Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 112)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Các giải pháp cụ thể

2.2.2.1. Giải pháp phòng, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân

Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cần phát động rộng rãi phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. “Chúng ta phải gây một phong trào quần chúng sâu rộng và bền bỉ. Phải tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo nhân dân hăng hái tham gia công việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Phải đặt phong trào sản xuất và tiết kiệm làm trung tâm của phong trào thi đua ái quốc. Mỗi địa phƣơng, mỗi đơn vị, mỗi gia đình đều nên ký giao kèo thi đua thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm riêng của mình để hoàn thành kế hoạch chung của Chính phủ” [55, tr.349].

Vận động, giáo dục và tuyên truyền là biện pháp căn bản để gây dựng ý thức phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong nhân dân. Việc giáo dục, tuyên truyền cần đƣợc thực hiện có kế hoạch, thƣờng xuyên, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phƣơng.

Nhà nƣớc cần nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nƣớc, tiết kiệm điện, xây dựng ý thức tự quản và thực hành tiết kiệm cho mỗi ngƣời dân. Theo Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ những chƣơng trình cụ thể, thiết thực. Cuộc vận động tuyên truyền tiết kiệm điện, nƣớc phải đƣợc tiến hành sâu rộng trên toàn quốc và thực hành tiết kiệm hằng ngày.

Nhà nƣớc cần đề ra các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

để dành vốn đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh và các hình thức đầu tƣ khác mà pháp luật không cấm.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp cần có những quy định cụ thể về chính sách khuyến khích thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cƣới, việc tang; có trách nhiệm tổ chức triển khai phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân, quy định các hình thức biểu dƣơng, khen thƣởng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Xây dựng tiêu chuẩn gia đình văn hoá gắn với việc khuyến khích, động viên nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần xây dựng xã hội văn minh, lành mạnh. Phát động phong trào toàn dân tham gia giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đƣa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, tổ chức; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức mình phải gƣơng mẫu thực hiện quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; căn cứ kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để xem xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và thành viên của tổ chức. Cơ quan thông tin đại chúng kịp thời tuyên truyền, biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, lên án, phê phán hành vi lãng phí.

2.2.2.2. Giải pháp phòng, chống lãng phí tài sản công cộng, tài sản trong cơ quan nhà nước

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (2013) cần đƣợc chú trọng thực hiện. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị để xảy ra lãng phí hoặc thực hiện không nghiêm túc việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cần quán triệt nguyên tắc xử lý trách nhiệm cá nhân là: những vụ việc lãng phí, thất thoát có liên quan đến cán bộ lãnh đạo thì dù ở cấp nào, còn đƣơng chức hay đã nghỉ hƣu cũng phải đƣợc xem xét đầy đủ về trách nhiệm hành chính hoặc hình sự theo đúng pháp luật.

Tập trung xử lý dứt điểm những vụ việc nổi cộm, bức xúc. Các cấp, các ngành, địa phƣơng, đơn vị tiến hành rà soát lại các vụ việc ở địa phƣơng, ngành, cơ quan, đơn vị mình để có biện pháp giải quyết, xử lý dứt điểm trong thời gian nhất định. Đối với những vụ việc đã giải quyết nhƣng chƣa đƣợc dƣ luận đồng tình, những vụ việc tồn đọng chƣa giải quyết và những vụ việc mới phát sinh thì cần tập trung chỉ đạo, xử lý, làm rõ nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự việc tái diễn. Các cấp, các ngành, các địa phƣơng, đơn vị cần thực hiện nghiêm túc Chƣơng trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

Thực hiện việc công khai hóa các địa chỉ có nhiều lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Phát huy vai trò của công luận và nhân dân trong việc giám sát và công khai hóa các hành vi lãng phí của các cơ quan, đơn vị và công chức, cán bộ nhà nƣớc.

Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, ngƣời đứng đầu cố tình vi phạm hoặc thông đồng, tiếp tay tội phạm trong xây dựng cơ bản; không chỉ xử lý hành chính mà còn là bồi thƣờng kinh tế, xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm.

Để chống lãng phí, thất thoát có hiệu quả, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trực tiếp trƣớc mắt và lâu dài nhƣ đã nêu trên, đòi hỏi sự chỉ đạo trực tiếp của các ngành, các cấp, sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt các cơ quan có chức năng quản lý việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc, quản lý việc đầu tƣ xây dựng – cụ thể là các ngành Tài chính, Kế hoạch đầu tƣ, Xây dựng. Đồng thời, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần phát huy tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán hàng năm, lồng ghép với thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nƣớc.

2.2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực mà tình trạng lãng phí diễn ra nghiêm trọng nhất, vậy nên với lĩnh vực này cần tập trung vào giải pháp:

- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh, đồng bộ các cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư và xây dựng.

Trƣớc hết cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách theo hƣớng loại bỏ dần tình trạng khép kín, cần tách chức năng quản lý Nhà nƣớc với quản lý kinh doanh trong xây dựng ở từng bộ, từng tỉnh, thành phố ở tất cả các khâu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cùng với các bộ, ngành liên quan dự thảo văn bản về quản lý đầu tƣ sử dụng vốn Nhà nƣớc trình Chính phủ theo hƣớng:

+ Ngƣời ra quyết định đầu tƣ không kiêm nhiệm chủ đầu tƣ; thực hiện đấu thầu chọn chủ đầu tƣ, tƣ vấn quản lý dự án; xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án kèm theo chức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc; tăng cƣờng sử dụng các tổ chức tƣ vấn giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn.

+ Các tổ chức tƣ vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng các tƣ vấn giám sát không thuộc cùng một bộ, tỉnh, thành phố.

+ Từng bƣớc hình thành tổ chức tƣ vấn độc lập.

+ Xây dựng lộ trình xóa bỏ tình trạng khép kín trong hoạt động đầu.

- Công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư.

Tập trung thực hiện các giải pháp về cải tiến, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, quản lý đầu tƣ theo quy hoạch; tăng cƣờng kỷ luật trong quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các dự án trọng điểm.

Kiên quyết tập trung đầu tƣ cho các công trình, dự án trọng điểm để nhanh chóng đƣa vào sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế. Các bộ, ngành, địa phƣơng cần rà soát và xây dựng chƣơng trình đầu tƣ bằng vốn ngân sách cho thật hiệu quả, đúng đối tƣợng. Vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn tín dụng ƣu đãi sẽ tập trung hỗ trợ cho chƣơng trình giống cây non, cho việc đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất; ƣu tiên cân đối vốn cho các kết cấu hạ tầng cần thiết thực đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng vùng, từng ngành.

- Nâng cao trách nhiệm của các bộ, các ngành, các cấp trong việc xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển của đất nước.

Ở tầm vĩ mô, Chính phủ chỉ đạo xây dựng chƣơng trình đầu tƣ dài hạn vào bản cân đối tổng hợp về nguồn vốn huy động trong kế hoạch. Chƣơng trình đầu tƣ đó đƣợc cụ thể hóa từng năm, đƣa vào cân đối nguồn vốn hàng năm, đặc biệt là nguồn vốn nhà nƣớc, để xác định mục tiêu đầu tƣ, tránh tình trạng mục tiêu thì nhiều trong khi khả năng nguồn vốn hạn chế, làm mất cân đối ngay từ khâu kế hoạch.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống dàn trải, thất thoát, lãng phí vồn đầu tƣ; hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm khắc những ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tƣ lợi trong công tác quản lý đầu tƣ; đôn đốc các bộ, ngành và địa phƣơng thực hiện các kiến nghị do các cơ quan thanh tra nêu ra và đã đƣợc cấp có thẩm quyền kết luận thực hiện.

Đối với các bộ tham mƣu tổng hợp (nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc), cần tăng cƣờng dự báo về khả năng huy động nguồn vốn, xây dựng định hƣớng các cơ chế chính sách đầu tƣ; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình đầu tƣ và xây dựng, quy trình và thủ tục giải ngân, nhất là nguồn vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách, có trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn của ngân sách theo tiến độ đầu tƣ trong kế hoạch đƣợc duyệt.

Đối với các bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: theo sự phân cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện hành, cần bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngành trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển; chịu trách nhiệm về quy hoạch, về chủ trƣơng đầu tƣ; phân cấp cho các cơ sở trong bộ, trong ngành, trong tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn nhà nƣớc.

- Thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tƣ bảo đảm tuân thủ theo quy định, kế hoạch đƣợc duyệt, đến thực hiện giám sát từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, đánh giá quá trình thực hiện đầu tƣ và đánh giá sau thực hiện đầu tƣ (đánh giá kết thúc quá trình thực hiện đầu tƣ và đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án).

Không phê duyệt dự án đầu tƣ nếu chƣa làm rõ hiệu quả và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn. Đối với các dự án đã triển khai thực hiện, không phê duyệt điều chỉnh nội dung đầu tƣ hay tổng mức đầu tƣ khi dự án chƣa thực hiện giám sát và báo cáo theo quy định.

Chủ đầu tƣ phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc: công trình chƣa có quyết định đầu tƣ, chƣa có thiết kế và dự toán đƣợc duyệt thì không đƣợc cấp phát vốn, không đƣợc thi công.

Thanh tra Chính phủ phối hợp với thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và thanh tra của các bộ, ngành và địa phƣơng tăng cƣờng thực hiện các biện pháp thanh tra đầu tƣ xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai đã đề ra trong Kế hoạch.

TIỂU KẾT CHƢƠNG II

Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí trong bối cảnh Đảng và Nhà nƣớc ta đang đặc biệt coi trọng nhiệm vụ đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức” [33. tr.202] hiện nay là một việc làm cần thiết.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng va quản lý của Nhà nƣớc, trong quá trình đổi mới, nhận thức về đấu tranh phòng, chống lãng phí đƣợc nâng lên trong các cấp ủy, các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân,…Tuy nhiên, do tác động của kinh tế thị trƣờng, những hạn chế của xã hội cũ còn tồn tại, do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến những tiêu cực tham nhũng, lãng phí ngày càng phổ biến; việc phòng, chống lãng phí còn tồn tại nhiều bất cập.

Với tƣ cách là ngƣời nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí, tác giả đã mạnh dạn đặt vấn đề, vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣa ra những giải pháp phòng, chống lãng phí ở Việt Nam hiện nay với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội vì mục tiêu cốt lõi “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”, vì một xã hội “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất và nhà văn hóa vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Ngƣời đã để lại cho Đảng và dân tộc một kho tàng lý luận phong phú. Hệ thống tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh, trong đó có tƣ tƣởng về phòng, chống lãng phí là vũ khí sắc bén để đấu tranh với tiêu cực, lạc hậu, khắc phục khó khăn, thử thách đƣa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Qua quá trình thực hiện đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở Việt Nam hiện nay” tác giả rút ra một số kết luận sau:

Hồ Chí Minh cho rằng lãng phí là mất đi, là việc làm hao tốn tiền của, công sức, thời giờ của Nhà nƣớc và nhân dân một cách vô ích. Theo Hồ Chí Minh, nguyên nhân cơ bản dẫn đến lãng phí là tệ quan tiêu, tham ô và chủ nghĩa cá nhân, hễ ở đâu có chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, tham ô thì ở nơi đó xảy ra lãng phí nghiêm trọng, ngƣợc lại, lãng phí tạo điều kiện cho các căn bệnh trên nảy nở, sinh sôi. Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ không trực tiếp ăn cắp của công làm của riêng nhƣng đều làm hao tổn tài sản của nhà nƣớc, của cá nhân, ngăn trở sự nghiệp xây dựng phát triển đất nƣớc, là kẻ thù hết sức nguy hiểm của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Lãng phí là kẻ địch trong ngƣời, trong nội bộ, trong tinh thần. Hồ Chí Minh đã yêu cầu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phòng, chống lãng phí, gắn liền chống lãng phí với thực hành tiết kiệm, chống bệnh quan liêu, tham nhũng và chủ nghĩa cá nhân. Ngƣời cũng khẳng định rằng phòng, chống lãng phí là sự nghiệp của toàn dân, phải tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục và phải coi giáo dục, phòng ngừa là chính. Các biện pháp cụ thể trong phòng, chống lãng phí mà Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm việc làm cụ thể nhƣ: đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, đánh thông tƣ tƣởng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có tài, vừa có đức; tiến hành phê bình và tự phê bình; quan tâm đến đời sống cán bộ đảng viên và nhân dân, đồng thời có cơ chế quản lý kinh tế - tài chính phù hợp; đẩy mạnh công tác thanh tra, phát

huy sự giám sát và tố giác của nhân dân; ban hành các văn bản luật để xử lý hành vi lãng phí.

Hồ Chí Minh không chỉ nêu lên một hệ thống quan điểm có tính khoa học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)