Nội dung và hình thức giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 (Trang 41 - 45)

đó sẽ tác động đến tƣ duy, cách hành xử trong lối sống của ngƣời xem.

Giới trẻ là một trong những đối tƣợng công chúng tiềm năng của truyền hình thực tế. Bởi lẽ họ trẻ, họ có kiến thức, sôi động và luôn b t kịp với xu hƣớng mới. Tuy nhiên, cũng chính giới trẻ là đối tƣợng có lối sống dễ bị tác động và thay đổi nhất. Tuổi đời non trẻ, trải nghiệm cuộc sống chƣa cao, nhận thức cũng nhƣ ý thức về mọi vấn đề từ kỹ năng nghề nghiệp, cách nói chuyện, ứng xử cũng nhƣ quan niệm cuộc sống còn hạn chế khiến họ học cái hay cũng nhanh mà điều dở cũng nhanh.

Trong khi đó, lối sống lại mang tính chất "tƣơng đối cố định". Lối sống cá nhân và lối sống của cộng đồng luôn tác động qua lại với nhau. Con ngƣời mà đặc biệt là giới trẻ luôn đi tìm cho mình những "viên gạch" xây nên lối sống riêng trong tổng hòa lối sống của xã hội, của dân tộc. Lối sống ấy bị chi phối từ đạo đức lối sống đào tạo trong trƣờng học, từ gia đình, từ thu nhận bản thân và cả từ những phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Lúc này, sự thiếu tính giáo dục lối sống trong các chƣơng trình truyền hình thực tế vô hình chung tạo ra một thế hệ lệch lạc, ảo tƣởng về lối sống, chạy theo những xu hƣớng, trào lƣu một cách mù quáng, không thực tế. Hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.

1.4. Nội dung và hình thức giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền hình thực tế truyền hình thực tế

1.4.1. Nội dung

Với tính mới lạ, hấp dẫn cùng nội dung giải trí đầy p, khiến cho các chƣơng trình truyền hình thực tế dễ dàng tìm đến với công chúng, sử dụng lợi thế

vốn có của mình để truyền tải các thông điệp về lối sống đẹp đến với khán giả truyền hình.

Về mặt nội dung, vấn đề giáo dục lối sống trong các chƣơng trình truyền hình đƣợc thể hiện ở các khía cạnh:

 Cách ứng xử, giao tiếp

 Phong cách sống

 Quan niệm sống

 Lòng thƣơng ngƣời

 Tinh thần giúp đỡ ngƣời khác

 ...

Tất cả những điều này đƣợc bộc lộ qua chính những ngƣời chơi, nhân vật trải nghiệm, BGK, thí sinh hay chính ngƣời dẫn chƣơng trình trong các chƣơng trình truyền hình thực tế. Rõ ràng, những ngƣời xuất hiện trên tivi đƣợc rất nhiều khán giả, ở mọi lứa tuổi đón xem. Đặc biệt là với những con ngƣời xuất hiện trong chƣơng trình truyền hình thực tế trên VTV3 - quả thật, mọi lời nói ra, mọi lời ứng xử hay phong cách cho đến quan niệm sống của chính ngƣời đó sẽ đƣợc hàng ngàn ánh m t soi vào. Đó cũng là lúc, các thông điệp về lối sống đẹp đƣợc truyền đi nhanh nhất, rõ nét nhất. Tuy nhiên, các gì cũng có hai mặt. Với sức ảnh hƣởng rộng lớn thì việc giáo dục lối sống sẽ trở nên phản tác dụng nếu nhƣ chính chƣơng trình đó hay những ngƣời xuất hiện trong chƣơng trình đó không có ý thức về việc nâng cao văn hóa, lối sống bản thân.

Để có đƣợc những nội dung đó, trƣớc hết, từ khâu lên kịch bản chƣơng trình, các nhà sản xuất đã phải tính toán và lƣờng trƣớc mọi tình huống có thể xảy ra đối với nhân vật trải nghiệm hoặc thí sinh.

Bối cảnh đặt các th sinh, nhân vật trải nghiệm là gì?

Câu hỏi này giúp cho nhà sản xuất có thể tính toán đƣợc trang phục, hình ảnh lên sóng của những cá nhân xuất hiện trong chƣơng trình. Đồng thời, ban tổ

chức cũng sẽ trả lời đƣợc liên tiếp các câu hỏi sau đó, nhƣ: bối cảnh sẽ tác động đến các cá nhân đó ra sao? Tình huống đặt ra thế nào là phù hợp?...

Tình huống đặt ra là gì?

Đây là một phần vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng nội dung cho một chƣơng trình truyền hình thực tế. Bởi ở đó, cảm xúc thật, phản ứng thật, hành xử thật của nhân vật trải nghiệm, thí sinh... sẽ đƣợc bộc lộ rõ nét nhất, đảm bảo tính "thực tế" cho chƣơng trình. Tình huống cũng chính là điều quyết định đến cao trào của diễn biến chƣơng trình. Đồng thời, việc lựa chọn tình huống phù hợp với thuần phong mĩ tục, các quy chuẩn đạo đức cũng sẽ giúp nhà sản xuất có thể lƣờng trƣớc sự việc xảy ra để không đẩy sự việc đi quá xa hoặc mệt mỏi trong việc xử lý các vấn đề gây tranh cãi sau khi chƣơng trình phát sóng.

Tiêu ch lựa chọn nhân vật trải nghiệm/thí sinh/giám khảo/MC/khách mời

Có thể nói, trong các chƣơng trình truyền hình thực tế dạng trải nghiệm, hay cuộc thi tài năng, nhân vật trải nghiệm và các thí sinh chính là tâm điểm của chƣơng trình. Chính vì thế, để đảm bảo sự hấp dẫn của chƣơng trình cũng nhƣ truyền đạt thông điệp lối sống thì đây là những cá nhân/tập thể có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với mỗi chƣơng trình, tiêu chí lựa chọn nhân vật trải nghiệm hay thí sinh dự thi lại khác nhau. Tuy nhiên, đối với những nhà sản xuất, tài năng, thƣơng hiệu và cá tính của nhóm thành tố này chính là điều mà họ quan tâm nhất để lựa chọn vào chƣơng trình (tất nhiên là bên cạnh những tiêu chí riêng của từng loại chƣơng trình). Tài năng của từng cá nhân, cá tính riêng của họ và sự va chạm cá tính, va chạm cái tôi, tỏa sáng năng lực chính là điều giúp cho một chƣơng trình có sức ảnh hƣởng và lan tỏa.

Ngoài ra, việc lựa chọn giám khảo hay khách mời cho các chƣơng trình truyền hình thực tế cũng là một trong những yếu tố khó có thể bỏ qua. Đây là nhóm đối tƣợng đa phần là những ngƣời nổi tiếng, có uy tín. Sự xuất hiện của họ sẽ mang tới một lƣợng ngƣời hâm mộ /khán giả đông đảo cho chƣơng trình đó.

vật trải nghiệm, giúp họ có thêm "niềm tin" vào chƣơng trình và sức ảnh hƣởng của chƣơng trình. Từ lâu, ngƣời ta thƣờng nói vui về việc phân vai cho các giám khảo trong chƣơng trình truyền hình thực tế. Giám khảo vào "vai ác" thì chuyên chê và đƣa ra những lời nhận xét nghiêm kh c. Giám khảo vào "vai hiền" thì thƣờng xuyên khen ngợi và động viên thí sinh. Điều này tƣởng nhƣ chỉ là nói vui nhƣng thực tế, nó lại có cơ sở nhất định. Tất nhiên, không bao giờ có chuyện phân vai đối với các giám khảo trong chƣơng trình, tuy nhiên, nếu nhƣ thí sinh/nhân vật trải nghiệm chọn những cá tính khác nhau thì tiêu chí chọn giám khảo cho chƣơng trình cũng vậy. Sự một màu luôn dễ tạo sự nhàm chán. Chính vì thế, những cá tính giám khảo khác nhau, sở hữu những quan điểm có thể không giống nhau sẽ đảm bảo tính thực tế, tính "va chạm" tạo điểm nhấn, cao trào và cũng tạo ra sự bất ngờ của các chƣơng trình.

MC trong chƣơng trình truyền hình thực tế

Giống nhƣ ở các dạng chƣơng trình truyền hình khác, MC trong chƣơng trình truyền hình thực tế cũng chính là cầu nối giữa các thành tố trên sân khấu tới khán giả. Tuy nhiên, không hoàn toàn nhờ vào kịch bản nhƣ ở các dạng chƣơng trình khác, MC trong chƣơng trình truyền hình thực tế cần phải có phản ứng nhanh trƣớc các tình huống bất ngờ xảy ra trong chƣơng trình. Mọi lời nói của MC trên sân khấu đều đại diện cho chƣơng trình, chính vì thế, việc lựa chọn ngƣời dẫn chƣơng trình là việc không thể xem nhẹ.

1.4.2. Hình thức

Về mặt hình thức, vấn đề giáo dục lối sống trong các chƣơng trình truyền hình thực tế đƣợc thể hiện vô cùng đa dạng.

Đầu tiên, phải kể đến những phóng sự nhân vật, phóng sự đồng hành, thậm chí có cả những phóng sự thí sinh về thăm nhà cũng gửi g m những thông điệp đẹp về lối sống của ngƣời trẻ hiện tại.

Ngoài ra, việc sử dụng cách ứng xử, phục trang, lời nói của những con ngƣời xuất hiện trong chƣơng trình truyền hình thực tế chính là những "phát

ngôn viên", là hình ảnh của chƣơng trình cũng tạo ra phản hồi thông tin một cách mạnh mẽ.

Qua đó, truyền đi thông điệp, câu chuyện về những lối sống đẹp một cách nhẹ nhàng, đa s c màu, đa cách thức. Ngƣời xem nhờ đó cũng có những thay đổi tích cực về lối sống một cách chủ động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)