Giới thiệu các chƣơng trình truyền hình thực tế khảo sát trên kênh VTV3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 (Trang 49 - 58)

2.1. Giới thiệu các chƣơng trình truyền hình thực tế khảo sát trên kênh VTV3 kênh VTV3

Từ sự xuất hiện của chƣơng trình Phụ nữ thế kỷ 21 vào năm 2006, Truyền hình thực tế lúc đó mới chỉ là một khái niệm mới và khá mơ hồ. Trƣớc đó, sự xuất hiện của chƣơng trình Khởi nghiệp - một chƣơng trình trò chơi truyền hình học tập theo format chƣơng trình Dragon Dean (Mỹ) cũng đƣợc coi là đặt nền móng cho quá trình hình thành, xây dựng các chƣơng trình truyền hình thực tế tại Việt Nam. Tuy chƣa thực sự là một chƣơng trình truyền hình thực tế đúng nghĩa nhƣng vẫn đƣợc coi là thử nghiệm đầu tiên về việc xây dựng chƣơng trình truyền hình thực tế tại Việt Nam.

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến nay truyền hình thực tế đã trở thành từ ngữ quá quen thuộc với công chúng cả nƣớc. Đặc biệt từ năm 2010 đến giờ, có vẻ nhƣ chƣa bao giờ truyền hình thực tế lại đƣợc mùa đến vậy.Không chỉ tăng về số lƣợng mà các chƣơng trình còn đa dạng hơn bởi các thể loại, từ âm nhạc cho đến thời trang, điện ảnh, ngƣời mẫu, mạo hiểm, nấu ăn tất cả các lĩnh vực. Trên kênh VTV3 – Ban Thể thao Giải trí & Thông tin kinh tế (nay là Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí), Đài Truyền hình Việt Nam, hàng loạt chƣơng trình truyền hình thực tế đƣợc lên sóng, thay thế các khung giờ vàng trƣớc đây của gameshow. Trong đó nhiều nhất là các chƣơng trình đình đám ở nƣớc ngoài đƣợc Việt hóa nhƣ: Thần tƣợng âm nhạc (Vietnam‟s Idol), Tìm kiếm ngƣời mẫu Việt Nam (Vietnam‟s Next Top Model), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam‟s Got Talent), Bƣớc nhảy hoàn vũ, Hợp ca tranh tài, Cặp đôi hoàn hảo, Cuộc đua kì thú, The Voice, Master Chef, Nhà thiết kế thời trang Việt Nam (Project Runaway), Siêu đầu bếp Việt Nam (Iron chef), Giọng hát Việt nh (The voice

vàthƣờng phải chịu chi phí sản xuất khá tốn kém. Đổi lại, hầu hết các chƣơng trình đều thành công bởi tính chất mới lạ, hiệu ứng vƣợt trội.

Nửa cuối năm 2017, VTV3 lại tiếp tục cho ra m t hàng loạt chƣơng trình truyền hình thực tế mới nhƣ: Bản thiết kế cuộc sống, Quyền lực ghế nóng, Mặt trời bé con, Ban nhạc Việt, Sao đại chiến...

Poster giới thiệu chƣơng trình Mặt trời bé con

Nhƣng đó mới chỉ là các chƣơng trình mua bản quyền nƣớc ngoài, nhiều chƣơng trình khác đã và đang lên sóng VTV3 mang hơi hƣớng truyền hình thực tế với ý tƣởng của các đạo diễn và biên tập của chính kênh VTV3, phải kể đến nhƣ:Mr & Miss, Tài năng SV, Đồ Rê M , Điều ƣớc thứ 7, Bản thiết kế cuộc sống Tuy không hoàn toàn là các chƣơng trình thực tế 100%, nhƣng sự đổi mới của các chƣơng trình này so với các phiên bản cũ cũng mang lại hiệu ứng tích cực từ phía khán giả.

Có rất nhiều yếu tố đƣợc kể đến để nói về điều tạo nên sức hút của các chƣơng trình truyền hình thực tế.

 Ở các chƣơng trình truyền hình thực tế dạng cuộc thi tài năng, nội dung tài năng, khả năng cũng nhƣ cá tính của các thí sinh, đội ngũ giám khảo, sự kịch tính trong mỗi phần thi là những yếu tố gây tiếng vang lớn.

 Ở những chƣơng trình truyền hình thực tế dạng hành động, đồng hành, sự chân thật trong cảm xúc của nhân vật trung tâm, cũng nhƣ cách xử lý của MC, khách mời... góp phần không nhỏ tạo nên sự rung cảm đối với khán thính giả theo dõi chƣơng trình.

 Ở các chƣơng trình truyền hình thực tế dạng trải nghiệm, chính những thử thách đƣợc đặt ra, cách để các thí sinh (đa phần là ngƣời nổi tiếng) xử lý tình huống luôn gây ra bất ngờ cho ngƣời xem, khiến họ hồi hộp đón đợi từng số phát sóng.

Cũng phải nhìn một cách công bằng, không phải chƣơng trình truyền hình thực tế nào trên kênh VTV3 cũng mang lại hiệu ứng tích cực từ công chúng. Một vài chƣơng trình đã và đang chạy theo lợi nhuận quảng cáo, thu hút khán giả bằng các chiêu trò, scandal hay đơn giản hơn chỉ là sự thiếu cân nh c cũng nhƣ thiếu tinh tế về nội dung "thực tế" trên sóng mà bỏ qua chức năng giáo dục nói chung và giáo dục lối sống nói riêng trên sóng truyền hình. Sự tính toán quá kỹ lƣỡng của các nhà tài trợ trong các chƣơng trình truyền hình, đặc biệt là các chƣơng trình truyền hình thực tế đã gây ra không ít sự phản cảm trên sóng. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi đối tƣợng công chúng trên kênh VTV3 mà cụ thể là nhóm công chúng trẻ - nhóm công chúng mục tiêu và cũng chiếm số lƣợng đông đảo của kênh truyền hình này.

2.1.1. Chương trình Giọng hát Việt (The Voice)

Giọng hát Việt dựa trên kịch bản gốc có tên là The Voice của Talpa Content B.V, theo giấy phép độc quyền của Talpa Distribution B.V. Năm 2011, Đài truyền hình NBC của Mỹ lần đầu tiên đƣa vào sản xuất với tên gọi The Voice, mùa thi đầu tiên đã đƣợc các đài truyền hình nổi tiếng của 47 quốc gia trên thế giới phát sóng: Canada, Pháp, Mexico, Argentina, New Zealand, Australia, Singapore, Đan Mạch... The Voice đã trở thành một trong hai chƣơng trình uy tín, thu hút nhiều ngƣời xem với lƣợng xếp hạng số 1 thế giới. Năm

phối hợp sản xuất.Giọng Hát Việt là phiên bản Việt Nam của chƣơng trình tìm kiếm những giọng hát xuất s c xuất phát từ The Voice of Holland (Hà Lan).

Là một cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc, tạo cơ hội cho những ngƣời có niềm đam mê ca hát, trong chƣơng trình Giọng hát Việt, yếu tố chính đó là giọng hát chứ không phải ngoại hình. Trong chƣơng trình có 4 vị HLV. Họ là những ngƣời nổi tiếng, có chuyên môn vững vàng và đƣợc công chúng yêu quý. Các HLV sẽ chọn ra thí sinh về đội của mình để rèn luyện, đào tạo và thi tài với nhau để tìm ra thí sinh xuất s c nhất. Mỗi mùa thi của Giọng hát Việt lại có những gƣơng mặt mới trong bộ tứ giám khảo. Họ không chỉ đơn thuần là ngƣời hƣớng dẫn, huấn luyện thí sinh đội của mình mà còn góp phần tạo nên sức hút với đông đảo khán thính giả, những ngƣời hâm mộ họ bởi sự nghiệp ca hát rực rỡ mà họ đang có. Chính vì thế, những nghệ sĩ đƣợc lựa chọn làm giám khảo trong chƣơng trình luôn đƣợc lựa chọn hết sức kỹ càng và trở thành sức hút không nhỏ cho các mùa lên sóng của Giọng hát Việt. Qua 4 mùa thi, đã có 13 gƣơng mặt nghệ sĩ nổi tiếng trở thành giám khảo của chƣơng trình. Cụ thể nhƣ sau:

Giọng hát Việt mùa 1 b t đầu từ ngày 8 tháng 7 năm 2012, kết thúc ngày 13 tháng 1 năm 2013 và đƣợc chiếu trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam, với 4 HLV cho mùa đầu tiên, là Thu Minh, Trần Lập, Hồ Ngọc Hà và Đàm Vĩnh Hƣng, dẫn d t một nhóm gồm 14 ngƣời.

Giọng hát Việt mùa 2 b t đầu từ ngày 19 tháng 5 năm 2013, với 4 vị HLV là nhà sản xuất âm nhạc - nhạc sĩ Quốc Trung, 2 diva Hồng Nhung, Mỹ Linh và ca sĩ Đàm Vĩnh Hƣng. Mỗi đội có 16 thí sinh.

Giọng hát Việt mùa 3 b t đầu phát sóng từ ngày 10 tháng 5 năm 2015, với 4 vị HLV Tuấn Hƣng, Mỹ Tâm, Thu Phƣơng và Đàm Vĩnh Hƣng. Mỗi đội có 11 thí sinh.

Giọng hát Việ tmùa 4 b t đầu phát sóng từ ngày 12 tháng 2 năm 2017 đến ngày 4 tháng 6 năm 2017, với 4 vị HLV Thu Minh, Noo Phƣớc Thịnh, Đông Nhi và Tóc Tiên.

Cũng giống nhƣ phiên bản The voice đƣợc thực hiện ở các nƣớc khác, các thí sinh của Giọng hát Việt sẽ phải trải qua vòng sơ tuyển hay còn gọi là Vòng Audio và bốn vòng thi trong chƣơng trình:

- Vòng giấu mặt (Blind Audition) - Vòng đối đầu (Battle Round) - Vòng đo ván (Knockout Round) - Vòng liveshow

Về cơ bản chƣơng trình Giọng hát Việt đƣợc thực hiện khá chuẩn so với format ban đầu, từ cách bố trí, dàn dựng sân khấu, cách xuất hiện của các thí sinh Những vòng đầu nhƣ vòng Audio, vòng Giấu mặt thu hút đƣợc khá đông các khán giả theo dõi. Công ty Cát Tiên Sa đã phối hợp cùng VTV3 thực hiện đƣợc một chƣơng trình khá hoàn chỉnh. Trong suốt các vòng thi, Giọng hát Việt

đã giới thiệu đƣợc cho khán giả rất nhiều những tài năng mới, những giọng hát triển vọng. Đặc biệt là những chƣơng trình đầu tiên của vòng giấu mặt, những ngƣời tham dự chƣơng trình đã đem đến rất điều mới mẻ và cuốn hút cho chƣơng trình. Nó đảm bảo đƣợc tính chất của vòng thi này, tức là các HLV chỉ chọn các thành viên cho đội mình thông qua tiếng hát chứ hoàn toàn không dựa vào vấn đề ngoại hình hay bất cứ điều gì khác. Điều đó tạo nên rất nhiều điều bất ngờ cho cuộc thi. Đặc biệt hơn, với những thí sinh đƣợc trên 2 HLV lựa chọn thì ta thấy rõ sự giằng co quyết liệt và sự thú vị trong cách thức và các chiêu trò mà các HLV Việt Nam dùng để giành những thí sinh ƣu tú về đội của mình.

Một phần cũng khá thú vị trong phiên bản Giọng hát Việt là các phóng sự thực tế về những thí sinh tham dự trong chƣơng trình. Không phải tất cả các thí sinh đều đƣợc lựa chọn để làm phóng sự, mà phóng sự thực tế đƣợc làm với những thí sinh đặc biệt để khán giả có thể nhìn nhận thấy rõ nét hơn ý đồ thực hiện chƣơng trình.

Trải qua 4 mùa thi, qua các năm 2012, 2013, 2015, 2017, chƣơng trình đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với công chúng truyền hình. Đặc biệt là những thí sinh sau khi bƣớc ra từ chƣơng trình này đều thể hiện đƣợc bản lĩnh nghề nghiệp và đƣợc khán giả ghi nhận mỗi khi bƣớc ra sân khấu âm nhạc.

2.1.2. Gương mặt thương hiệu (The Face)

Gƣơng mặt thƣơng hiệu là một chƣơng trình truyền hình thực tế dài tập dành cho nghề ngƣời mẫu quảng cáo. Chƣơng trình dựa theo phiên bản cùng tên tại Mỹ là The Face do siêu mẫu Naomi Campbell sáng lập. Gƣơng mặt thƣơng hiệu (The Face) lần đầu tiên đƣợc thực hiện tại Việt Nam do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp cùng công ty Cát Tiên Sa thực hiện vào năm 2016. Cho đến nay, chƣơng trình đã trải qua hai mùa với nhiều thành công vang dội, trở thành một trong những chƣơng trình truyền hình thực tế "ăn khách" bậc nhất trong năm vừa qua.

Phiên bản Gƣơng mặt thƣơng hiệu (The Face Việt Nam) đã đƣợc chính thức lên sóng đƣợc 2 mùa:

 Mùa 1: từ ngày 18 tháng 6 năm 2016 đến ngày 3 tháng 9 năm 2016.

 Mùa 2: Từ ngày 11 tháng 6 năm 2017 đến ngày 27 tháng 8 năm 2017. Trên truyền thông, chƣơng trình truyền hình thực tế The Face đƣợc nhận định:"The Face - một chƣơng trình TV phải xem” - Elle; “Niềm hy vọng của các ngƣời mẫu muốn học hỏi những bài học lớn về cách tồn tại trong thế giới thời trang từ bậc lão thành của sàn di n - Naomi Campbell" - Essence; “Đầu tiên chúng ta có The Voice. Và bây giờ là The Face. Campbell, Kurkova và Rocha - t t cả cạnh tranh với nhau một cách cuồng dại. Ch c hẳn sẽ r t thú vị” - New York Post.

Các thí sinh sẽ phải trải qua một cuộc casting khá gay g t để có thể trở thành 1 trong 12 ngƣời đƣợc lựa chọn vào vòng Ghi hình và đƣợc chia làm 3 đội

với sự dẫn d t của các HLV - là những siêu mẫu danh tiếng. Họ cùng nhau trải qua những phần thử thách để loại trực tiếp mỗi tuần (1 thử thách theo đội và 1 thử thách cá nhân). Chỉ có duy nhất 1 thí sinh giành đƣợc chiến th ng khi trở thành Quán quân của chƣơng trình. Chính bởi vậy, sức hút của Gƣơng mặt thƣơng hiệu còn đến từ những sự cạnh tranh và đấu trí của các HLV.

Không đơn thuần là một chƣơng trình tìm kiếm ngƣời mẫu đại diện thƣơng hiệu mà chƣơng trình truyền hình thực tế này còn thể hiện rõ lối sống, cách hành xử của một bộ phận giới trẻ hiện nay ngay trên sóng truyền hình.

Gƣơng mặt thƣơng hiệu dù có đƣợc những tiếng vang nhƣng còn để lại nhiều "điểm trừ" đối với khán giả. Tất nhiên, phải ghi nhận, các thí sinh thành công trong chƣơng trình đều có đƣợc một điểm xuất phát tốt và đƣợc công chúng ghi nhận sau khi bƣớc ra từ cuộc thi này.

2.1.3. Bố ơi! Mình đi đâu thế?

"Bố ơi! Mình đi đâu thế?" là một chƣơng trình truyền hình thực tế ghi lại quá trình các ông bố nổi tiếng cùng con mình trải nghiệm cuộc sống độc lập mà không có sự chăm sóc của các bà mẹ. Qua những tình huống xảy ra và cách xử lý, ứng xử của các ông bố và các em nhỏ, chƣơng trình có tác động trực tiếp tới việc giáo dục lối sống trẻ em trong việc ứng xử với phụ huynh, với bạn bè và cũng đề cao tầm quan trọng của vai trò giáo dục con cái của cả bố và mẹ.

"Bố ơi! Mình đi đâu thế?" đƣợc sản xuất dựa trên phiên bản gốc có tên gọi

"Dad! Where Are We Going?" của kênh MBC, Hàn Quốc. Chƣơng trình chính thức đƣợc lên sóng vào ngày 6/1/2013 vào khung giờ buổi tối trên kênh MBC.

Khách mời ngƣời lớn cũng chính là những nhân vật trải nghiệm trong chƣơng trình là ca sĩ, diễn viên và các vận động viên thể thao nổi tiếng. Các ông bố đƣợc chọn cùng với con mình tham gia vào một nhóm, du lịch tới một ngôi làng xa xôi mà không có sự góp mặt của các bà vợ trong 48 giờ. Những thách thức họ phải đối mặt ở vùng quê cùng sự tƣơng tác trong mối quan hệ bố - con, tất cả sẽ đƣợc ghi

lại. Không giống nhƣ các chƣơng trình tạp kỹ khác phục vụ cho đối tƣợng khán giả là ngƣời lớn, chƣơng trình này cho chúng ta thấy những đứa trẻ hành động đúng nhƣ những đứa trẻ bình thƣờng. Chính cách xử lý tình huống, cảm xúc của các cặp bố con cũng nhƣ sự hồn nhiên, đáng yêu của các em nhỏ trong chƣơng trình đã tạo nên sức hấp dẫn khó có thể chối bỏ của chƣơng trình này.

Một lần nữa ở đây, dạng phim tài liệu sẽ cho thấy các gia đình nổi tiếng cũng bình thƣờng nhƣ bao gia đình khác thế nào, căn hộ của họ cũng không có mấy khác biệt ra làm sao. Việc đƣa lên quá trình chuẩn bị của họ cũng sẽ cung cấp cho khán giả cảm giác đi du lịch gián tiếp.Sau khi các cặp bố con đã s n sàng rời đi, họ chào tạm biệt các bà mẹ và thực hiện hành trình của mình với nhiều thử thách và trải nghiệm độc lập của chỉ bố và con. Qua đó cho thấy sự thay đổi trong việc nhận thức về sự độc lập và trƣởng thành của các em nhỏ cũng nhƣ tình cha con g n bó.

Một vài hình ảnh trong chƣơng trình "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản gốc tại Hàn Quốc

Ngay khi 52 tập (26 số) của mùa thứ nhất kết thúc, các nhà sản xuất đã thực hiện ngay mùa thứ hai của chƣơng trình. Tất cả những cặp bố con của chƣơng trình đều rất đƣợc yêu quý.Bất ngờ ở chỗ, chƣơng trình không chỉ đƣợc đón nhận bởi các bậc phụ huynh 40-50 tuổi mà còn rất đƣợc các bạn trẻ 20-30 tuổi ƣa thích.

Năm 2013, chƣơng trình đã giành chiến th ng tại Giải "49th Baeksang Arts Awards’cho hạng mục "Chƣơng trình truyền hình giải trí ấn tƣợng nhất"

Với sự hấp dẫn đặc biệt của nó, chƣơng trình đã đƣợc nhiều nƣớc mua bản quyền, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản...

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Tên chƣơng trình Kênh phát sóng Ngày bắt đầu phát sóng Số mùa phát sóng Trung Quốc

Where Are We Going, Dad?

Tiếng Trung Giản lƣợc: 爸爸去哪儿 HBS 11/10/ 2013 3 Hàn Quốc

(Phiên bản gốc)

Dad! Where Are We Going?

Tiếng Hàn:아빠! 어디가? MBC 6/1/ 2013 2

Việt Nam

Dad! Where Are We Going?

Tên tiếng Việt: Bố ơi! Mình đi đâu thế?

VTV, 1/11/ 2014 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)