Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện QCDC ở nơng thơn Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh thái bình (Trang 71 - 77)

Thực trạng xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở ở nơng thơn Thái Bình hiện nay cho thấy những mâu thuẫn xã hội xét từ góc độ dân chủ như sau:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu thực hiện QCDC cao với trình độ dân trí thấp. Trình độ dân trí của nơng dân cịn q thấp, hiện trạng KT - XH nơng thơn

cịn yếu kém, nhất là sự trỗi dậy của các hủ tục, các tục lệ, dịng họ, tộc họ. Đó cũng là một trở ngại không nhỏ đối với việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn.

Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận với các thông tin không đầy đủ kịp thời, cộng với công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật cũng như chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước không thường xuyên, hiệu quả thấp đã làm cho người dân dễ hiểu sai, làm sai. Vốn đã hiểu biết khơng đầy đủ, lại thấy những lợi ích trước mắt của mình bị mất mát, thiệt thịi nên chỉ cần có người kích động, xúi giục thêm vào là người nông dân sẵn sàng tham gia đấu tranh, tham gia khiếu kiện. Cũng chính vì trình độ dân trí của người nơng dân cịn thấp do đó cách xử sự trong q trình đấu tranh nhiều khi quá đà, vượt khỏi giới hạn của những chuẩn mực văn hóa, khn khổ pháp luật, hoặc nhiều khi bị lợi dụng, lơi kéo phục vụ lợi ích cho cá nhân của một số người.

Ngồi ra, trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế. Cho nên, việc nhận thức QCDC chưa thật sự sâu sắc. Sức ỳ tâm lý chưa thể khắc phục được, tính bảo thủ, gia trưởng vẫn cịn tồn tại. Do vậy, ở một số cơ sở, cán bộ chủ chốt sợ triển khai thực hiện QCDC dân sẽ “nổi loạn”, cán bộ mất “oai”, nên chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở, nên tỏ ra thờ ơ, khơng tin tưởng; bộ phận khác thì lợi dụng QCDC để địi hỏi q đáng, khi khơng được đáp ứng thì kiện tụng vượt cấp... Điều này một mặt làm hạn chế tính tích cực, khả năng sáng tạo của nhân dân; mặt khác tạo điều kiện cho những biểu hiện dân chủ cực đoan, vơ chính phủ, vơ kỷ luật phát triển.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa việc thực hiện quy chế dân chủ đòi hỏi đem lại lợi ích cho dân với những yếu kém, hạn chế về kinh tế - xã hội.

Đời sống kinh tế, nhất là ở nơng thơn cịn gặp rất nhiều khó khăn do thu nhập thấp, thiếu việc làm và chưa có cách thức tổ chức cuộc sống hợp lý. Trong hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ chính trị và Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện QCDC ở cơ sở, q trình dân chủ hóa ở cơ sở được thực hiện một cách rộng rãi trên nhiều lĩnh vực và đã thu được những thành tựu rất khả quan trên lĩnh vực KT-XH. Tuy nhiên, kinh tế Thái Bình vẫn là thuần túy nơng nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ những năm qua còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, sản xuất vẫn mang tính quảng canh, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cịn chậm, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, sức cạnh tranh yếu, tiêu thụ sản phẩm nhiều khó khăn, tiếp thu tiến bộ khoa học cơng nghệ cịn hạn chế, việc dồn điền đổi thửa trong tỉnh cho đến nay vẫn chưa hồn thành, vẫn cịn những vi phạm luật và chính sách đất đai.

Trong những năm qua, kinh tế có tăng trưởng, đời sống nhân dân có cải thiện, nghèo đói đã giảm bớt, nhưng mức thu nhập, mức sống của người dân vẫn cịn q thấp. Nhìn chung đời sống nhân dân chưa vượt qua bao nhiêu ngưỡng mức sống trung bình. Đại đa số các hộ dân đã thốt nghèo, thốt đói, nhưng chưa bền vững.

Những yếu kém và hạn chế về KT-XH trên đây là những hạn chế tiềm ẩn dễ dẫn đến nguy cơ mất dân chủ, tham ơ, tham nhũng, thối hóa, biến chất.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa quy chế dân chủ đòi hỏi cao về tinh thần trách nhiệm, chế độ trách nhiệm của cán bộ với dân với hiện trạng yếu kém về tinh thần trách nhiệm, tình trạng suy thối về đạo đức của một số cán bộ đảng viên, và quy chế, pháp lệnh dân chủ chưa hoàn chỉnh.

Cán bộ xã ở nơng thơn tỉnh Thái Bình nhìn chung có trình độ học vấn, lý luận, trình độ quản lý nhà nước và trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Trong tình hình hiện nay do điều kiện lịch sử để lại, nhiều cán bộ xã là bộ đội về hưu, thanh niên trượt đại học ở lại địa phương, trưởng thành qua các phong trào thi đua sản xuất. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới công tác đào tạo cán bộ cơ sở chưa đúng mức. Nguồn cán bộ xã, thôn thường không ổn định theo quy hoạch. Thanh niên nơng thơn có xu hướng thốt ly ra thành phố, đi tìm chỗ làm việc ở các cơ quan, công sở…, nếu học hành đỗ đạt rất ít người quay trở về phục vụ quê hương nên số ở lại có trình độ, có năng lực không nhiều. Mặt khác, cán bộ xã không phải do cấp trên bổ nhiệm mà do nhân dân bầu chọn. Có người được nằm trong diện đào tạo nguồn, được học hành bài bản nhưng nhân dân khơng tín nhiệm, khơng bầu; người được nhân dân bầu có thể lại chưa được đào tạo.

Trong công tác quản lý xã hội cũng vì do trình độ hạn chế nên khi dân có khiếu nại tố cáo thì việc giải quyết của cán bộ ngay từ cấp cơ sở phần lớn khơng đáp ứng được u cầu. Cán bộ cịn yếu về trình độ pháp lý và năng lực nghiệp vụ, hiểu biết về chính sách chế độ cũng chưa đầy đủ sâu sắc, ít am hiểu về thực tiễn giải quyết khiếu nại tố cáo v.v... dẫn đến việc đánh giá khơng đúng tình hình, khơng có biện pháp xử lý đúng và kịp thời, vừa làm cho quần chúng mất niềm tin, vừa tạo sơ hở cho những kẻ lợi dụng kích động lơi kéo nhiều người tham gia khiếu kiện. Nhiều cán bộ cấp xã còn lúng túng trong quản lý xã hội, quản lý kinh tế theo pháp luật và xử lý các mối quan hệ xã hội, phát huy dân chủ trực tiếp trong nhân dân, làm cho mâu thuẫn nảy sinh .

Những yếu kém về trình độ, năng lực chun mơn của cán bộ xã làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc của từng người, từng bộ phận và chất lượng hoạt động của cả HTCT. Ngoài ra, phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm đối với

dân của một số cán bộ xã đã làm cho mối quan hệ giữa cán bộ và dân khơng những khơng gắn bó hơn mà lại có chiều hướng xấu đi.

Bên cạnh đó, sự sa sút về ý thức chính trị, về đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ cấp xã cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thực hiện QCDC ở nông thôn. Một số cá nhân khi được giao nhận những nhiệm vụ cơng tác hay có vị trí lãnh đạo ở xã đã bị rơi vào tệ nạn phổ biến là tham nhũng. Sự cám dỗ bởi lợi ích vật chất trước mắt và chủ nghĩa cá nhân đã nhanh chóng làm cho họ bị xuống cấp về phẩm chất đạo đức và trở thành những kẻ tha hóa. Họ coi thường pháp luật, bất chấp những quy định của chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quay lưng lại với quyền lợi của nhân dân. Họ đã trở thành những "ông quan cách mạng" xa lạ với dân, đối lập với dân bởi phong cách làm việc quan liêu độc đốn, chun quyền. Đây khơng thể đổ lỗi hồn tồn cho cơ chế mà chính là do cá nhân những cán bộ này thiếu rèn luyện tu dưỡng. Người nơng dân lao động vất vả khó nhọc, thu nhập thì ít, đóng góp thì nhiều, đời sống cịn chật vật thiếu thốn, trong khi đó một bộ phận cán bộ cơ sở giàu lên nhanh chóng nhờ tham ơ tham nhũng. Tình trạng này đã tác động đến tâm lý, tình cảm của người dần từng ngày từng giờ, làm cho lịng dân hồi nghi, thiếu tin tưởng vào cán bộ.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa dân chủ đòi hỏi phải thực chất với hiện trạng thực hiện quy chế dân chủ hiện nay cịn hình thức.

Hiện trạng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở nơng thơn tỉnh Thái Bình cho thấy, công tác chỉ đạo xây dựng cơ sở điểm chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu kiểm tra, đôn đốc tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng những điển hình tiên tiến. Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ đảng chưa thường xuyên, liên tục. Nhiều nơi, cán bộ đảng viên chưa thật sự là những người đi tiên phong, là đầu tàu gương mẫu để quần chúng noi theo. Một số nơi, cấp uỷ chưa xem việc thực hiện QCDC vừa là mục tiêu, động lực, vừa là phương thức quan trọng để thực hiện tốt

nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở khơng đúng quy trình, lúng túng.

Việc nhận thức chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước còn hạn chế; vận dụng vào thực tiễn chưa thật sự năng động, thiếu tính sáng tạo. Cơng tác chỉ đạo tổ chức thực hiện từng lúc chưa tập trung, thiếu đồng bộ; công tác vận động, phát động phong trào hành động cách mạng của quần chúng cịn nặng tính bề nổi, thiếu chiều sâu. Do đó, chưa tạo được thế phát triển bền vững. Sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận và các đồn thể nhân dân trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đồng bộ; còn tư tưởng cục bộ, bè phái, né tránh trách nhiệm. Vai trò giám sát, kiểm tra của Mặt trận và các đoàn thể chưa được phát huy đúng mức. Hiệu quả hoạt động của các cơ sở chính trị nơng thôn: Trưởng thôn, Ban công tác Mặt trận, Ban thanh tra nhân dân, tổ nhân dân tự quản chưa cao. Ban chỉ đạo ở một số cơ sở được thành lập cịn mang tính hình thức, khơng đúng theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương (trưởng Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở nằm trong nhiều ban khác: Ban chỉ đạo xố đói giảm nghèo, Ban xây dựng đời sống văn hố...)

Ngồi ra, cơng tác tuyên truyền, giáo dục về QCDC của các đoàn thể, các cấp chưa thường xuyên, chưa sâu rộng trong nhân dân; thiếu những hướng dẫn cụ thể, làm hạn chế khả năng nhận thức về quyền làm chủ của nhân dân. Cơ sở vật chất phục vụ cơng tác tun truyền cịn thiếu thốn. Nhìn chung, cơng tác tun truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, QCDC nói riêng cịn nặng về hình thức, chưa đến nơi đến chốn.

Thứ năm, mâu thuẫn giữa dân chủ với các điều kiện thực hiện dân chủ xét

một cách toàn diện từ các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đến các điều kiện thuộc về cá nhân con người - những chủ thể chính trị, kể cả chủ thể lãnh đạo và bị lãnh đạo. Trong các điều kiện đó, phải đặc biệt lưu ý điều kiện kinh tế, văn hóa, pháp luật, tính cơng khai, ngun tắc cơng bằng bình đẳng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh thái bình (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)