Vấn đề hiện đại hóa văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tiếp nhận và bình giải truyện kiều trên nam phong tạp chí ( 1917 1934 ) (Trang 40 - 48)

Chƣơng 2 : Vấn đề hiện đại hóa văn học và phê bình Truyện Kiều

2.1. Vấn đề hiện đại hóa văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX

Hiện đại hóa văn học cả về sáng tác và lý luận phê bình bao gồm dịch và giới thiệu cả sáng tác và phê bình văn học của Tây phương, kể cả dịch bài phê bình Truyện Kiều của R. Craysăc để đổi mới sáng tác và lý luận phê bình. Chính từ đây mà có nhu cầu ứng dụng các phương pháp phê bình Tây phương đối với Truyện Kiều. Đồng thời, Nam Phong cũng có đăng cả những bài phê bình Truyện Kiều theo quan niệm của các nhà nho cũ (như Nguyễn Đôn Phục). Luận văn xem việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều trên Nam Phong

như là đối tượng phản ánh tiến trình đổi mới và đồng thời cả đặc điểm giao thời của văn học đầu thế kỷ XX.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chính thức bước vào thời kì đổi thay lớn. Điều kiện nội sinh cùng với những tác động của yếu tố ngoại lai đã làm nên cuộc lột xác trên mọi phương diện của văn học. Đây không chỉ là vấn đề của văn học Việt Nam mà còn là thực trạng chung của văn học cả khu vực Đông Á, của những nền văn học từng trải qua thời gian dài phát triển với văn tự chữ Hán, giờ đây được tiếp nhận các yếu tố hiện đại từ văn học phương Tây. Vận hành theo quy luật phát triển chung của cả khu vực, văn học Việt Nam vẫn tạo cho mình một diện mạo riêng trong quá trình hiện đại hóa. Tính giao thời là một trong những đặc trưng đã góp phần làm nên gương mặt đặc biệt cho văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930.

Quan niệm sáng tác văn chương thời trung đại chính là quan niệm của nhà Nho chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo. Đến đầu thế kỷ XX, quan niệm này đã có sự thay đổi do hoàn cảnh lịch sử xã hội. Quan niệm của các nhà Nho cũng như các nhà trí thức thời này đã bắt đầu có sự đan xen giữa yếu tố cũ và mới, từ việc sáng tác văn chương đến phê bình văn học đều chịu ảnh

hưởng bởi nhân tố xã hội và văn hóa. Đây cũng là thời kỳ duy nhất trong lịch sử tồn tại 2 luồng tư tưởng trái ngược nhau. Một là lực lượng các nhà nho sáng tác và nghiên cứu phê bình theo luân thường đạo lý của phong kiến. Họ vẫn sáng tác theo lối văn chương thời phong kiến và bình luận văn học theo cách nhìn của một nhà nho chính thống. Trái ngược với họ là lực lượng trí thức mới, họ sáng tác theo các thể loại mới, viết bằng hình thức kết cấu mới và tích cực phê bình cách nhìn nhận tác phẩm theo con mắt của nhà nho. Bởi có sự đối nghịch như vậy nên trong rất nhiều tạp chí đương thời, tiêu biểu là

Nam Phong đã tồn tại những luồng tư tưởng đối nghịch nhau, dẫn đến nhiều cuộc tranh luận liên quan đến phương pháp nghiên cứu, sáng tác, nhìn nhận đánh giá về nhân vật trong tác phẩm. Nam Phong là tạp chí đánh dấu rõ nét nhất tính giao thời, trong các số báo của Nam Phong vẫn tồn tại những bài thơ viết theo thể đường luật, những truyện ngắn, tiểu thuyết mang dáng dấp anh hùng nghĩa hiệp. Bên cạnh đó còn có những bài thơ, truyện ngắn hay những bài phê bình mang dấu ấn của phong cách phương Tây hiện đại.

Trong Nam Phong tạp chí, vấn đề sáng tác cũng có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, còn nhiều tác phẩm vẫn hướng vào nội dung ca ngợi trung hiếu, tiết nghĩa hay viết về những con người sống theo chuẩn mực đạo đức phong kiến. Đề tài yêu nước, kêu gọi đấu tranh chống giặc cũng được các tác giả dòng văn học yêu nước tập trung thể hiện. Bên cạnh những đề tài quen thuộc ấy, thơ văn đầu thế kỷ XX bắt đầu đi sâu vào một số vấn đề mới mà trước kia chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để như số phận người nông dân, cuộc sống của tầng lớp thị dân thời kỳ tư sản hóa hay sự sa sút của các gia đình phong kiến, tình yêu lãng mạn tự do, phóng túng… Hai loại đề tài cũ và mới đan xen nhau vô tình tạo nên sự đa dạng về nội dung và tạo ra tính chất phức tạp cho văn chương đương thời.

Suốt 10 thế kỷ tồn tại của văn học trung đại, văn học viết Việt Nam lấy chữ Hán và chữ Nôm làm phương thức thể hiện duy nhất. Ba mươi năm đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi trong sáng tác văn học của cả nước. Chữ Quốc ngữ tuy đã chính thức bước vào tác phẩm nhưng dòng văn học chữ Hán vẫn chưa bị đẩy lùi ngay. Vì thế không khó để nhìn nhận rằng, lực lượng sáng tác phê bình văn học chữ Hán trong buổi giao thời vẫn khá đông đảo. Việc đưa chữ Quốc ngữ vào sáng tác vừa làm nên những giá trị nghệ thuật mới mẻ vừa thể hiện sự hiện đại hóa trong văn học. Tóm lại, ở đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam nói chung và trên Nam Phong nói riêng, những hình thức mới mẻ về ngôn ngữ như đã trình bày cùng hiện diện bên cạnh các hình thức ngôn ngữ vốn có trong văn học trước kia. Cả hai đều có vai trò cần thiết, làm nên những món ăn tinh thần phù hợp thị hiếu người đọc lúc bấy giờ. Trong quá trình hiện đại hóa ở giai đoạn giao thời, nếu như văn chương Bắc bộ có xu hướng đơn giản hóa ngôn ngữ ảnh hưởng chữ Hán, thì văn chương Nam bộ lại có xu hướng vừa bình dân hóa, đời thường hóa ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, vừa tiếp nhận ảnh hưởng ngôn ngữ Pháp.

Sự tồn tại song song cái cũ và cái mới đã nói lên tính giao thời của văn học giai đoạn này. Chính cách kết hợp, đan cài, pha tạp cái cũ với cái mới đã tạo nên những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn học trung đại mà cũng chưa thể công nhận là tác phẩm hiện đại. Nam Phong tạp chí ra đời trong khoảng giao thời đó như một mốc lịch sử văn học, đánh dấu xu hướng tiến gần đến văn học hiện đại.

Do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội đầu thế kỷ XX có nhiều sự thay đổi lớn, nhu cầu đổi mới theo xu hướng hiện đạo hóa là điều tất yếu. Vì thế, việc sáng tác và nghiên cứu văn chương cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa châu Âu dẫn đến ý thức hệ thay đổi, quan niệm văn chương trong sáng tác cũng dần thay đổi… Một điều dễ nhận thấy

là ở trong các sáng tác cũng như lý luận phê bình văn chương, yếu tố văn hóa và yếu tố con người là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu. Văn chương chú trọng hơn đến giá trị con người, đến sự ảnh hưởng của văn học đến đời sống hơn là suy xét theo những khía cạnh giáo lý, đạo đức như các thế kỷ trước.

Giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động sáng tác và phê bình văn chương của Việt Nam ảnh hưởng rất lớn của nền văn học Pháp. Tuy tiếp xúc khá muộn với tư tưởng và văn minh phương Tây nhưng các nhà văn, nhà phê bình đã nhanh chóng nắm bắt, vận dụng để có những thành tựu đáng kể góp phần làm đa dạng hóa nền văn chương nước nhà. Sáng tác và phê bình văn chương thời nào cũng thế, luôn gắn bó và ràng buộc lẫn nhau. Quá trình hiện đại hóa phê bình không nằm ngoài quy luật đó, bao giờ cũng đi liền hiện đại hóa sáng tác, tác động và chịu tác động của quá trình hiện đại hóa sáng tác. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí cho rằng, thế kỷ XX là thế kỷ văn học về văn học, nghĩa là,trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, chưa bao giờ ý thức về văn học - thể hiện qua lý luận, phê bình, lại được thức tỉnh ở một tầm cao và trên một bình diện rộng đến như thế. Tình hình lý luận, phê bình văn chương Việt Nam trong thế kỷ vừa qua, có sự khác biệt về tính chất và mức độ, nhưng trên thực tế, đã nhập vào dòng chảy chung ấy của thế giới. Được chuẩn bị dần dà mà đầy đủ và chắc chắn từ cuối thế kỷ XIX, bước vào đầu thế kỷ XX, văn chương nước ta, trong đó có bộ phận lý luận, phê bình, từng bước chuyển mình theo chiều hướng hiện đại hóa.

Tiến trình hiện đại hóa lý luận, phê bình văn chương cần nhắc đến việc nhận ra những nét đặc thù của tư duy logic. Loại hình tư duy riêng biệt này trong thời hiện đại ở nước ta đi cùng với lối biểu đạt bằng chữ quốc ngữ. Hồi đầu thế kỷ XX, công việc nặng nhọc mà quan thiết ấy gắn liền với sự nghiệp trước tác của nhiều bậc thức giả danh tiếng như Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh…mà vai trò nổi bật có lẽ thuộc về Phan Khôi. Phan Khôi càng ngày

càng nhận ra sự gắn bó giữa luận lý với các danh từ khoa học mới đến từ phương Tây. Và “từ khi ông hiểu khoa ấy…, bao nhiêu bài viết của ông ở Nam Phong được người xem để ý thì ông cho là rườm rà, đẽo gọt tất cả”. Đồng thời lối nghĩ và lối viết theo phong cách học thuật hiện đại dần dà thành hình, nhờ tư duy logic, “ông bắt đầu viết rành mạch sáng sủa như lối văn hiện giờ từ lúc ông làm cho Đông Pháp thời báo ở trong Nam”.

Có thể nói, chính lối tư duy logic chặt chẽ, sáng sủa đã góp phần làm nên vai trò nổi trội của ngòi bút Phan Khôi trong đời sống báo chí Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trên thực tế, vào thời ấy, Phan Khôi tả xung hữu đột hầu như trên khắp các mặt báo từ Nam ra Bắc. Nhiều cuộc tranh luận sôi động được khởi nguồn từ những bài viết thẳng thắn mà thấu lý của ông.

Trước đây, trong nền văn học trung đại Việt Nam, thể phê bình văn học tồn tại dưới dạng các bài tựa, bài bạt, những lời bình, những thư từ trao đổi về văn chương, nhân một tập thơ của chính tác giả hay bạn bè, anh em, cha con. Nó cũng mang nội dung, nhận định, đánh giá, giao lưu, đối thoại... Nhưng nhìn chung các ý kiến như là những cảm tưởng hàm súc với cảm hứng trang trọng và trân trọng. Những bài bạt, bài tựa, những lời bình ấy viết ra để cho mình, viết vào văn tập, thi tập, lưu lại cho con cháu, để “cất vào danh sơn”. Những lời bình văn có giá trị, những áng văn hay có thể vẫn được phổ biến, truyền tụng, nhưng đó là sự trao đổi bằng cách đọc cho nghe, chép cho xem giữa những người giống mình. Người viết không hề nghĩ đến chuyện công bố tác phẩm, không hề quan tâm đến công chúng. Khi viết văn, người ta chú ý trước hết không phải là thực tế khách quan, đối tượng khách quan, mà là đạo lý cương thường. Cái hay cái đẹp của nó trước hết là nghĩa lý.

Lối phê bình khoa học xuất hiện đầu thế kỷ XX là một hiện tượng mới, phi truyền thống, tức là chưa hề có trong văn học cổ truyền của ta. Tư duy phê bình khoa học đầu thế kỷ XX, có đặc tính và hình thức khác, không chỉ mô tả

mà còn cắt nghĩa chứng minh bản chất của sự vật, nó chống lại lối phê bình chủ quan thiên về ghi lại những cảm xúc của người đọc do tác phẩm kích thích, gợi lên.

Đầu thế kỷ XX, lối phê bình văn học của Phạm Quỳnh là một lối phê bình văn học mới lạ. Chính Phạm Quỳnh cũng tự nhận mình là thuộc “đội quân phá đường mở lối, là quân tiên phong của đội binh những nhà làm văn về sau này”, là những người tiên phong của lối phê bình văn học hiện đại. Trong các bài phê bình văn học, Phạm Quỳnh đã vận dụng những thao tác, phương pháp phân tích văn học của phương Tây một cách sáng rõ, mạch lạc, trên tinh thần duy lý, tự nhiên vẫn còn mang tính chất thô sơ, đơn giản của buổi ban đầu. Khác với những nhà nghiên cứu cựu học, Phạm Quỳnh đã sử dụng lối phân tích và cái nhìn khách quan nhất để đọc và tiếp nhận Truyện Kiều. Trong bài nghiên cứu “Truyện Kiều” trên Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã nhận xét: “Văn chương Kiều quả là một nền văn chương tuyệt bút, có lẽ văn tàu cũng không được mấy chỗ hay bằng… Lời văn rất luyện, ý tứ rất sâu, lời văn luyện cho đến nỗi tưởng không ai có tài nào đặt hơn được nữa, và trong một câu không thế nào dịch đi một chữ, đổi lại một tiếng, giọng hồn nhiên như trong ống thiên lại mà ra, ý tứ sâu cho đến nỗi càng đọc càng cảm, càng nghĩ càng thấm, lời lời trầm trọng như mang nặng một gánh tình, thiết tha như kêu oan nỗi sầu khổ, có cái cảm khái vô cùng. Chỗ nào lời văn cũng là in với nghĩa truyện, ý tứ hợp với cảnh người, lời nào ý nào cũng thích với nhân tình thế cổ, khiến cho nhiều câu trong Truyện Kiều đã thành những lời cách ngôn thiên cổ, dẫu người thường cũng biết dùng trong khi nói chuyện như dùng tục ngữ phương ngôn vậy”[43,481]. Hơn ai hết, Phạm Quỳnh đã thấy được “sức nặng” của tác phẩm từ nghệ thuật đến nội dung, từ lời văn đến ý tứ đều ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Việt Nam thời bấy giờ. Ông còn chỉ ra “Cái khéo trong văn chương Truyện Kiều thời còn nhiều lắm không sao

nói cho hết được, nhưng cái khéo ấy không phải là cái tiểu xảo ở sự xếp câu hiệp vận, đưa đẩy đệm lót, mày phần nhiều ở cái ý tứ thâm trầm, cảm tình vô hạn”[43,485]. Không quá đi sâu vào bàn bạc về cách cư xử, hành động, tính cách của nhân vật trong Truyện Kiều “chiếu” theo tư tưởng Nho giáo như các học giả đầu thế kỷ XX, Phạm Quỳnh đã bước đầu tìm được những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu… của tác phẩm. Khi đánh giá về nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều, Phạm Quỳnh cũng nhìn từ góc độ ngôn ngữ “Cách tả chị em Thúy Kiều như hai bức tranh khác nhau, rất ý vị. Vẽ người đến thế đã là khéo lắm, nhưng đó là cái lối vẽ chính thức, còn lỗi vẽ phá bút, chỉ một vài câu dăm ba chữ mà hình dung được cả nhân cách một người, như đánh dấu đến thiên cổ không bao giờ sai được”[43,486]. Và đó cũng là cách đưa ra luận điểm để Phạm Quỳnh kết luận “Tóm lại, Truyện Kiều thật là đủ các lối văn chương, mà lối nào cũng tới cực điểm, mỗi lối một vẻ, mà lối nào cũng là “mười phân vẹn mười”. Truyện Kiều rõ ra một áng văn lão luyện, tưởng có thể sánh với những hạng kiệt tác trong các chương khác”[43,488]… Có thể nói rằng, trước Phạm Quỳnh, nhiều nhận định về

Truyện Kiều nhưng để xem Truyện Kiều là sự kết tinh tâm hồn dân tộc, là niềm tự hào của đất nước thì Phạm Quỳnh là người đầu tiên. Bàn về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều Phạm Quỳnh đã thể hiện một trí tuệ sắc sảo, một sự nhạy cảm cần thiết của một nhà phê bình. Ông nhìn nhận đánh giá Truyện Kiều ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật: “Phàm văn chương hay là, thứ nhất, ở lời văn điêu luyện, thì nhì ở ý tứ thâm trầm... Truyện Kiều thật là kiêm được cả hai, lời văn rất luyện mà ý tứ rất sâu, lời văn luyện cho đến nỗi tưởng không có tài nào đặt hơn được nữa, và trong mỗi câu không thể nào dịch đi một chỗ, đổi lại một tiếng, giọng hôn nhiên trong ống nhiên lại mà ra; ý tứ sâu cho đến nỗi càng đọc càng cảm càng nghĩ càng thấm, lời lời trầm trọng như mang nặng cả một gánh tình tha thiết, như kêu oan nỗi sầu khổ, cảm

động vô cùng”[43,501]. Phạm Quỳnh còn phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cũng như nghệ thuật miêu tả tính cách, tâm trạng nhân vật Kiều qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tiếp nhận và bình giải truyện kiều trên nam phong tạp chí ( 1917 1934 ) (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)