Giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục lối sống trong chƣơng trình truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 (Trang 106 - 145)

trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3

3.2.1. Đối với cơ quan báo chí

3.2.1.1. Chú trọng v n đề Việt hóa format truyền hình thực tế

Đối với các chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài, vấn dề Việt hóa format là vô cùng quan trọng. Làm sao để vẫn với một chƣơng trình nhƣ thế nhƣng phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa và lối sống của ngƣời Việt.

Thực tế, các thí sinh khi tham gia chƣơng trình truyền hình thực tế dạng cuộc thi tài năng nhƣ: Gƣơng mặt Thƣơng hiệu, Giọng hát Việt, Thần tƣợng Âm

nhạc Việt Nam hay Tìm kiếm Ngƣời mẫu Việt Nam... đều phải ký những cam kết chặt chẽ với nhà sản xuất, chấp nhận để camera ghi lại những gì hoạt động của mình trong suốt thời gian ghi hình chƣơng trình, đặc biệt là trong những "ngôi nhà chung". Những mâu thuẫn, xô xát trong quá trình các thí sinh tham gia thi cũng nhƣ sống cùng nhau là những chi tiết có tính riêng tƣ tạo nên tính thực tế, bộc lộ rõ quan điểm, cách ứng xử, phong cách và lối sống của chính các thí sinh đó. Đây là một phần mà khán giả vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, riêng tƣ đến mức độ nào và những vấn đề nào đƣợc đƣa lên sóng truyền hình thì rõ ràng, với ngƣời Mỹ, ngƣời Anh hay ngƣời Canada thì quan điểm sẽ khác với ngƣời Việt Nam. Chính vì thế, trƣớc khi đƣa ra một chƣơng trình mới, cần phải cân nh c Việt hóa nó sao cho phù hợp với ngƣời Việt thay vì nhất nhất theo format gốc.

Việc thẩm định cũng nhƣ Việt hóa format chƣơng trình truyền hình thực tế trƣớc khi đƣa vào sản xuất cần phải đảm bảo nghiêm túc các yếu tố:

 Tính giải trí, hấp dẫn, mới lạ và thu hút

 Tuân thủ quy định, pháp luật của Nhà nƣớc

 Đảm bảo tuân thủ đạo đức báo chí

 Phù hợp với văn hóa Việt Nam

 Mang tính giáo dục

Đây là những yếu tố không chỉ áp dụng cho các format chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài mà cả những chƣơng trình "made in Việt Nam" cũng phải tuân thủ một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lƣợng những sản phầm truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam trƣớc khi đến với công chúng.

Trong 'Quy định về quy trình giám sát, nghiệm thu các chƣơng trình liên kết' do bà Tạ Bích Loan - Trƣởng Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí ký ban hành, việc giám sát sản xuất chƣơng trình truyền hình liên kết cũng bao gồm cả việc thẩm định format chƣơng trình. Đây là bƣớc đầu tiên trong trình tự thực hiện giám sát các chƣơng trình liên kết, bao gồm:

 Mục tiêu thẩm định: đánh giá sự phù hợp của nội dung chƣơng trình đối với tiêu chí, định hƣớng tuyên truyền của kênh VTV3, Đài THVN.

 Nội dung thẩm định gồm: chất lƣợng chƣơng trình (nội dung và cách thể hiện), khả năng thu hút ngƣời xem và hiệu quả kinh tế.

 Trách nhiệm thẩm định: Tập thể Lãnh đạo Ban tổ chức thảo luận, đề xuất ý kiến với Trƣởng Ban về nội dung format chƣơng trình. Trƣởng Ban quyết định kết quả thẩm định, đề xuất ý kiến với Lãnh đạo Đài THVN, Ban Thƣ ký biên tập, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình về format chƣơng trình của đối tác liên kết.

3.2.1.2. Ch nh xác trong khâu kịch bản

Mặc dù kịch bản chƣơng trình truyền hình thực tế không phải quá chặt chẽ nhƣ các thể loại chƣơng trình truyền hình khác, tuy nhiên, để lên đƣợc một kịch bản chƣơng trình truyền hình thực tế trong từng mùa lại yêu cầu một sự chính xác cao độ. Sâu sát và nghiêm túc ngay từ khâu lên kịch bản chƣơng trình, lựa chọn ngƣời chơi, khách mời, nhân vật trải nghiệm có lối sống đẹp để tránh những định hƣớng lối sống sai lệch tới công chúng, đặc biệt là những công chúng trẻ của truyền hình.

Còn nhớ, năm 2015, khi nữ ca sĩ Thu Minh tham gia vào chiến dịch truyền thông Bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên, ngay sau đó, trong một lần xuất hiện trong sự kiện, cô đã đƣợc báo chí ghi lại hình ảnh phản cảm khi khoác lên mình một bộ áo lông thú đ t tiền. Việc này làm cho mọi giá trị giáo dục lối sống cho mọi ngƣời mà cô tạo ra hoàn toàn bị phá vỡ.

Hay nhƣ trong chƣơng trình Bố ơi! Mình đi đâu thế?các chi tiết nhƣ: hình phạt "hố tự k " hoàn toàn có thể không bao giờ xuất hiện nếu nhƣ ngƣời làm kịch bản hiểu đƣợc sự nghiêm trọng của vấn đề để không mang nó ra làm trò chơi,

làm hình phạt trong khi thực tế việc m c hội chứng tự k của trẻ em nghiêm trọng đến mức không thể mang ra làm trò đùa.

Một giải pháp hiệu quả và rất dễ dàng mà không phải ê-kip sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế nào cũng áp dụng trong việc kiểm soát kịch bản cũng nhƣ nội dung trƣớc khi lên sóng của các chƣơng trình truyền hình thực tế đó là đội ngũ chuyên gia. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, đều có những chuyên gia có thể giúp ê-kip sản xuất nhận định, kiểm tra lại tính chính xác của thử thách, hay trang phục, văn hóa, âm nhạc để đảm bảo tính chính xác tối đa khi xây dựng khung nội dung chƣơng trình. Tuy nhiên hiện nay, đội ngũ chuyên gia cố vấn cho các chƣơng trình truyền hình thực tế còn chƣa đƣợc sử dụng nhiều. Thế mới có những lỗi thiếu hiểu biết nhƣ trong chƣơng trình"Nhân tố B ẩn trên kênh VTV3 ngày 12/10/2014 có tiết mục mash up các ca khúc Tây Nguyên của nhóm F-Band sử dụng chiếc khăn Piêu (biểu tƣợng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái)để làm khố vô cùng đáng tiếc.

Đối với các chƣơng trình truyền hình thực tế sản xuất bằng phƣơng thức xã hội hóa, trong 'Quy định về quy trình giám sát, nghiệm thu các chƣơng trình liên kết' do bà Tạ Bích Loan - Trƣởng Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí ký ban hành đã nêu rõ các hạng mục cần thẩm định liên quan đến kịch bản chi tiết gồm:

 Đề cƣơng nội dung kịch bản chi tiết thể hiện dƣới hình thức văn bản;

 Thiết kế sân khấu, đạo cụ chƣơng trình;

 Danh sách nhân sự tham gia chƣơng trình;

 Kế hoạch sản xuất chƣơng trình, nghiệm thu phát sóng;

 Kế hoạch PR cho chƣơng trình liên kết;

 Danh sách tƣ liệu sử dụng cho chƣơng trình;

Ngoài ra, các nội dung thẩm định kịch bản chi tiết các chƣơng trình truyền hình liên kết nói chung và truyền hình thực tế nói riêng bao gồm:

 Thẩm định nội dung kịch bản chi tiết phù hợp với format đã duyệt gồm: chủ đề, đề tài, diễn biến chính, bộ câu hỏi, luật chơi, hình thức chơi, tiết mục biểu diễn, định hƣớng phát triển tiết mục...

 Thẩm định thiết kế sân khấu, đạo cụ, địa điểm ghi hình, đồ họa, trang phục biểu diễn... phù hợp với kịch bản chi tiết.

 Thẩm định danh sách nhân sự, thành phần tham gia chƣơng trình nhƣ: ngƣời chơi, khách mời, MC...

 Thẩm định kế hoạch sản xuất ghi hình, nhiệm thu phát sóng;

 Duyệt kế hoạch PR cho chƣơng trình liên kết

 Thẩm định bản quyền các tƣ liệu âm nhạc, video,... sử dụng trong chƣơng trình không thuộc bản quyền của Đài THVN hoặc đối tác liên kết. Kiểm tra các vấn đề phát sinh về bản quyền tƣ liệu dùng trong chƣơng trình

 Thẩm định các nội dung khác (nếu có) liên quan đến kịch bản chi tiết.

3.2.1.3.Tăng cƣờng khâu giám sát, kiểm tra

Đối với những chƣơng trình truyền hình thực tế, đặc biệt là những chƣơng trình xã hội hóa do các đơn vị truyền thông phía ngoài hợp tác thực hiện, khâu giám sát, kiểm tra việc sản xuất, hậu kỳ là vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi một quy trình sản xuất chặt chẽ cùng đội ngũ "ngƣời gác cổng" có chuyên môn, nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc quan trọng này.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức công việc ở Đài truyền hình Việt Nam

Hiện tại, các chƣơng trình truyền hình thực tế phát sóng trên kênh VTV3 do Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí phụ trách giám sát đều phải qua các cấp duyệt hết sức chặt chẽ, bao gồm:

tại Ban sản xu t các chƣơng trình Giải tr

Đây là một quy trình giám sát và quản lý chƣơng trình truyền hình nói chung và truyền hình thực tế nói riêng đƣợc sản xuất bằng hình thức xã hội hóa do Đài truyền hình Việt Nam xây dựng sau nhiều năm xã hội hóa chƣơng trình truyền hình. Quy trình này đòi hỏi sự chính xác và nghiêm túc của đội ngũ "ngƣời gác cổng" trong tất cả các khâu. Bất cứ khâu nào m c sai lầm đều có khả năng dẫn tới những ảnh hƣởng không tốt khi phát sóng chƣơng trình.

Trong 'Quy định về quy trình giám sát, nghiệm thu các chƣơng trình liên kết' do Trƣởng Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí ký ban hành, cũng đã quy định việc giám sát ghi hình là việc đánh giá nội dung ghi hình phù hợp với format và kịch bản chi tiết đã đƣợc duyệt, bao gồm nội dung giám sát và cách thức giám sát. Cụ thể:

Nội dung giám sát gồm: Nội dung chƣơng trình, sân khấu, đạo cụ, trang phục biểu diễn, hình thức thể hiện của ngƣời chơi, khách mời, MC... đặc biệt là các diễn biến mang tính chất bất ngờ không nằm trong kịch bản.

Cách thức giám sát ghi hình thông qua các hình thức:

 Tham gia trực tiếp ghi hình với các chƣơng trình truyền hình trực tiếp hoặc các chƣơng trình có tính chất biểu diễn, thi có tính chất biểu diễn.

 Giám sát trực tuyến đối với một số chƣơng trình ghi hình trong trƣờng quay (do Ban Biên tập quy định)

 Giám sát qua kịch bản phân cảnh đối với các chƣơng trình thuộc thể loại phóng sự, ngoại cảnh...

Về trách nhiệm giám sát:

 Lãnh đạo Phòng/Biên tập viên đƣợc giao giám sát chƣơng trình có mặt tại địa điểm ghi hình chịu trách nhiệm giám sát chính, báo cáo

Lạnh đạo Ban phụ trách nội dung giám sát và các vấn đề phát sinh (nếu có).

 Lãnh đạo Ban có mặt trong các chƣơng trình truyền hình trực tiếp

 Trƣởng Ban phê duyệt kế hoạch công tác và dự toán giám sát ghi hình.

Đây là một trong những quy định vô cùng chặt chẽ về quy trình giám sát ghi hình các chƣơng trình liên kết, trong đó có các chƣơng trình truyền hình thực tế tai Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí, Đài THVN. Qua đó nhằm giảm thiểu tới mức tối đa những lỗi có thể xảy ra, đồng thời, thẩm định và dễ dàng lồng ghép những giá trị giáo dục lối sống đẹp tới công chúng qua chính sản phẩm truyền hình đó.

Năm 2016, trên cơ sở đề xuất của Ban sản xuất các chƣơng trình Giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam đã ban hành Quy định về trang phục và trang điểm của các nghệ sĩ khi lên hình trong các chƣơng trình phát sóng trên các kênh sóng của VTV. Tuy nhiên, các quy định này còn m c phải một số khó khăn khi chƣa có những quy định và hình phạt rõ ràng với các hành vi vi phạm giáo dục lối sống trong các chƣơng trình truyền hình thực tế để tạo nên một nền tảng văn hóa, lối sống tốt đẹp trong chƣơng trình khi gửi tới ngƣời xem.

"Trang phục không đƣợc hở quá bao nhiêu phần trăm cơ thể, nhƣng b t buộc không đƣợc hở những phần nào? V dụ có những nghệ sĩ mặc trang phục k n từ cổ đến tay và thân ngƣời nhƣng lại siêu ng n phần chân; hay những bộ váy k n đến gót chân nhƣng khoét sâu ngực. Thậm ch , trời mùa hè nhƣng các nghệ sĩ nam lại th ch mặc áo da, thậm ch là áo lông trên sóng truyền hình, rõ ràng là không hở nhƣng không phù hợp cảm quan thì có bị xử phạt không? R t khó vì đẹp hay x u trong lĩnh vực thời trang chỉ mang t nh quan điểm cá nhân, cần phải có một quy định và hình phạt rõ ràng từ ph a Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để những ngƣời giám sát chƣơng trình truyền hình có thể dựa vào đó để

3.2.1.4. Chọn lọc các chƣơng trình truyền hình thực tế lên sóng trực tiếp

Nghe thì có vẻ vô lý, tuy nhiên, đây lại là điều vô cùng cần thiết. Nhà báo Lại B c Hải Đăng - Phó Trƣởng Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí nhận định: "Khái niệm chƣơng trình truyền hình thực tế ở Việt Nam vẫn còn chƣa rõ ràng. Đâu là chƣơng trình truyền hình thực tế, đâu là chƣơng trình truyền hình sử dụng những yếu tố thực tế vẫn chƣa có một quy định cụ thể".

Chƣa kể đến chất lƣợng của những ngƣời ở vị trí BGK, HLV hay thậm chí là MC trong các chƣơng trình truyền hình thực tế hiện nay còn chƣa đồng đều dẫn đến việc đảm bảo tính đúng đ n trong hình ảnh hay phát ngôn khó có thể tin tƣởng để lên sóng trực tiếp.

Thực tế nhƣng vẫn phải chuẩn mực đó là yêu cầu đặt ra cho việc giáo dục lối sống trong các chƣơng trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3. Chính vì thế, việc ghi hình và phát sóng mới có thể đảm bảo tính chính xác về thông tin, hình ảnh trƣớc khi gửi tới khán giả. Việc cân nh c chƣơng trình nào đƣợc lên sóng trực tiếp đòi hỏi một sự làm việc chặt chẽ với cả các thí sinh, BGK, MC và toàn bộ ê-kíp để tránh những tình huống mất kiểm soát có thể xảy ra, giống nhƣ sự cố trong chƣơng trình Nhân tố B n cách đây ba năm.

3.2.1.5. Cân đối bài toán kinh tế và hiệu quả truyền hình.

Vấn đề kinh tế hiện là mối lo l ng của không chỉ riêng ngành sản xuất truyền hình mà còn đè nặng lên vai của hầu hết các ngành kinh tế khác. Làm sao để sản xuất ra một chƣơng trình truyền hình thực tế với chi phí lớn nhƣng vẫn thu hút đƣợc sự quan tâm của công chúng và thu về lợi nhuận cho phía nhà sản xuất, nhà tài trợ cũng nhƣ đơn vị giám sát. Đây là một vấn đề không hề đơn giản.

Trƣớc thực trạng cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất truyền hình ngày một cao, cuộc chiến tranh giành thị phần khán giả ngày càng trở nên gay g t, đặc biệt là đối tƣợng khán giả trẻ - công chúng đích của hầu hết các chƣơng trình

truyền hình thực tế phát sóng trên kênh VTV3. Sự phát triển của các trang mạng xã hội cũng tạo ra hiệu ứng hai chiều cho hiệu quả truyền thông của truyền hình thực tế. Bởi lẽ, cái tốt lan đi cũng nhanh mà cái xấu lan truyền cũng quá nhanh trên các trang mạng xã hội. Điều này khiến cho nhiều nhà sản xuất s n sàng sử dụng các chiêu "PR ngƣợc", chấp nhận làm xấu hình ảnh chƣơng trình để thu hút sự chú ý.

Để kh c phục tình trạng này, việc cần làm đầu tiên là phải cân đối bài toán kinh tế trong các chƣơng trình truyền hình thực tế. Cần thiết phải có ngân sách đủ để sản xuất nội dung một cách tốt nhất và song song với đó là ngân sách dành cho truyền thông để đƣa ra thông tin chính thống, làm nơi phát ngôn cho chƣơng trình cũng nhƣ duy trì các kênh tƣơng tác khán giả.

3.2.1.6. Lựa chọn đối tác sản xu t

Đối với những chƣơng trình truyền hình thực tế đƣợc sản xuất bằng hình thức liên kết hoặc xã hội hóa, việc lựa chọn đối tác sản xuất là vô cùng quan trọng. Tiềm lực kinh tế, năng lực chuyên môn của đơn vị đối tác sẽ đảm bảo một phần không nhỏ trong việc tạo nên sự thành công của chƣơng trình.

Chƣa kể đến, những đối tác chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế sẽ có kinh nghiệm để đánh giá vấn đề, lồng ghép yếu tố giáo dục vào với giải trí. Đây là điều mà nếu nhƣ các đối tác mới "chập chững" bƣớc vào lĩnh vực này sẽ không thể đủ nhạy cảm để hoàn thiện.

Ngoài ra, Ban Sản xuất các chƣơng trình Giải trí cũng cần phải nghiêm túc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giáo dục lối sống trong chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV3 (Trang 106 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)