Yếu tố quan trọng giúp nguồn lao động tiếp cận cơ hội việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an) (Trang 71 - 74)

Theo đó, tỷ lệ những người cho rằng vốn xã hội (bao gồm quan hệ gia đình, họ tộc, quan hệ bạn bè, đồng hương, đồng nghiệp, mạng xã hội trên internet) đóng vai quan trọng đối với nguồn nhân lực dao động từ 26,1% đến 74,5%. Trong khi đó, tỷ lệ những người cho rằng truyền thông (bao gồm cả báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tuyển dụng chỉ dao động từ 24,1% đến 35,5%. Như vậy, mức độ quan trọng của truyền thông trong tiếp cận việc làm của nguồn nhân lực trẻ thấp hơn hẳn khoảng một nửa so với vốn xã hội.

Khi xem xét tới các đặc điểm khác của cá nhân như giới, nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tình trạng hôn nhân, các yếu tố trên không có mối tương quan đáng kể nào với những yếu tố giúp nguồn nhân lực tiếp cận cơ hội việc làm.

Thích ứng và phát triển công việc:

Khái niệm “vốn xã hội” trên thực tế đã thách thức khái niệm truyền thống về thị trường lao động dựa trên tiền tệ và các hoạt động thương mại. Thị trường lao động đã vượt ra ngoài những thỏa thuận lao động trên cơ sở tiền bạc giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động để bao gồm cả những mối quan hệ xã hội. Có thể nói, vốn xã hội cung không chỉ cung cấp những hỗ trợ ban đầu, nguồn thông tin mà còn cung cấp những giúp đỡ trực tiếp khác giúp nguồn nhân lực trẻ kiếm được cơ hội việc làm và đối phó được với những rủi ro và thách thức trong quá trình làm việc. Bảng sau trình bày mức độ nhận được sự giúp đỡ trong công việc từ vốn xã hội mà nguồn nhân lực tạo dựng và duy trì.

Bảng 2.5: Mức độ nhận đƣợc sự hỗ trợ giúp đỡ trong công việc phân theo các nhóm xã hội

Nhóm xã hội

Thƣờng xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Gia đình 399 79,8 84 16,8 14 2,8 3 0,6 Họ hàng 101 20,2 325 65 55 11 19 3,8 Bạn bè 179 35,8 266 53,2 45 9 10 2 Đồng nghiệp 255 51 217 43,4 22 4,4 6 1,2 Những người quan trọng làm cùng lĩnh vực công việc 182 36,4 229 45,8 69 13,8 20 4 Hàng xóm 55 11 205 41 161 32,2 79 15,8 Khác 25 5 260 52 13 2,6 202 40,4

Có thể thấy, nguồn nhân lực thường xuyên nhận được sự giúp đỡ trong công việc từ các nhóm xã hội. Tuy nhiên, khi xem xét mức độ giúp đỡ thì có sự khác nhau giữa các nhóm xã hội. Nhóm thường xuyên giúp đỡ nguồn nhân lực trẻ trong

công việc chiếm tỷ lệ cao nhất là gia đình (79,8%) và nhóm đồng nghiệp (51%). Những nhóm khác thường xuyên giúp đỡ nguồn nhân lực trẻ trong công việc chiếm tỷ lệ tương đối, bao gồm nhóm những người quan trọng làm cùng lĩnh vực (36,4%), bạn bè (35,8%) và họ hàng (20,2%). Nhóm hàng xóm và những người thuộc mạng lưới xã hội khác như những người quen thân trên mạng xã hội, những người cùng tham gia các tổ chức chính trị xã hội chính thức hoặc các nhóm sở thích… chiếm tỷ lệ nhỏ (dao động từ 5% đến 11%) trong số những người cho biết họ được giúp đỡ thường xuyên từ những nhóm này.

Điểm đáng lưu ý nữa, tỷ lệ các nhóm xã hội thỉnh thoảng giúp đỡ nguồn nhân lực trẻ trong công việc khá đồng đều nhau: nhóm họ hàng chiếm 65% người trả lời, nhóm bạn bè chiếm 53,2%, nhóm những người làm cùng lĩnh vực chiếm 45,8%, nhóm đồng nghiệp chiếm 43,4%, nhóm hàng xóm chiếm 41%. Các nhóm xã hội khác như nhóm các tổ chức tự nguyện như những người tham gia cùng mạng xã hội với cá nhân, nhóm những người có cùng sở thích, nhóm tín dụng hụi/họ, Hội chữ thập đỏ… và nhóm những người tham gia các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… thỉnh thoảng giúp đỡ nguồn nhân lực trẻ trong công việc cũng chiếm tới 52% người trả lời.

Không như mong đợi, tác giả không tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa những biến số khác ở cấp độ cá nhân như thâm niên công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới, nhóm tuổi và mức độ cá nhân nhận được sự giúp đỡ trong công việc từ các nhóm xã hội khác nhau.

Mặc dù vậy,chúng ta không thể phủ nhận rằng, nhìn nhận một cách tích cực

ở góc độ vai trò, vốn xã hội là một nguồn hỗ trợ quan trọng cho nguồn nhân lực trong công việc, từ tiếp cận cơ hội việc làm cho đến quá trình thích ứng và phát triển của cá nhân trong hệ thống xã hội.

Thích ứng với yêu cầu công việc:

Vốn xã hội được đánh giá như những nguồn lực làm tăng cường khả năng thích nghi của nguồn nhân lực với môi trường mới, cung cấp những cơ hội cũng như bảo vệ nguồn nhân lực trong những tình huống khó khăn. Điều này được thể hiện trong quá trình thích ứng với công việc của nguồn nhân lực.

Như trên đã phân tích, có đến 61.4% người trả lời cho biết họ không thông thạo ngoại ngữ và gần một nửa số người trả lời (43.8%) cho biết họ không thông

thạo tin học. Hệ quả là, có đến hơn 22,8% người trả lời cho biết họ gặp khó khăn hoặc cản trở trong công việc khi không thông thạo ngoại ngữ. Trong đó, 17,8% người trả lời gặp khó khăn trong công việc và 5% người trả lời gặp phải cản trở trong công việc vì trình độ ngoại ngữ của mình. Ngoài ra, có khoảng 21,8% người trả lời cho biết kỹ năng giao tiếp của họ mới chỉ đáp ứng được một phần công việc. Điều này cũng đặt ra thách thức buộc nguồn nhân lực trẻ phải tìm kiếm các hỗ trợ từ mạng lưới xã hội của họ.

Liên quan đến việc tìm kiếm những hỗ trợ cho công việc từ vốn xã hội của nguồn nhân lực, có đến 65,8% số người trả lời cho biết họ thường xuyên trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp trong cơ quan về các vấn đề liên quan tới công việc. Hơn một nửa số người trả lời thường xuyên trao đổi, chia sẻ với cấp trên về các vấn đề liên quan tới công việc (51%). Hơn một phần ba (34,4%) người trả lời cho biết họ thường xuyên trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp ngoài cơ quan về các vấn đề liên quan tới công việc.

Như vậy, trong lĩnh vực công việc, những hỗ trợ mà nguồn nhân lực tìm kiếm được từ các nhóm đồng nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Biểu đồ sau mô tả những giúp đỡ của đồng nghiệp mà nguồn nhân lực nhận được. Đây được coi là vốn xã hội có ảnh hưởng xuyên suốt và được nguồn nhân lực xác định là một trong hai nhóm quan trọng nhất đối với sự phát triển của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)