Vai trò của Phạm Quỳnh trong tiến trình hiện đại hóa văn học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tiếp nhận và bình giải truyện kiều trên nam phong tạp chí ( 1917 1934 ) (Trang 61 - 69)

Chƣơng 2 : Vấn đề hiện đại hóa văn học và phê bình Truyện Kiều

2.2. Phê bình Truyện Kiều trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX

2.2.2. Vai trò của Phạm Quỳnh trong tiến trình hiện đại hóa văn học và

học và phê bình Truyện Kiều

Nói đến Phạm Quỳnh, là nói đến một trong những trường hợp đặc biệt của văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là một trong “những người khổng lồ” (chữ của nhà văn Nguyên Ngọc) cách đây hơn một thế kỷ mà tài năng, trí tuệ thể hiện một cách rực rỡ trên mọi lĩnh vực văn hóa. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại (Quyển 1, phần III), khi bàn về Phạm Quỳnh, đã có những nhận xét khá xác đáng về sự uyên

bác và nghiêm túc, cẩn trọng của ông như sau: “Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến triết lý, đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn lên mặt giấy”.

Ở Phạm Quỳnh là sự tổng hòa của những nhân tố đáng khâm phục: một học giả uyên bác, một nhà văn hóa lớn, một nhà văn tâm huyết và một nhà báo có tài. Khác với Nguyễn Văn Vĩnh, khởi đầu sự nghiệp văn hóa là một nhà văn, báo chí là lĩnh vực mà Phạm Quỳnh tiếp xúc trước nhất, và cũng ở lĩnh vực này, tinh hoa của con người học giả, con người văn hóa, con người nhà văn của ông được phát tiết.

Một đóng góp quan trọng nữa của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đối với báo chí Việt Nam là về mặt ngôn ngữ báo chí và cách thức biên tập, đưa tin. Ngôn ngữ báo chí đến thời Nam Phong đã đạt đến sự trong sáng, rõ ràng về mặt từ ngữ; khúc chiết, mạch lạc về cách hành văn. Cách đưa tin cũng ngắn gọn, chính xác và hấp dẫn, thể hiện qua những bài biên tập kỹ càng và sâu sắc của Phạm Quỳnh và ban biên tập. Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đã kiên trì nghiên cứu, cải tạo câu văn quốc ngữ, khiến nó có khả năng diễn đạt một cách trong sáng, rõ ràng mọi khái niệm thâm thúy của tư tưởng triết học kim cổ đông tây thông qua việc tổ chức biên dịch, giới thiệu các tư tưởng ấy trên mặt báo. Những cố gắng ấy của Phạm Quỳnh và Nam Phong, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt , nói chung và ngôn ngữ báo chí, nói riêng.

Không chỉ nêu lên tầm quan trọng của văn quốc ngữ đối với nền học của nước nhà mà trong bài viết này, Phạm Quỳnh cũng đã chỉ ra những việc làm cụ thể để phát triển văn quốc ngữ cũng như trách nhiệm của các trí thức Tây học và Nho học đối với việc phát triển ấy. Đánh giá về công lao của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đối với nền quốc văn của nước nhà.

Với sự truyền bá, cải tiến chữ quốc ngữ cùng với nội dung hấp dẫn của các bài viết đăng trên Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đã góp phần thay đổi thói quen, tâm lý của công chúng, thu hút sự chú ý của công chúng đối với báo chí và qua đó, góp phần không nhỏ trong việc phát triển lực lượng độc giả của báo chí Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn học đã chứng minh, đô thị chính là một trong những tiền đề cho sự ra đời văn học hiện đại. Đây chính là nơi tích tụ và phản ánh những chuyển biến của xã hội Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa. Đô thị là cửa ngõ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới, là nơi mà những ảnh hưởng từ phương Tây thể hiện sâu sắc nhất. Môi trường đô thị với đời sống thành thị là nơi tập hợp của đội ngũ đông đảo công chúng văn học mới. Mặc dù trong họ, những sợi dây liên lạc với văn hóa truyền thống không bị cắt đứt nhưng sự gắn bó với văn hóa quá khứ chắc chắn đã bị cuộc sống mới làm cho phai nhạt. Cuộc sống mới cũng đặt ra cho họ những nhu cầu tâm lý và hưởng thụ văn hóa mới mẻ. Nhiều người trong số họ lại tiêm nhiễm văn hóa phương Tây ở những mức độ khác nhau. Chính họ đã làm xuất hiện nhu cầu về một thứ văn học mang màu sắc phương Tây.

Thời kỳ này, văn học Pháp vừa do sự áp đặt, nhưng cũng vừa có sức thu hút và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng từ trong trường học đến đời sống xã hội nước ta, nhất là đối với lớp trí thức Tây học. Báo chí, nhà xuất bản, nhà hát truyền bá thông tin và văn học nhanh chóng và rộng khắp… Lớp tân trí thức do Pháp đào tạo đó, tuy bề ngoài họ là sản phẩm của nền giáo dục của thực dân, trừ một thiểu số vong bản, nhưng còn phần nhiều bên trong họ vẫn giữ được tinh thần dân tộc, trở thành những người có ích cho nền văn hóa mới của đất nước. Song, cũng từ sự đổi thay này, hàng nghìn nho sĩ đã trở nên thật trớ trêu với chữ quốc ngữ, “ú ớ u ơ ngọn bút chì”. Những khát vọng khoa cử “lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ” (Tú Xương) của biết bao người, nay tan biến, đã tạo nên một “cú sốc” về công danh, sự nghiệp trong cuộc sống

xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Biết bao nho sinh đã trở thành những kẻ thất cơ lỡ vận trong buổi giao thời “mưa Âu gió Mỹ” đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên đất Việt. Và để có một nơi cho những nhà nho cuối mùa “neo đậu tâm hồn”, ngâm vịnh, tỏ bày buồn vui, để mà không có phản ứng “nổi loạn”; đồng thời cũng là một giải pháp chính trị nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nền Hán học, và quảng bá văn hóa, văn học phương Tây, nhất là văn hóa văn học Pháp, một số tờ báo có cả chữ Tây, chữ Nho và chữ Việt quốc ngữ đã ra đời vào giai đoạn đầu thế kỷ XX, trong đó có tạp chí Nam Phong. Về cơ bản, văn hóa, văn học của nước nhà giai đoạn đầu thế kỷ XX này tạm thời lùi xuống, và có sự “đứt gãy”. Một phần do bị “áp đảo” từ phương Tây, nhưng một phần chững lại cũng là để chỗ cho sự suy ngẫm, tiếp thu, từ đó mà tìm hướng nhào nặn, “kiến thiết” cho một nền văn hóa, văn học mới.

Nam Phong tạp chí đã thực sự trở thành công cụ nhằm mục đích gây

ảnh hưởng về chính trị, văn hóa của Pháp đối với nước ta thời đó. Và việc chọn Phạm Quỳnh, một trí thức thông minh, uyên bác cùng Nguyễn Bá Trác giỏi chữ Nho là chủ bút các phần Việt văn và Hán văn, cũng là một cách kín đáo ẩn dấu đi mục đích của người Pháp. Họ không lộ mặt trực tiếp mà khôn khéo thông qua một “cây cầu” là những ông chủ bút tài năng người Việt để thực hiện những ý đồ chính trị của họ. Ngược lại, Phạm Quỳnh cũng muốn lợi dụng ngay chính tờ tạp chí này để thực hiện những mục đích ý tưởng chính trị của mình, theo phương châm “tương kế tựu kế”, mặc cho phải đương đầu với dư luận phức tạp. Cả hai bên, về chủ quan đều muốn dùng Nam Phong tạp chí

nhằm mưu đồ những mục đích riêng. Đối với Phạm Quỳnh, đó là mục tiêu canh tân đất nước bằng văn hóa, muốn vậy phải xây dựng nền quốc học, mở mang dân trí đưa đất nước tự do, văn minh. Tuy nhiên, ông cũng thấy rằng, văn hóa văn minh phương Tây là cần thiết cho công cuộc đổi mới đất nước, nhưng chính nó cũng đang phá hoại tận gốc rễ ý thức hệ của dân tộc ta.

Do vậy, Phạm Quỳnh chủ trương một mặt tiếp thu cái mới, cái hay nhưng cũng “giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam” và phải biết “bảo tồn cái quốc túy của Việt Nam ta”. Ông còn muốn dùng tờ báo làm phương tiện vận động, xây dựng một nền văn hóa mới cho dân tộc, nhằm phát huy chủ nghĩa quốc gia mà ông chủ trương, mong có ngày giải phóng cho đất nước. Trong bài diễn thuyết ở Paris, năm 1922, ông đã nói: “Nếu văn minh là cái vốn và là một truyền thống, thì chúng tôi tha thiết giữ nguyên cái vốn cần cù cố gắng mà tổ tiên đã để lại. Chúng tôi không muốn với bất cứ giá nào tẩy sạch quá khứ, cáu quá khứ ngàn năm đã tạo ra chúng tôi ngày nay. Chúng tôi muốn giữ lấy cái bản tính quốc gia, cái cá tính lịch sử của chúng tôi”. Phạm Quỳnh còn có một mục đích tối thiết nữa là dùng tờ báo làm phương tiện vận động, xây dựng văn hoá dân tộc, nhằm phát huy chủ nghĩa quốc gia, và gây lấy tinh thần tự lập cho quốc dân để mong có ngày giải phóng cho dân tộc: "Ta phải tìm cách gây lấy một nền tảng văn hoá riêng, tham bác cả hai tinh thần Âu Á…chính là một sự yếu cần cho lẽ sinh tồn…phải biết rằng dân tộc ta muốn tìm đường giải phóng, tìm đường tự lập, duy có cách đó mới mong kiến hiệu được…Xin quốc dân ta nhơ ùcho rằng cứ tình thế nước ta ngày nay, vận động về đường chính trị không bằng vận động về đường văn hoá…" (Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây, Nam Phong số 84, 1924).

Giao lưu và tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, văn học Pháp đã đem lại cho văn học Việt Nam những bước phát triển về chất. Văn học Việt Nam đã tiếp thu những điều hoàn toàn mới mẻ, hoàn toàn khác biệt về mặt văn hóa trước đây nhưng vẫn duy trì bản chất và phát triển dưới một trình độ cao hơn, hiện đại hơn. Cuộc tiếp xúc với văn hóa Pháp diễn ra gần một thế kỉ (1858 – 1945) nhưng đã đem lại những bước chuyển mình mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nam Phong đã tích cực trong công cuộc truyền bá tạo nên thắng lợi của giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Pháp,

Trong bối cảnh văn hóa diễn ra nhiều biến động như thế, Nam Phong tạp chí ra đời là sự cần thiết và phù hợp. Nam Phong thực sự là ngọn gió thổi từ phương Nam tới. Xét trên phương diện học thuật, Nam Phong chắc chắn sẽ “thổi mát” nền văn học dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX. Cùng với việc dịch thuật, phổ biến các thể loại văn học phương Tây vào Việt Nam, báo chí còn làm một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo tồn văn học văn hóa truyền thống. vào những năm đầu thế kỷ XX, lực lượng những nhà văn xuất thân từ cựu học vẫn còn rất đông đảo, họ đều có thể sử dụng chữ quốc ngữ để viết văn, làm thơ nhưng lại có sự gắn bó máu thịt với văn chương truyền thống, họ không thể phủ nhận sạch trơn những giá trị của văn học quá khứ. Vì thế, được sự hỗ trợ, khích lệ của những tờ tạp chí với chủ trương “bảo tồn cổ học”, “điều hòa tân cựu” như: Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, An Nam tạp chí…

Cũng từ sau năm 1903, nghĩa là sau khi tầng lớp tinh hoa của trí thức dân tộc ở thời điểm đó là các nho chí sĩ phát hiện thấy và nhanh chóng thay đổi thái độ, chấp nhận sự tồn tại của chữ viết “đại tiện ích” ấy, không những thế, nhanh chóng chủ động phát lên lời hiệu triệu toàn dân học thứ chữ viết mới này, thì chữ Quốc ngữ mới nhận được “giấy đăng ký khai sinh và phép thông công” để được đại đa số thành viên của cộng đồng thừa nhận và quan tâm tới.

Văn chương quốc ngữ” trở thành hiện tượng có tính phổ cập chỉ từ khi chính những bậc thầy của nền văn chương truyền thống (Hán nôm) tham gia vào việc sáng tạo ra nó. Biểu hiện tập trung “dứt điểm” của tính chính đáng, của sự “đắc nhân tâm” mà bộ phận văn chương quốc ngữ đạt được tới chính là những sáng tác của các nhà nho chí sĩ – duy tân. Hầu như tất cả các nhà Nho được gọi là nhà Nho chí sĩ hay nhà Nho duy tân vào đầu thế kỷ XX không nhiều thì ít đều có tham gia vào việc sáng tác nên những tác phẩm văn chương đích thực bằng thứ chữ quốc ngữ.

nói riêng giữa các quốc gia có chủ nghĩa tư bản phát triển Âu Mỹ - thường được gọi theo một cách ước lệ là phương Tây – với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở nhiều châu lục khác trên thế giới – cũng được gọi một cách ước lệ là phương Đông – là một thực tế lịch sử mang quy mô toàn thế giới từ thế kỷ XVIII cho tới tận ngày nay.

Phạm Quỳnh đã là một trong những người đầu tiên cổ vũ và xây dựng nền quốc ngữ. Nam Phong dần dần chỉ còn là tạp chí quốc ngữ. Chữ quốc ngữ với sự giản tiện của nó đã làm báo chí phát triển, phổ cập hóa rất nhanh tư tưởng và tri thức. Rõ ràng đó là một công cụ hữu hiệu. Tuy nhiên, Phạm Quỳnh vẫn chủ trương phải học chữ Hán, phải tận dụng những chữ Hán trong tiếng Việt, nhất là các thuật ngữ, để làm phong phú tiếng Việt. Như vậy, tư tưởng chính của Phạm Quỳnh là muốn xây dựng một nền văn hóa Việt Nam không giống Tàu cũng không giống Tây, tuy có tiếp thu tinh hoa cả hai. Và, nếu nhìn đường dây tư tưởng của ông: quốc học - quốc văn - quốc ngữ, thì sẽ thấy ông không lấy quá khứ, mà tương lai làm chuẩn. Bởi vậy, nó mới chỉ là định hướng, một định hướng chiến lược, mà phải biết bao công sức nữa thì mới định hình. Phạm Quỳnh và các đồng chí của ông trong Nam Phong đã đi đầu trong việc xây đắp hình hài này.

Là người dung hòa văn hóa Đông Tây, nhưng căn cốt Phạm Quỳnh, có lẽ, vẫn là một nhà Nho, một ông đồ Tây. Nên cũng như một nhà Nho, ông muốn hành đạo đến cùng. Điều đó hẳn đã gây cho ông một ảo tưởng là nếu làm quan (Thượng thư bộ Học, rồi bộ Lại) thì sẽ dễ dàng đưa vào cuộc sống những tư tưởng tâm huyết của ông về việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam. Người ta cũng tiếc là ông vì việc làm quan này đã bỏ tạp chí Nam Phong để nó phải chết vào năm 1934. Nhưng thực ra, vai trò của Phạm Quỳnh và tạp chí do ông làm chủ bút với tư tưởng dung hòa văn hóa Đông Tây đã đến vãn hồi. Xã hội Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, với

Nam nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, theo con đường hiện đại hóa kiểu phương Tây. Họ không làm khảo cứu nữa, mà bằng những sáng tác của mình đã khẳng định điều đó.

Phạm Quỳnh cũng chủ trương bảo tồn tất cả các tôn giáo đã từng tồn tại trong đời sống tư tưởng tình cảm của người Việt và ông trách cứ các nhà Nho là quá thực tế, là “vô thần”. Trên tờ Nam Phong Phạm Quỳnh còn ra sức cổ động cho “chủ nghĩa quốc gia”. Theo ông muốn xây dựng quốc gia phải bắt đầu từ đấu tranh xây dựng văn hóa, việc này cần thiết hơn đấu tranh chính trị. Để xây dựng văn hóa, cần phải gia nhập vào văn hóa Âu Tây, vì vậy, tờ Nam Phong đã dịch nhiều tác phẩm cũng như luận văn về văn học, văn hóa phương Tây. Để xây dựng quốc gia, phải bảo tồn, phát triển tiếng Việt: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Để phục vụ “chủ nghĩa quốc gia” một cách hữu hiệu, Phạm Quỳnh hô hào xây dựng một nền văn học mới, xây dựng “quốc học”, phát triển “quốc văn”, vận động mọi người học tiếng Việt. Chủ trương này được Pháp ủng hộ. Lẽ tất nhiên, khi nhìn vào hệ thống những công trình cũng như “lời hô hào” của Phạm Quỳnh, không ai có thể phủ nhận được công lao to lớn của ông trong việc hiện đại hóa nền văn chương nước nhà.

CHƢƠNG 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM PHÊ BÌNH CŨ VÀ MỚI TRONG PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tiếp nhận và bình giải truyện kiều trên nam phong tạp chí ( 1917 1934 ) (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)