Vai trò của việc phòng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí

1.2.1. Vai trò của việc phòng, chống lãng phí

Lãng phí là một căn bệnh mà Hồ Chí Minh lên án gay gắt. Chống lãng phí là biện pháp để tiết kiệm, một vấn đề quốc sách của mọi quốc gia. Với Hồ Chí Minh, ngƣời nhận thức sâu sắc vai trò của phòng, chống lãng phí.

Thứ nhất, phòng, chống lãng phí tạo nguồn lực vật chất để xây dựng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Thực hành tiết kiệm là một trong những cách thức phòng, chống lãng phí hiệu quả, quan trọng hàng đầu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh nhận định muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải cải tạo xã hội cũ thành một xã hội mới, một xã hội không có chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, một xã hội bình đẳng nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít, không làm không hƣởng. Muốn xã hội giàu thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nƣớc phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, kết quả sẽ là những thứ gì cũng sẽ đầy đủ dƣ dật. Lúc đó là lúc ai cũng đƣa hết tài năng của mình cống hiến cho xã hội, đồng thời ai cần dùng bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, “Các tận sở năng, các thủ sở nhu”, ấy là chế độ cộng sản.

Tăng gia sản xuất có mối quan hệ biện chứng với phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tăng gia sản xuất cần kết hợp với thực hành tiết kiệm, đây là con đƣờng để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh ví tăng gia nhƣ tay phải của hạnh phúc, còn tiết kiệm nhƣ tay trái

của hạnh phúc. Hơn nữa, Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội khi đất nƣớc còn lạc hậu, dân còn nghèo. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, muốn cải thiện đời sống phải cần, phải kiệm, chống lƣời biếng, chống lãng phí.

“Chúng ta phải kiệm phải cần

Thì nƣớc mới mạnh, thì dân mới giàu” [60, tr.329].

Để kháng chiến, để kiến quốc phải có một nền kinh tế khá. Muốn xây dựng nền kinh tế thì phải có tiền của để làm vốn. Muốn có vốn, thì các nƣớc tƣ bản dùng 3 cách: vay mƣợn nƣớc ngoài, ăn cƣớp của các thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân. Nhƣng tất cả các cách trên đều không thể thực hiện khi xây dựng một chế độ nhà nƣớc của nhân dân, một chế độ không còn ngƣời bóc lột ngƣời. Hồ Chí Minh khẳng định “chỉ có cách là một mặt tăng gia sản xuất, một mặt tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta” [55, tr.352].

Bắt tay vào xây dựng đất nƣớc, nếu chỉ tăng gia sản xuất mà không phòng, chống lãng phí, không thực hành tiết kiệm thì sản xuất không đủ dùng, kết quả là không lại hoàn không. Hồ Chí Minh mô tả bằng hình ảnh cụ thể nếu Cần mà không Kiệm, không coi trọng phòng, chống lãng phí cũng nhƣ cái thùng không đáy, đổ nƣớc chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không hoàn lại. Nhƣ vậy, bao giờ mới xây dựng cho đƣợc chủ nghĩa xã hội để nhân dân thật sự có đƣợc cuộc sống ấm no, sung túc. Trong buổi lễ mừng ngày Quốc khánh 2/9/1955, Hồ Chí Minh đƣa ra lời kêu gọi, thể hiện vai trò quan trọng của thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí: “Chúng ta phải ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt: Hoàn thành tốt cải cách ruộng đất; Khôi phục kinh tế, đặc biệt chú trọng nông nghiệp; Củng cố quốc phòng, củng cố an ninh trật tự; Kiên quyết nâng cao dần mức sống của nhân dân…Để làm những công việc trên, mọi ngƣời và mọi ngành đều phải hăng hái thi đua yêu nƣớc, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công, tẩy trừ nạn tham ô, lãng phí” [58, tr.103-104].

Ngày 01/5/1957 trong Lời kêu gọi nhân dịp 1/5, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Muốn hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nƣớc, thì mỗi ngƣời chúng ta phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai

việc then chốt để khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, để cải thiện dần đời sống của nhân dân, để củng cố miền Bắc, tranh thủ miền Nam, để tăng cƣờng lực lƣợng đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai việc cần thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội” [58, tr.545].

Buổi nói chuyện tại Hội nghị mở rộng Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 19/03/1958, đề cập vấn đề xây dựng kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Hiện nay miền Bắc đang tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, trƣớc hết mọi ngƣời phải ra sức xây dựng kinh tế cho vững mạnh. Muốn xây dựng kinh tế, thì phải thực hiện cần và kiệm; mỗi ngƣời, mỗi gia đình, mỗi xí nghiệp, mỗi nông thôn, mỗi đoàn thể và toàn dân thực hiện đƣợc cần kiệm thì nhất định ta tiến những bƣớc lớn trong công cuộc củng cố miền Bắc, đƣa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội” [59, tr.362].

Từ năm 1957 đến 1969, Hồ Chí Minh nhiều lần ra lời kêu gọi gắn chặt hai nhiệm vụ tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để phòng, chống lãng phí nhƣ hình với bóng. Sản xuất bất kì trên lĩnh vực nào cũng phải tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, phòng, chống lãng phí góp phần xây dựng “Đời sống mới”.

Khái niệm đời sống mới đƣợc Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung ấy có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống, và nói chung lại đƣợc thể hiện trong lối sống và nếp sống. Chính vì vậy việc xây dựng đạo đức mới phải đƣợc tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa vào cái nền đạo đức thì mới xây dựng đƣợc lối sống, nếp sống mới lành mạnh, vui tƣơi, hƣớng con ngƣời tới tầm cao văn hóa, của một đất nƣớc độc lập và chủ nghĩa xã hội.

Thực hành đời sống mới là thực hiện hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính, những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng.

“Gây “Đời sống mới” Việc thành là bởi

Chúng ta siêng mần Vậy nên chữ cần Ta thực hành trƣớc Lại phải kiệm ƣớc Bỏ thói xa hoa Tiền của dƣ ra

Đem làm việc nghĩa…”

Phòng, chống lãng phí là biểu hiện đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Phòng, chống lãng phí thể hiện sự trân trọng thành quả lao động. Bởi lẽ với Hồ Chí Minh lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con ngƣời. Trong xã hội, không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lƣời biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Ngƣời nấu bếp, ngƣời quét rác cũng nhƣ thầy giáo, kỹ sƣ, nếu làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang nhƣ nhau. “Ai sợ khó, sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, ngƣời đó mới là kém vì không phải là ngƣời xã hội chủ nghĩa” [61, tr.69]. Do vậy ai cũng phải tùy khả năng của mình mà tự nguyện tự giác tham gia lao động, góp phần xây dựng nƣớc nhà. Phòng, chống lãng phí là hành động thiết thực để bảo vệ thành quả lao động ấy không bị tiêu xài phung phí. Thành quả lao động là mồ hôi, xƣơng máu, nƣớc mắt của nhân dân, “Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động. Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Cho nên phải biết giữ gìn của công. Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ” [61, tr.70].

Phòng, chống lãng phí để xây dựng lối sống mới, một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng tham muốn về vật chất, về chức – quyền – danh – lợi. Là chủ tịch nƣớc, Hồ Chí Minh vẫn nhà gỗ đơn sơ, quần áo vải. Ngƣời cho rằng, “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lƣợt thƣợt, xa xỉ, lòe loẹt” [56, tr.117]. Không phải Ngƣời phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi ngƣời trong việc cải thiện

và nâng cao điều kiện sinh hoạt, ăn, mặc, ở của mình ngày một tốt hơn. Ngƣời chỉ rõ rằng: Ngƣời ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhƣng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một ngƣời nào đó muốn riêng hƣởng ăn ngon mặc đẹp, nhƣ vậy là không có đạo đức.

Quá trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen ở mỗi ngƣời, thành phong tục tập quán của cả một cộng đồng; trong phạm vi một địa phƣơng hay mở rộng ra cả nƣớc thƣờng gọi là nếp sống mới, hay nếp sống văn minh. Nếp sống mới chúng ta xây dựng phải kế thừa những truyền thống tinh thần tốt đẹp, những thuần phong mĩ tục lâu đời của nhân dân ta. Hồ Chí Minh dạy chúng ta chẳng những phải kế thừa mà còn phải phát triển những thuần phong mĩ tục, đồng thời phải cải tạo những phong tục tập quán lạc hậu, bổ sung những cái mới tiến bộ mà trƣớc đây chƣa có. Phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm giúp sửa đổi những thói quen, phong tục, tập quán không phù hợp thí dụ nhƣ: đơm cúng, cƣới hỏi, ma chay quá xa xỉ, loại bỏ tâm lý xấu nhƣ tệ lãng phí của chung « cha chung không ai khóc » xây dựng ý thức bảo vệ của công.

Phòng, chống lãng phí thể hiện ý thức làm chủ của nhân dân; giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, củng cố niềm tin của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh khi đã đánh đổ thực dân, phong kiến, đã giành đƣợc độc lập tự do, xây dựng nên một chế độ dân chủ, tức là tất cả nhân dân các dân tộc đều có quyền làm chủ nƣớc nhà. Đã làm chủ thì mọi ngƣời, mọi dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc để xây dựng Tổ quốc, xây dựng xã hội chủ nghĩa làm cho toàn dân ấm no, nƣớc nhà giàu mạnh; mọi ngƣời phải tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bỏ dần các hủ tục, xây dựng mỹ tục thuần phong.

Ngày 24 tháng 7 năm 1962, nhân buổi nói chuyện tại hội nghị cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nƣớc, gắn với việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là việc rất cần thiết và phải làm thƣờng xuyên. Nó có hai ý nghĩa quan trọng: thứ nhất, nó làm cho mọi ngƣời nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành

tiết kiệm để xây dựng nƣớc nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân. Thứ hai, nó giúp cho cán bộ và đảng viên ta giữ gìn phẩm chất cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Do đó mà nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết thêm, lực lƣợng ta đã hùng mạnh, càng hùng mạnh thêm.

Qua lăng kính của Hồ Chí Minh, việc phòng, chống lãng phí không chỉ là việc nên làm, phải làm mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc, trân trọng dân, trân trọng sức dân và sản phẩm lao động của nhân dân. Điều đó làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh – một con ngƣời vĩ đại.

1.2.2. Lực lượng tham gia phòng, chống lãng phí

Phòng, chống lãng phí để xây dựng tiền đồ cho đất nƣớc, tiền đồ cho cá nhân mọi thành viên trong xã hội. Tiền đồ của cá nhân không tách rời tiền đồ của toàn xã hội bởi lẽ chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh giữa quyền làm chủ với nghĩa vụ và tính năng động của ngƣời làm chủ: “Đã là ngƣời chủ Nhà nƣớc thì phải chăm lo việc nƣớc nhƣ chăm lo việc nhà…Đã là ngƣời chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” [64, tr.74]. Mọi ngƣời công dân trong xã hội đều có nghĩa vụ lao động, tiết kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để “xứng đáng vai trò của ngƣời chủ”. Do đó, phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của toàn dân. “Muốn cho tiền đồ mình vẻ vang, mà nhất định tiền đồ mình vẻ vang, thì phải làm cho tiền đồ của dân tộc, làm cho cái tiền đồ của nƣớc nhà vẻ vang… mình muốn cho tiền đồ mình, tiền đồ dân tộc, tiền đồ nƣớc nhà vẻ vang … phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nâng cao kỷ luật lao động” [58, tr.574].

1.2.2.1 Toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan và nhân viên cơ quan Nhà nước

Đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của dân, nếu đội ngũ này tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ là hình ảnh đẹp đối với nhân dân. Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ, đảng viên là phải luôn luôn gƣơng mẫu, việc gì có lợi cho

dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì tránh. Vì vậy, đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cấp chính quyền cần phải quan tâm đúng mức. Trƣớc hết, Chính phủ phải là cơ quan chính quyền, phải đề cao lòng thanh liêm, “…Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy” [52, tr.21].

Tại phiên họp ngày 31/10/1946 của kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, sau khi đƣợc Quốc hội nhất trí giao trách nhiệm thành lập Chính phủ mới, Hồ Chí Minh đã đọc “Lời tuyên bố trƣớc Quốc hội”, trong đó có đoạn: “Tuy trong Quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trƣớc Quốc hội, trƣớc Quốc dân và trƣớc thế giới: Chính phủ sau đây là Chính phủ liêm khiết” [52, tr.478].

Trong bài viết “Chính phủ là công bộc của dân” đăng trên báo Cứu quốc, số 46, ngày 19/9/1945, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ủy ban nhân dân thận trọng hết sức trong chỗ chi dùng công quỹ, không dám tuỳ ý tiêu tiền vào những việc xa phí nhƣ ăn uống” [52, tr.22].

Ngƣời căn dặn cán bộ muốn đƣợc lòng dân thì không đƣợc cậy quyền, cậy thế, không đƣợc sống “xa phí”. Đối với các cơ quan, cơ quan nào cũng cần và cũng có thể tiết kiệm. Tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất chẳng hạn; cơ quan nào cũng dùng phong bì, nếu mỗi cơ quan đều tiết kiệm, một chiếc phong bì dùng 2, 3 lần, thì mỗi năm Chính phủ có thể tiết kiệm đƣợc hàng chục tấn giấy; “Nếu cán bộ nâng cao sản xuất, làm việc mau chóng, thì sẽ giúp cho những đồng bào có việc đến tƣ pháp tiết kiệm đƣợc ngày giờ, để tăng gia sản xuất” [55, tr.354].

Trong “Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ”, Hồ Chí Minh căn dặn các đảng viên,

cán bộ cần phải tẩy trừ những khuyết điểm làm hạn chế đến công việc, đặc biệt là ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng, của chính quyền trƣớc dân, làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và với chính quyền cách mạng, Ngƣời viết: “Có những đồng chí lo ăn ngon mặc đẹp, lo mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Đạo đức cách mạng nhƣ thế nào, dƣ luận chê bai thế nào cũng mặc” [53, tr.90].

Nhiệm vụ chính của bộ đội là giết giặc lập công, không phải là cơ quan sản xuất, thì bộ đội tiết kiệm nhƣ thế nào? “Trong quân đội có quân nhu, quân giới, vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)