Những yếu tố cơ bản tác động tới quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở nông thơn tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh thái bình (Trang 45 - 51)

nơng thơn tỉnh Thái Bình

* Đặc điểm tự nhiên:

Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh đồng bằng ba mặt giáp sơng, một mặt giáp biển, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là vùng lúa trọng điểm của phía Bắc và cả nước. Phía đơng giáp vịnh Bắc Bộ; phía tây và tây Nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam; phía bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phịng. Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng (Hà Nội- Hải Phịng - Quảng Ninh), có đường biển, cảng biển và hệ thống sơng ngịi thuận lợi cho giao

lưu kinh tế. Vị trí địa lý của Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hàng hóa và giao lưu kinh tế - xã hội với cả nước và quốc tế, song cũng đặt ra những thách thức to lớn trong cạnh tranh thị trường và thu hút vốn đầu tư nước ngồi.

Thái Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 153.137 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp là 102.400 ha, đất chưa sử dụng là 9.917 ha. Dân số toàn tỉnh khoảng 1.860 ngàn người, mật độ số dân/1km2 gấp 5,7 lần mật độ trung bình cả nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,23% [55, tr. 4-6]. Thái Bình có trữ lượng khí đốt 8 tỷ m3 ở huyện Tiền Hải và mỏ khí ở Thái Thụy có trữ lượng lớn, đang khai thác phục vụ khu công nghiệp.

Là tỉnh đồng bằng đất chật, người đông, lại xa trung tâm kinh tế lớn bất lợi cho giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư; trình độ canh tác, ngành nghề không đồng đều; lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp; sản xuất độc canh cây lúa, tập tục "rời làng chứ khơng rời ruộng" cịn nặng nề...

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Thái Bình là nơi có truyền thống từ ngàn đời nay làm nông nghiệp lúa nước; nông dân - nông thôn - nông nghiệp là đặc trưng nổi bật của nền kinh tế. Thái Bình vẫn là tỉnh cịn thuần nơng (58% GDP) và mặc dầu những năm qua bộ mặt Thái Bình ngày một đổi mới nhưng vẫn là tỉnh nghèo. Những năm 1997 - 1998, Thái Bình xảy ra "điểm nóng", bất ổn định, đến nay còn để lại những dư âm, dấu ấn nặng nề.

Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế của Thái Bình có mức tăng trưởng khá. Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng sản phẩm GDP năm 2010 ước đạt trên 12.500 tỷ đồng, tăng 10,12%, bình quân GDP/đầu người ước đạt trên 20 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 11.600 tỷ đồng, tăng trên 145% so với năm 2010. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt trên 6.400 tỷ đồng, tăng trên 4%. Đến nay, 100% số xã hoàn thành

quy hoạch chung xây dựng nơng thơn mới, 132 xã cơ bản hồn thành quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng, 36 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khung trung tâm xã, 171 xã đăng ký dồn điền đổi thửa. Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nơng thôn mới năm 2010 trên 1.200 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, cải cách hành chính được đẩy mạnh, an sinh xã hội được đảm bảo, trật tự xã hội, an ninh chính trị được giữ vững. Cơng tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa 13 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 diễn ra an toàn, đúng pháp luật và tiết kiệm. [52, tr.5,6].

Những thành tựu mà Thái Bình đạt được trên lĩnh vực kinh tế đang mở ra một tương lai tươi sáng cho mảnh đất thuần nông này. Sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua cũng có những tác động tích cực tới việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là nhân dân ở cơ sở. Đó là tiền đề vật chất quan trọng, quyết định chất lượng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao; một mặt củng cố và tăng cường niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền; mặt khác nhân dân có điều kiện tham gia vào cơng việc xã hội, tham gia quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.

* Hệ thống chính trị:

Thái Bình có 7 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh. Đảng bộ Thái Bình có 765 tổ chức cơ sở đảng, với 8,6 vạn đảng viên. Trong số 284 xã phường, thị trấn, có 1540 thôn (trước năm 2000 là 285 xã phường thị trấn). Hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) của Thái Bình những năm gần đây tương đối ổn định. Hoạt động của các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đồn thể đã dần dần đi vào đúng chức năng, nhiệm vụ của nó; chất lượng hoạt động đã được cải thiện. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở đã có sự phối hợp hoạt động khá đồng bộ. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở

do được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp và qua công tác thực tiễn cũng được nâng lên.

Trong những năm qua, chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng có sự chuyển biến tích cực. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tăng cường sức chiến đấu và khả năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng của các tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới, đặc biệt là lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở.

Bộ máy chính quyền và cơng tác cải cách hành chính cũng có nhiều tiến bộ. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của UBND được phân định ngày càng rõ hơn, hạn chế được tình trạng chồng chéo, bao biện, làm thay. Chất lượng các kỳ họp được nâng lên, hoạt động giám sát được tăng cường; chức năng và quyền lực của các cơ quan dân cử ngày càng được củng cố. Mối quan hệ giữa Đại biểu HĐND với cử tri, với đoàn Đại biểu Quốc hội được cải thiện và ngày càng gắn bó, tạo sự phối hợp tốt hơn trong các hoạt động.

Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng, tăng cường và mở rộng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cơ sở cũng được cải thiện. MTTQ và các đồn thể đã tập hợp đơng đảo nhân dân tham gia phát triển sản xuất, xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới…. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần huy động lực lượng từ phía nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

* Đặc điểm văn hóa - truyền thống:

Thái Bình đã có lịch sử 121 năm là đơn vị hành chính trực thuộc Nhà nước

Trung ương từ ngày 21/3/1890, là một trong những địa phương bảo lưu tập tục thời Hùng Vương sâu đậm nhất như: truyền thống canh tác lúa nước và trồng

mầu, chăn nuôi... tồn tại mãi đến ngày nay đã làm nên bản sắc văn hóa truyền thống đậm nét riêng ở Thái Bình.

Nền văn hóa truyền thống và hiện đại gắn bó hịa quyện với nhau tạo nên một sắc thái riêng của tỉnh Thái Bình. Đất và người Thái Bình có cái chung, nhưng cũng có cái riêng với diện mạo đẹp, một hội tụ được sàng lọc, để từ đó tạo nên một Thái Bình có phong cách hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nét độc đáo của Thái Bình đã để lại dấu ấn trong sinh hoạt cộng đồng của người dân Thái Bình, qua phong tục tập qn, văn hóa dân gian, sinh hoạt lễ hội và cùng với di tích đền chùa, lăng tẩm, miếu mạo...

Tứ giác sơng nước Thái Bình đầy bão táp, song trải trên 3.000 năm chung sống với bờ bãi, dù khơng biết bao nhiêu phen "chìm nổi" người dân Thái Bình vẫn bền giữ không để cuộc đời trôi dạt "như nước chảy bèo trơi", kiên trì "lặn ngịi, ngoi nước" "đắp đập be bờ", biến "bãi bể", thành "nương dâu" biến "đồng hoang" thành "biển lúa". Trong tình người, đã là “cùng hội cùng thuyền" thì phải "chỉ non, thề biển", hẹn cùng sống mái, ứng xử yêu thương "như bát nước đầy" tạo nên sức mạnh: "Thuận bè thuận bạn tát cạn biển đông". Khát vọng của người dân Thái Bình là cuộc đời được "thuận chèo mát mái" "yên sóng lặng gió", làm ăn cho "nổi đình, nổi đám", "giàu nứt đố, đổ vách". Trong làm ăn, dân Thái Bình rất cần kiệm "buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè ở xẻn". Trong giao tiếp, người Thái Bình lấy "miếng trầu làm đầu câu chuyện". Khi yêu "như bát nước đầy", "mặn mòi" như hạt muối. Khi giận, "mắng té, mắng tát", giận quá thì "hất nước đổ đi" là thái độ "nhẹ như bấc, nặng như chì", "mặt nặng như đị đầy".Khi quốc gia có giặc, họ dũng cảm "xơng pha", biết "tính nát nước nát cái", tìm kế "sâu hiểm", đã đánh là "cất vó cả lũ" và tinh thần "cưỡi sóng chém kình" của họ được các thế hệ sau kế thừa, phát triển, góp phần "nhấn chìm" mọi âm mưu xâm lược của bất kỳ kẻ thù nào từ đâu dám đến đất này (21, tr. 765).

Điều đáng khâm phục và cũng là niềm tự hào của mọi người đối với người Thái Bình là những đóng góp lớn lao, nổi trội của các thế hệ quân dân Thái Bình đối với Tổ quốc từ buổi đầu công nguyên đến nay. Trong chiến đấu chống giặc giữ nước và lao động xây dựng đất nước, Thái Bình đều có mặt ở hầu hết khắp các phong trào với những sự kiện, những địa danh, những tên tuổi ghi đậm trong sử sách, trong gia phả, thần phả... Trong lịch sử từ thế kỷ XVIII - XIX, Thái Bình đã xuất hiện những lãnh tụ kiệt xuất như: Hồng Cơng Chất, Vũ Đình Dung, Tú Cao, Phan Bá Vành... và đến thế kỷ XX với phong trào nông dân Tiền Hải "Tiếng trống năm 30", đến khi đổi mới xuất hiện phong trào dân chủ "chống tham nhũng".

Từ khi có Đảng, Thái Bình có những gương mặt tiêu biểu, ngời sáng như: Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Đức Cảnh... Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có Đại tướng Hồng Văn Thái, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Thị Chiên, Tạ Quốc Luật, Phạm Tuân, Bùi Quang Thận,... và huy động sức dân phục vụ chiến đấu (phong trào "thóc thừa cân, quân thừa người"). Hàng ngàn anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, góp phần dành độc lập, tự do cho dân tộc (từ năm 1955 - 1975, có 22 vạn con em Thái Bình đã xung phong nhập ngũ, 34.328 thanh niên xung phong; 34.403 con em Thái Bình đã hy sinh, vĩnh viễn nằm lại trên các chiến trường, 32.000 người mang thương tật [21, tr.767].

Ghi nhận chiến cơng của qn dân Thái Bình, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng: Cờ qn dân một lịng tiêu diệt quân địch, Cờ Nguyên Xá làng kiểu mẫu, 121 huân chương các loại, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho Nguyễn Thị Chiên, trung đội trưởng xã Tán Thuật (huyện Kiến Xương) và từ năm 1999 đến nay có 8 huyện, thành phố đều được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang", 1.817 bà mẹ được tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", 47 con em Thái Bình được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang [21, tr. 767].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh thái bình (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)