Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an) (Trang 27)

Nguồn nhân lực trẻ hiện nay tích cực mở rộng, duy trì và phát triển vốn xã hội thông qua việc tham gia vào các hoạt động của nhiều nhóm xã hội khác nhau.

Vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển việc làm, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phát triển các nhu cầu cá nhân và tăng cường sự tham gia các hoạt động xã hội của nguồn nhân lực trẻ. Ngoài ra, vốn xã hội còn đóng vai trò tích cực trong việc tạo dựng nguồn vốn xã hội mới của nguồn nhân lực trẻ hiện nay.

Việc sử dụng nguồn vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ bị chi phối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như yếu tố chính sách, yếu tố quản lý, phong tục tập quán địa phương… và tính tích cực chủ động của đội ngũ lao động trẻ.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Nghiên cứu được tiến hành bước đầu bằng việc thu thập và phân tích các tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến vốn xã hội và nguồn nhân lực. Các thông tin được thu thập từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu thống kê, các báo cáo của các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu… đã được công bố. Thêm vào đó, các thông tin về địa bàn nghiên cứu, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng được thu thập qua báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và qua cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An: www.nghean.gov.vn.

Trọng tâm của nghiên cứu này là tìm hiểu vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ ở hai phường Lê Mao và Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trên cơ sở phân tích một phần dữ liệu của đề tài cấp nhà nước “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS.TS Nguyễn Hồi Loan làm chủ nhiệm đề tài.

Đây là đề tài do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ trì, thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 4/2015. Đề tài được tiến hành tại 6 tỉnh/thành trong cả nước, bao gồm: Hà Nội, Tuyên Quang, Nghệ An, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp với tổng số mẫu là 3000 người.

Với dữ liệu nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Nghệ An, phương pháp chính được thực hiên nhằm thu thập thông tin nghiên cứu của đề tài này là phương pháp trưng cầu ý kiến dành cho đối tượng là cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại khu vực kinh tế nhà nước.

Dung lượng mẫu khảo sát là 500 đơn vị mẫu dành cho những người trong độ tuổi từ 18 – 34 đang làm việc tại các cơ quan thuộc khu vực kinh tế nhà nước tại hai phường Lê Mao và phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Nguyên tắc chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được xác định trên cơ sở phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện với cơ cấu mẫu như sau:

Cơ cấu mẫu theo giới tính:

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (Đơn vị: %)

Nam 200 40

Nữ 300 60

Tổng 500 100

Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi:

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (Đơn vị: %)

18 - 24 tuổi 30 6.0

25 – 29 tuổi 172 34.4

30 – 34 tuổi 298 59.6

Tổng 500 100.0

Cơ cấu mẫu theo địa bàn nghiên cứu:

Phường Số lượng Tỷ lệ (Đơn vị: %)

Lê Mao 250 50

Cửa nam 250 50

Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với 5 trường hợp, bao gồm 2 đại diện lãnh đạo địa phương, 3 nhân viên đang công tác tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp của nhà nước trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đồng thời, nghiên cứu còn thực hiện phương pháp thảo luận nhóm tập trung đối với 2 nhóm đối tượng: nhóm thứ nhất bao gồm các đại diện lãnh đạo của các nhóm chính trị - xã hội, nhóm thứ hai bao gồm các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại khu vực kinh tế nhà nước trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Các thông tin thu được từ bộ số liệu khảo sát thực địa tại hai phường Lê Mao và Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An được tác giả phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu định lượng SPSS phiên bản 19.0

Các thông tin thu được từ phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu cá nhân được tác giả phân tích bằng phần mềm xử lý thông tin định tính NVIVO phiên bản 8.0

8.2 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân

Ngoài việc phân tích trên một phần dữ liệu từ đề tài “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả còn phỏng vấn sâu thêm 10 trường hợp qua skype (dùng băng ghi âm sau đó phân tích) để bổ sung thêm thông tin nghiên cứu. Theo đó, quá trình phỏng vấn qua Skype cho ph p người phỏng vấn quan sát được người trả lời, mà vẫn đảm bảo được tính riêng tư và bảo mật cho quá trình phỏng vấn.

Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 40 đến 50 phút.

Đối tượng tiến hành phỏng vấn sâu là những người thuộc nhóm nguồn nhân lực trẻ từ 18 đến 34 tuổi, bao gồm đại diện đội ngũ lãnh đạo các cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước, đại diện lãnh đạo địa phương và nhân viên đang làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước tại phường Lê Mao và phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với cơ cấu mẫu như sau:

Đại diện lãnh đạo cơ quan/tổ chức: 1 người

Đại diện ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội: 1 người

Nam nhân viên đang làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước: 4 người Nữ nhân viên đang làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước: 4 người

Các thông tin thu được từ phỏng vấn sâu được phân tích bằng phần mềm xử lý thông tin định tính NVIVO phiên bản 8.0.

NỘI DUNG CHÍNH

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm công cụ của đề tài 1.1 Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1 Khái niệm vốn xã hội

Theo từ điển Xã hội học Oxford, “Vốn xã hội” là khái niệm do Jame Coleman đề ra, dùng để mô tả những khiểu quan hệ tồn tại giữa các cá nhân đặt trong bối cảnh gia đình và cộng đồng và ảnh hưởng lớn tới sự thành đạt về học vấn. Khái niệm này tương đương với khái niệm vốn con người và vốn vật thể trong kinh tế học [8].

Pierre Bourdieu định nghĩa: “vốn xã hội là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quan biết nhau và nhận ra nhau, (những mối liên hệ này) ít nhiều được định chế hóa”. Ông cho rằng "khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà anh ta có thể huy động trong thực tế, và vào khối lượng vốn của từng người anh ta có thể liên hệ... Những mối quan hệ này chỉ có thể tồn tại trong trạng thái thực tế, trong các trao đổi mang tính vật chất và mang tính biểu tượng để giúp duy trì chúng” [33].

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa vốn xã hội của Pierrer Bourdieu.

Theo đó, vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ là một mạng lưới bao gồm các nhóm xã hội mà nguồn nhân lực trẻ tham gia vào. Vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ rộng hay hẹp phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất là số lượng các mối quan hệ mà cá nhân có thể huy động được. Thứ hai là số lượng vốn xã hội của từng mối quan hệ mà cá

nhân có thể huy động được.

1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: nguồn nhân lực phản ánh trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng hay nguồn nhân lực còn được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai [65].

Cuốn sách “Human resouree planning: Approaches, Needs Assessment and Priorities in Manpower Planning” đã đưa định nghĩa nguồn nhân lực như sau: “nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu”. Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới dạng một nguồn vốn, thậm chí là nguồn vốn quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai hoặc nguồn của cải có thể làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế” [60].

Theo giáo trình Nguồn nhân lực của Trường Đại học Lao động – xã hội, nguồn nhân lực theo nghĩa rộng “Bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”, còn theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực “Bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” [46].

Từ những khái niệm trên, theo cách hiểu của tác giả, nguồn nhân lực bao

gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động có thể lực (sức khỏe), trí lực (trình độ chuyên môn, tay nghề), có năng lực hoặc tiềm năng tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất.

1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực trẻ [35]

Nguồn nhân lực trẻ là một nhóm người thuộc lực lượng lao động, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 15 đến 34 tuổi, được gắn với mọi giai cấp, tầng lớp dân tộc, mọi tầng lớp kinh tế xã hội và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm nguồn nhân lực trẻ là khái niệm chỉ tổng số dân trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi.

1.1.4 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trẻ [35]

Có nhiều quan niệm về khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. “Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hay gay cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn

phát triển năng lực, phát triển năng lực đó của con người đêr tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”.

Theo UNESCO: Phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp với sự phát triển của đất nước và chỉ nên giới hạn trong phạm vi kỹ năng lao động và thích ứng với nhu cầu việc làm.

Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO): Phát triển con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng của sự phát triển một quốc gia. Nó bao gồm mội khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội như khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn.

Như vậy, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực trẻ là quá trình phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trẻ. Đó là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động từ 15-34 tuổi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất. Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, còn thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế. Đó là tổng thể các cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý xã hội) và điều chỉnh hợp lý số lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

1.2 Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài

1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson [33]

Talcott Parson (1902 - 1979) là nhà xã hội học người Mỹ, tác giả nổi tiếng

của lý thuyết hệ thống xã hội, người đã đưa ra Lý thuyết tổng quát trong xã hội học

(General theory in Sociology). Theo ông, xã hội là một kiểu hay loại hệ thống xã hội đá ứng được tất cả các đòi hỏi chức năng cơ bản của một sự tồn tại lâu bền từ các nguồn lực bên trong của nó. Hệ thống xã hội là hệ thống của các quá trình tương tác giữa các tác nhân, do đó, Parson cho rằng, cấu trúc của một hệ thống xã hội về cơ bản là cấu trúc của các mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình tương tác. Theo Parson, hệ thống xã hội được cấu thành từ bốn tiểu hệ thống, tương

đương với bốn loại nhu cầu hay bốn chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu này bao gồm:

Một là thích ứng (Adaptation - ký hiệu là A) với môi trường tự nhiên - vật lý xung quanh. Một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với nhu cầu của nó.

Hai là: hướng đích (Goal Attainment - ký hiệu là G) - Một hệ thống phải huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định của nó.

Ba là: liên kết (Intergration - ký hiệu là I) - một hệ thống phải điều hòa mối liên quan của các thành tố bộ phận. Nó phải phối hợp các hoạt động, điều hòa và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn và điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố chức năng còn lại.

Bốn là: Duy trì khuôn mẫu lặn (Latency ký hiệu là L) - một hệ thống phải cug cấp, duy trì và kiến tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cung như các khuôn mẫu văn hóa đã sáng tạo, tức duy trì khuôn mẫu và quản lý sự căng thẳng nhằm tạo sự ổn định, trật tự.

Bốn loại chức năng này được tác giả khái quát lại trong sơ đồ AGIL. Sơ đồ này đại diện cho toàn bộ hệ thống hành động chung. Mô hình này cũng xác định hệ thống văn hóa, hệ thống cá nhân... trong cấu trúc xã hội.

Theo Parson, các hệ thống xã hội đại diện cho một phần không thể tách rời của hệ thống hành động, theo nghĩa là một hệ thống phụ thuộc trong toàn bộ hệ thống lớn hơn. Ông cũng cho rằng văn hóa không xác định hệ thống xã hội nhưng lại định nghĩa hệ thống đó. Trong hệ thống hành động, văn hóa là cấp độ định hướng cao nhất. Nó kiểm soát các thành phần khác của hệ thống hành động cũng như hệ thống xã hội.

Parson cho biết bốn cấp độ tổ chức cấu trúc xã hội và tương ứng là bốn loại hệ thống xã hội sau: Thứ nhất là cấp độ hàng đầu của tổ chức, cấp độ kỹ thuật của tổ chức, tương ứng với chức năng thích ứng. Thứ hai là cấp độ quản lý, tương ứng với chức năng định hướng mục tiêu. Thứ ba là cấp độ thiết chế, tương ứng với chức năng liên kết, hội nhập. Thứ tư là cấp độ tổng thể xã hội, tương ứng với chức năng duy trì khuôn mẫu.

Trong phân tích về hệ thống xã hội, ông cơ bản chú ý đến các thành tố cấu trúc của nó. Ngoài mối quan tâm đến địa vị - vai trò, Parsons chú ý tới các thành tố vĩ mô của các hệ thống xã hội như các tập thể, các tiêu chí và các giá trị. Các tiểu hệ thống trao đổi với nhau thông qua một loại các phương tiện và công cụ xã hội, ví dụ: tài sản, tiền bạc, quyền lực, sự ảnh hưởng, sự gắn bó, niềm tin.

Tóm lại, Parsons đề xuất một lý thuyết tổng quát trong xã hội học có khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an) (Trang 27)