Nguyên nhân và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 76)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Thực trạng phòng, chống lãng phí ở Việt Nam hiện nay

2.1.2. Nguyên nhân và vấn đề đặt ra

2.1.2.1. Nguyên nhân

Thứ nhất, Đảng và Nhà nƣớc ta chƣa thực sự đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, chƣa trở thành quyết tâm chung và đáp ứng đƣợc nguyện vọng của toàn xã hội; Sự quản lý của Nhà nƣớc chƣa chặt chẽ, thƣờng xuyên, việc xử lý lãng phí chƣa nghiêm.

Trên thực tế, lãng phí đang diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phƣơng trong hoạt động kinh tế - xã hội, với nhiều dạng và mức độ, gây hậu quả lớn, nguy hiểm không kém tệ tham nhũng. Nếu tham nhũng chỉ tập trung ở một bộ phận nhất định, gây ra những tác hại cụ thể và đƣợc cả xã hội tập trung đấu tranh quyết liệt, thì lãng phí lại có thể ở bất kì ai, có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra. Lãng phí có thể kéo dài, lặp đi lặp lại ở công sở, trên công trƣờng và thậm chí trong từng gia đình. Lãng phí “mờ ảo” khó nhận diện, dễ lan tràn trên diện rộng. Ngoài lãng phí tiền bạc, vật chất, nhiều loại lãng phí khác làm hao mòn các nguồn lực xã hội nhƣng khó tính toán, lƣợng hóa: thời gian, công sức…Lãng phí gần nhƣ “vô hình” dễ khiến không ít ngƣời chấp nhận, “dễ tính” với chúng. Một số ngƣời tỏ ra “vô cảm” đối với những biểu hiện và hành vi lãng phí, mặc dầu có thấy đó là việc làm có hại đối với lợi ích chung. Chính vì vậy, dù đã đƣợc nhận diện, chỉ rõ nhƣng vẫn không ít nơi, ít chỗ chƣa thật sự đấu tranh quyết liệt với những biểu hiện của lãng phí, ảnh hƣởng đến hiệu quả việc phòng, chống lãng phí.

Về mặt nhận thức tƣ tƣởng, cái tai hại và nguy hiểm nhất là lâu nay ngƣời ta vẫn xem tệ lãng phí nhƣ “vô tội” không những không kết án lãng phí nghiêm khắc,

mà còn hợp thức hóa bằng nhiều cách nhƣ đổ lỗi cho khách quan, phê bình hoặc tự phê bình suông…

Ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của một số cơ quan, tổ chức và cá nhân chƣa cao; phòng, chống lãng phí có lúc, có nơi còn hình thức, chiếu lệ; chống lãng phí chƣa đƣợc xác định là khâu trọng tâm, then chốt để có giải pháp quyết liệt nên hiệu quả phòng, chống lãng phí không đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, ngƣời đứng đầu chƣa thực sự quan tâm đến việc xây dựng, triển khai thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thiếu đôn đốc kiểm tra để phát hiện và xử lí hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức, địa phƣơng mình. Công tác giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức xã hội và hiệp hội nghề nghiệp mang lại hiệu quả không cao.

Công tác phân cấp quản lý một số lĩnh vực chƣa phù hợp, có lúc, có nơi còn buông lỏng quản lý; công tác quy hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát triển còn yếu kém.

Sự hạn chế về khả năng vận hành cơ chế trách nhiệm đối với các hành vi ở tầm xác lập ƣu tiên và hoạch định chính sách cũng là một nguyên nhân quan trọng. Chẳng hạn chỉ áp đặt đƣợc chế độ trách nhiệm cho những ngƣời xây dựng các công trình lãng phí, mà lại lúng túng trong việc áp đặt chế độ trách nhiệm cho những ngƣời đề ra chƣơng trình thì cốt lõi của lãng phí vẫn tồn tại.

Hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật làm căn cứ khoán kinh phí và tiêu chuẩn, chế độ trong việc sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc đã đƣợc cập nhật, sửa đổi, bổ sung khá thƣờng xuyên tuy nhiên vẫn còn chƣa sát với thực tế, tiêu chí đánh giá nhiệm vụ, chất lƣợng công việc chƣa đầy đủ, quyền tự chủ của thủ trƣởng cơ quan, đơn vị vẫn còn bị hạn chế; một số quy định về cơ chế đặc thù tạo sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các cơ quan dẫn đến dù đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu định lƣợng mà chủ yếu là định tính và khuyến khích tiết kiệm, ý thức chấp hành còn hạn chế, thực hiện chƣa nghiêm, gây lãng phí vốn và tài sản nhà nƣớc trong nhiều lĩnh vực.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát, giám sát của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân đối với các đơn vị thành viên liên quan đến việc phòng, chống lãng phí tuy đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, chƣa thƣờng xuyên, liên tục, còn có biểu hiện né tránh, ngại đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm gây lãng phí. Các quy định về thanh tra, kiểm tra, trong phòng, chống lãng phí còn chƣa cụ thể.

Nhiều lãng phí, sai phạm đã đƣợc phát hiện nhƣng chậm đƣợc xử lý; cũng nhƣ chƣa kịp thời tuyên dƣơng, khen thƣởng ngƣời thực hiện tiết kiệm hoặc phát hiện lãng phí làm cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật còn chƣa nghiêm, ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả của phòng, chống lãng phí. Chƣa có cơ chế thuận lợi để tạo điều kiện cho công dân và báo chí phát hiện các hành vi lãng phí. Chƣa có cơ chế để bảo vệ những ngƣời phát hiện, lên án lãng phí, tố cáo những quan chức tham nhũng, lãng phí cũng nhƣ chƣa có quy định khen thƣởng để khuyến khích những ngƣời phát hiện ra lãng phí.

Về phòng, chống lãng phí hiện tại (tính đến năm 2017) không có tổ chức bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Đây là một thiếu sót cơ bản, làm giảm tính hiệu quả của phòng, chống lãng phí. Nhiệm vụ phòng, chống lãng phí chƣa thật sự đƣợc coi trọng trong khi lãng phí mới chính là nguyên nhân làm thất thoát vô tận tiền của, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con ngƣời và cơ hội của đất nƣớc. Theo điều 68, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất triển khai…; tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chƣơng trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn; triển khai thực hiện kiểm tra và định kì tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả chƣa cao; chƣa tạo đƣợc dƣ luận trong xã hội để mạnh mẽ, phê phán, lên án những hành vi lãng phí. Việc xây dựng ý thức, văn hóa tiết kiệm trong xã hội chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; tâm lý “của ngƣời bồ tát, của ta lạt buộc”, những hiện tƣợng “cha chung không ai khóc”, “của mình thì để, của rể

thì bòn” thu vén các thứ cho riêng mình, nhƣng thờ ơ, vô trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản chung, làm hƣ hỏng, hoặc sử dụng một cách vô tội vạ tài sản chung gây lãng phí nghiêm trọng; chƣa xây dựng đƣợc những tiêu chuẩn, định mức phù hợp để định hƣớng việc tiết kiệm trong nhân dân.

Thứ ba, công cuộc cải cách hành chính tiến hành rất chậm và lung túng, cơ

chế “xin – cho” vẫn còn tồn tại; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo kẽ hở cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ, lãng phí. Chế độ công vụ của cán bộ, công chức mới bắt đầu đƣợc quan tâm xây dựng, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chế độ trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với những sai phạm, tiêu cực, lãng phí xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình chƣa đƣợc quy định rõ. Cơ chế quản lý tài chính công, mua sắm tài sản công, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản còn nhiều bất hợp lý, vòng vèo, qua nhiều khâu, nhiều “cửa”. Trình tự, thủ tục này tạo cảm giác chặt chẽ nhƣng trên thực tế cơ chế kiểm soát lại rất lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thất thoát.

Thứ tư, phẩm chất đạo đức của một phận bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng

viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém.

Bƣớc sang cơ chế thị trƣờng, trƣớc tác động mặt trái của cơ chế, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dƣỡng đã xa vào tệ tham nhũng, lãng phí. Một số cán bộ lãnh đạo quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm chung, thiếu quan tâm đúng mức đối với công tác quản lý kinh tế - tài chính. Có nơi thủ trƣởng đơn vị khoán trắng mọi công tác nhiệm vụ cho cán bộ cấp dƣới muốn làm gì thì làm, miễn là “chạy đƣợc việc”. Có cán bộ lãnh đạo lại rất thích phô trƣơng hình thức, thích bày vẽ tiệc tùng, liên hoan mặn, ngọt, quà cáp…dù có tốn phí bao nhiêu cũng cứ thẳng tay chi vô tội vạ, miễn sao mọi ngƣời đều “vui vẻ cả”.

Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra cán bộ, đảng viên bị buông lỏng, yếu kém, không chuyển kịp với tình hình.Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhiều trƣờng hợp không đúng năng lực, phẩm chất. Cán bộ, công chức chƣa thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, không nắm

vững chế độ, chính sách nên làm công tác cụ thể rất kém, lại hay bảo thủ, vận dụng chế độ, nguyên tắc rất lúng túng và nhiều sai trái.

Ở một số không ít tổ chức đảng, cơ quan, thủ trƣởng quản lý đảng viên, nhân viên của mình còn lỏng lẻo, chế độ sinh hoạt, kiểm điểm, công tác phê bình, tự phê bình bị bỏ bê hoặc mang tính hình thức. Còn tính trạng e dè, nể nang hoặc vì lợi ích cục bộ mà không dám đấu tranh với các vi phạm của cán bộ, đảng viên chi bộ, tổ chức mình. Việc xử lý cán bộ còn chậm trễ, thiếu nghiêm khắc, thậm chí còn bao che lẫn nhau. Về cán bộ thừa hành, nhất là cán bộ làm công tác quản lý kinh tế - tài chính, không kể một số ít bị thoái hóa, biến chất, một số đã tỏ ra thiếu tinh thần trách nhiệm chung, thậm chí có ngƣời hùa theo việc làm sai trái của thủ trƣởng đơn vị, nên dù có thấy lãng phí, thất thoát thứ này, thứ nọ bao nhiêu đi nữa cũng vẫn thản nhiên, không dám đấu tranh phê phán để tìm biện pháp khắc phục sửa chữa.

Trong đội ngũ cán bộ, công chức vẫn có những cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ, đảng viên giữ những cƣơng vị phụ trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nƣớc chƣa nêu cao ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ của công, thậm chí còn có những hành vi tham ô, chiếm dụng của công. Lợi dụng cƣơng vị, quyền hạn của mình, họ tìm mọi “mƣu ma chƣớc quỷ” để sử dụng nhập nhằng, bừa bãi của công, xoay xở, bòn vét của công, chiếm của công làm của riêng. Họ bày đặt ra lễ nghi này, thủ tục nọ để phô trƣơng hình thức, chè chén, “liên hoan”, hoặc có khi “mƣợn gió bẻ măng” tạo cơ hội để “chấm mút” tiền của của nhân dân, của tập thể. Quen thân nhau, họ “móc ngoặc” trao đổi cho nhau hàng hóa, vật tƣ của Nhà nƣớc, của tập thể theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rƣợu” để “giúp” nhau thỏa mãn những yêu cầu riêng, lợi ích riêng. Họ ngấm ngầm hoặc công khai bớt xén nguyên liệu, của cải của Nhà nƣớc, tuồn hàng hóa từ trong kho của nhà nƣớc, của tập thể ra ngoài, tiếp tay cho bọn buôn gian, bán lậu, làm ăn phi pháp. Có những ngƣời lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nƣớc, ăn cắp của công, xâm phạm tài sản của Nhà nƣớc, của nhân dân.

Nhƣ vậy, khi tham nhũng vẫn còn là một vấn nạn thì ở đó tình hình lãng phí càng trở nên nghiêm trọng. Tham nhũng chƣa đƣợc đẩy lùi, đây là tác nhân gây ra

lãng phí lớn cho xã hội. Thực tế cho thấy, các vụ việc tham nhũng đã làm lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân.

2.1.2.2. Những vấn đề đặt ra

Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để tiếp tục đƣa đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững hơn. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ bốn nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nƣớc ta; tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...Trƣớc những khó khăn và thử thách trên, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, việc phòng, chống lãng phí mang tính cấp thiết và đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề đặt ra, cụ thể là:

Thứ nhất, phải xác định đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của phòng, chống lãng phí. Đây là vấn đề trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu quả phòng, chống lãng phí. Chừng nào chƣa nhận thức đầy đủ đƣợc tác hại của lãng phí gây cản trở đến sự phát triển của kinh tế - xã hội thì chừng ấy việc phòng, chống lãng phí còn mang nặng tính hình thức, qua loa, chiếu lệ. Do đó, cần xác định đấu tranh phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Kiên quyết phòng, chống lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về phòng, chống lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động.

Thứ hai, phòng, chống lãng phí phải đƣợc thể hiện rõ ở thái độ và quyết tâm thực sự của toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Cần có sự chỉ đạo trực tiếp của các ngành, các cấp, sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt các cơ quan chức năng quản lý

sử dụng ngân sách nhà nƣớc, quản lý việc đầu tƣ xây dựng – cụ thể là các ngành Tài chính, Kế hoạch đầu tƣ, Xây dựng. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần phát huy tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán hằng năm, lồng ghép với thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nƣớc.

Thứ ba, cần tiếp tục cải cách bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng tinh gọn, ít đầu mối, công khai, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho ngƣời dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Xây dựng chế độ công vụ đảm bảo cho các công chức, viên chức nhà nƣớc thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công vụ.

Thứ tƣ, về pháp lý cần hoàn thiện hệ thống pháp luật (chứ không chỉ ban hành một đạo luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí), trong đó chú trọng các văn bản pháp luật về cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nƣớc, về quy hoạch, về kiểm toán, về đầu tƣ, về sở hữu, về chế độ công vụ, về chế độ tài chính doanh nghiệp, v.v.. Xác định rõ chế độ trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra lãng phí.

Thứ năm, phòng, chống lãng phí cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng. Xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ công. Dân chủ hóa, công khai hóa, minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)