta. Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn và nơng dân cũng cịn ít, tỷ lệ khơng tương xứng và hiệu quả rất thấp. Phải chăng, về mặt thể chế cần có quy định bắt buộc mỗi ngành phải có chương trình hành động cụ thể hướng vào nông nghiệp, nông thôn và nơng dân. Việc xây dựng các chương trình phải được thực hiện qua quá trình trao đổi, phản ánh, phản biện của nơng dân. Nói cách khác là dân chủ hóa mạnh mẽ hoạt động của nơng dân trong quan hệ với các cơ quan nhà nước, hướng hoạt động của Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu vào nông thôn tương ứng với tầm quan trọng của nó.

Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng ta luôn coi trọng thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong q trình xây dựng và hồn thiện nền dân chủ XHCN, chúng ta gặp khơng ít trở ngại lớn: “Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, tham nhũng gây phiền hà cho nhân dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi và ngăn chặn được”. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của thể chế dân chủ trong q trình xây dựng và hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy,

thể chế dân chủ cần phải được thiết kế tốt và phù hợp với đối tượng sử dụng.

Xây dựng thể chế dân chủ ở nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập, chẳng hạn như nhận thức của cán bộ đảng viên chưa thực sự sâu sắc về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; những thông tin phản hồi từ cuộc sống của chính người nơng dân lên cấp trên thường khơng được thơng suốt, khơng kịp thời và cũng có những thông tin lên đúng chỗ nhưng chậm hoặc không được giải quyết mà đùn đẩy trả về nơi xuất phát v.v…Để giải quyết được các vấn đề trên cần phải nhìn nhận một cách tổng thể các vấn đề ở nông thôn, để đề ra được chiến

lược phát triển nông thôn một cách bền vững. Trước hết cần phải hiểu thể chế dân

chủ là gì? Thể chế dân chủ là dân nói, dân địi hỏi thì cơ quan, cán bộ nhà nước

phải tiếp nhận và phải giải quyết và chịu trách nhiệm theo luật định. Những cán bộ khơng làm việc cho dân, vì dân, tự cho mình là bề trên khơng cần nghe, khơng chịu sửa, dân có kiện cũng khơng giải quyết thì phải sa thải, mức độ nhẹ thì phải xử lý. Nói một cách khác, dân chủ không thể dừng lại ở mong ước, ý thức tôn trọng dân mà phải là nền dân chủ thể chế. Phải có những ràng buộc về mặt thời gian và trách nhiệm giải quyết những khiếu kiện đúng của dân.

Xây dựng thể chế dân chủ ở nông thôn tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất là vấn đề đất đai: Đất đai ở nông thôn hiện nay cũng là một vấn

đề gây nhiều tranh cãi và khiếu kiện trong dân. Khi chúng ta tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng tuyệt đối không được đẩy người nông dân vào tình trạng mất trắng tư liệu sản xuất (đất đai). Đây phải xem là điều kiện bắt buộc cả về tư tưởng lẫn thể chế khi tiến hành lấy đất của nơng dân để xây dựng các cơng trình mới. Thực tế cho thấy, ở nhiều vùng nơng thơn hiện nay, tình trạng lấy đất của nơng dân chuyển thành vốn của các công ty, kể cả các công ty tư nhân, khơng ít trường hợp chưa cần kinh doanh gì đã có cơng ty có hàng chục, hàng trăm tỷ đồng từ đất của nông dân được chuyển sang. Một số hiện tượng lấy đất của dân để xây dựng các cơ quan nhà nước hết sức rộng lớn, công ty lấy bớt đất bán lại cho nhân viên. Trả cho nông dân mấy chục ngàn đồng nhưng đổi lại có cán bộ thu lại gấp nhiều lần. Một thực tế khác, quy hoạch, thực thi dự án giả, giá cả đền bù không công khai. Dân bị lấy đất là người phải thực hiện chứ khơng phải là người chủ có quyền được biết, được bàn, được giám sát kiểm tra. Gần đây nhất, qua vụ cưỡng chế đất của gia đình ơng Đồn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phịng), nhìn nhận diễn biến và hậu quả của nó chúng ta thấy được rằng quyền

làm chủ của người dân bị vi phạm nghiêm trọng khi chính quyền khơng thực hiện đúng luật pháp nhà nước.

Có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết, nhưng điều quan trọng là phải xây dựng thể chế dân chủ sao cho dân có quyền biết, quyền bàn bạc, quyền được bồi thường đầy đủ, tương xứng để cuộc sống không bị dao động, hoang mang khi bị thu hồi đất.

Thứ hai là vấn đề việc làm: Việc làm ở nông thôn cũng là một nhức nhối,

nổi cộm ở nông thôn nước ta hiện nay. Lao động ở nông thôn hiện nay chiếm tỷ lệ lớn (71,1% lực lượng lao động cả nước. Qua khảo sát ở nơng thơn của tỉnh Thái Bình, cụ thể là ở các xã của huyện Tiền Hải cho thấy, mỗi một lao động được chia 1,6 sào ruộng/1 người, có những người sinh vào khoảng sau những năm 1990 cịn khơng có ruộng. Thử hỏi với số ruộng đất như vậy sẽ sinh lời được bao nhiêu? tích lũy được bao nhiêu qua lao động của mình. Một năm có 2 vụ lúa, mỗi năm làm khoảng 3 đến 4 tháng, thời gian cịn lại họ làm gì? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chậm, trong khi gia tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục, cùng với những rủi ro của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng đã và đang tạo ra những thách thức đối với vấn đề việc làm của khu vực này.

Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một thể chế dân chủ để tăng được quỹ

đất cho nông dân, tạo ra nhiều việc làm cho nơng dân, đồng thời có chính sách

khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho những ai mở được những cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ ở nông thôn như dành địa điểm, miễn thuế trong những năm đầu…

Thứ ba là vấn đề đầu tư cho nơng thơn: Để góp phần thúc đẩy khu vực

nông thôn phát triển nhanh hơn, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là cần nghiên cứu giải quyết thể chế dân chủ gắn liền với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chủ yếu phục vụ cho sự phát triển nông thôn. Trước hết là tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thủy

lợi, điện, trường học, trạm xá ở nông thôn), ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng các giống cây trồng, vật ni có chất lượng cao để phục vụ cho xuất khẩu; đầu tư thơng qua chính sách miễn giảm thuế trong nơng nghiệp, thông qua các chương trình chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo và tạo thêm nhiều việc làm ở nơng thơn. Bên cạnh đó, cịn phải tăng cường đầu tư cho phát triển sản xuất của các hộ nông dân…

Để việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nông thôn, cần phải xây dựng thể chế quản lý các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông thôn như tăng cường quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơng trình; hoàn thiện thể chế huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nơng thôn; tăng cường quản lý việc huy động và sử dụng nguồn vốn dân cư. Trong việc huy động sức đóng góp của dân thì cần lưu ý, tất cả các khoản đóng góp của dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã phải do dân bàn bạc và quyết định, mức huy động đóng góp phải đưa ra cho dân thảo luận để thống nhất trên cơ sở nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về mức thu đóng góp tối đa của nhân dân các xã; phải cân nhắc và vận dụng đúng đắn phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cho từng loại cơng trình, tuyệt đối khơng được áp đặt một cách máy móc bắt dân phải thực hiện.

Tóm lại, mục tiêu lý tưởng dân chủ và cơng bằng xã hội chỉ có thể biến thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào hàng chục triệu quần chúng lao động. Nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số, đa phần sống ở nông thôn. Nông thôn, nơng dân nước ta có vai trị rất quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN. Bởi vậy, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động ở cơ sở trước hết phải hướng tới nông dân, nông nghiệp và nơng thơn. Song, q trình thực hiện dân chủ, đối với nhân dân ta, đặc biệt là nông dân, vốn chưa quen với nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là một việc vừa cấp bách, vừa lâu dài. Cho nên, làm thế nào để vừa kêu

gọi, tập hợp, lôi cuốn, giáo dục nhân dân tham gia làm chủ, biết cách làm chủ; đồng thời củng cố và xây dựng cơ chế đảm bảo quyền làm chủ của họ là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.3.2. Thực hành dân chủ ở nông thôn để đảm bảo phát huy quyền làm chủ

của nông dân.

Ở nước ta, cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) chính là nền tảng của chế độ, là nơi “chính quyền trong lịng dân”, “là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất”. Cấp cơ sở (đặc biệt là cấp xã) còn là nơi kết hợp sinh động vấn đề nông dân - nông nghiệp - nông thôn, trong đó người nơng dân là chủ thể sáng tạo. Tuy là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị nước ta, nhưng lại là cấp chính quyền gần dân nhất, tiếp nhận và trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời theo dõi, giám sát, kiểm tra việc công dân thực hiện các nghĩa vụ, pháp luật. đây cũng là nơi nhân dân thể hiện vai trị làm chủ của mình. Hồ Chí Minh đã khẳng định “nền tảng của mọi công tác là cấp xã”, “cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi”. Có thể nói cơ sở là “chiếc cầu nối” giữa Dân với Đảng, là cái “vi mô” nhưng thực chất là cái “vĩ mô” thu nhỏ. Nhận thức rõ nhu cầu của đời sống dân chủ nước ta, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/TW về “xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 11/05/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29-NĐ/CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Sau một thời gian triển khai thực hiện, ngày 28/03/2002 Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Tiếp đó, ngày7/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP về “Ban hành Quy chế thực hiện

dân chủ ở xã” kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã thay thế cho Nghị định 29/1998.

Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là cơ sở để Nhà nước giám sát, bảo đảm quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Mục đích của “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã” là nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân cấp xã (cả phường và thị trấn), động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đồn kết, xây dựng đảng bộ, chính quyền và các đồn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Đại hội Đảng lần thứ XI).

Phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nơng dân ở nơng thơn chính là để phát triển được sức dân, giải phóng mọi tiềm năng to lớn của dân mà nông dân là người làm chủ, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế

tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt này, không được nhấn mạnh hay hạ thấp mặt nào.

Thứ hai, phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả

hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, HĐND và UBND các cấp; đồng thời thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân trực tiếp tham gia bàn bạc và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của họ.

Thứ ba, phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.

Thứ tư, nội dung của các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phải hợp Hiến, hợp

pháp thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đơi với nghĩa vụ; chống tham nhũng, quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, đồng thời chống tình trạng vơ chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.

Thứ năm, gắn quá trình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở với công tác cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh thái bình (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)