Phương hướng và giải pháp phòng, chống lãng phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 60)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí

1.2.3. Phương hướng và giải pháp phòng, chống lãng phí

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc phòng, chống lãng phí kết hợp với chống tham ô và bệnh quan liêu. Việc phòng, chống tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu phải phối hợp nhịp nhàng, song song, không tách rời vì nó có chung nguồn gốc bệnh xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân và sự thiếu hiểu biết về mặt nhận thức, hành

động. Sở dĩ nhƣ vậy, vì xã hội xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và quần chúng nhân dân đang xây dựng trƣớc hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngƣời có công ăn việc làm, đƣợc no ấm và sống một đời hạnh phúc. Theo Hồ Chí Minh, cách làm tốt nhất để có chủ nghĩa xã hội là làm điều có lợi cho dân, tránh điều hại cho dân, cái lợi thì khó mấy cũng phải làm bằng đƣợc, cái hại thì dù chỉ là một cái hại nhỏ cũng phải quyết tránh cho bằng đƣợc. Đấu tranh chống những căn bệnh ảnh hƣởng đến mục đích tốt đẹp mà Chính phủ và nhân dân đang hƣớng tới là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng, phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, đấu tranh chống những căn bệnh tàn dƣ của xã hội cũ nói chung, chống lãng phí nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp, muốn thắng lợi cần phải có kế hoạch, giải pháp hữu hiệu theo cách của Hồ Chí Minh là: “…ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên” [55, tr.358]. Bởi những lý do đó, Hồ Chí Minh đã đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể để đấu tranh với những căn bệnh này.

1.2.3.1. Phương hướng

Thứ nhất, cần phải có nhận thức đầy đủ được vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc phòng, chống lãng phí đối với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và sự thành công của cách mạng Việt Nam.

Mục đích của cách mạng là lật đổ giai cấp thống trị phản động, lỗi thời, xóa bỏ chế độ xã hội cũ đầy rẫy những bất công, lạc hậu, thối nát…, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần kiệm liêm chính thì phải tẩy cho sạch những tật xấu của xã hội cũ. Hồ Chí Minh viết: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ…Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính – cho nên chúng ta phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ” [55, tr.362]. Hơn thế nữa, đồng bào chiến sĩ ta hy sinh biết bao xƣơng máu, mồ hôi, nƣớc mắt để đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến và xây dựng nƣớc nhà. Song, những kẻ tham ô, lãng phí lại phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, làm tiêu hao của cải, khiến mọi nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta không thể phát

huy hết hiệu quả. Vì lẽ đó, chống xa xỉ, lãng phí “quan trọng và cần kíp nhƣ việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tƣ tƣởng và chính trị” [55, tr.358]. Nó làm cho sự đoàn kết của nhân dân ta đƣợc tăng cƣờng, sức mạnh của lực lƣợng ta đƣợc phát triển, trực tiếp dẫn đến thành công cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu nhƣ lãng phí, tham ô vẫn còn thì cách mạng vẫn chƣa thể thành công, niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc bị xói mòn, sự tồn tại của chế độ bị đe dọa. Chính vì thế nên Hồ Chí Minh đã yêu cầu đồng bào và chiến sĩ bên cạnh chống giặc ngoại xâm thì phải ra sức chống giặc nội xâm, quên chống giặc nội xâm là không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Theo Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí, quan liêu còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc cải tạo con ngƣời, lôi kéo những cán bộ, đảng viên lầm đƣờng, lạc lối trở lại con đƣờng ngay thẳng. Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức của ngƣời cách mạng, ngƣời đảng viên Cộng sản. Họ phải luôn phấn đấu cho lý tƣởng Cộng sản, sửa chữa những tƣ tƣởng sai lầm, liên hệ chặt chẽ với quần chúng; luôn cố gắng học tập, thật thà phê bình và tự phê bình, đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, đem lợi ích riêng, lợi ích của cá nhân phục vụ lợi ích chung của cách mạng. Ngƣời khẳng định ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Có những ngƣời trong đấu tranh thì chung thành, hăng hái; song, khi có quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, lãng phí. Chống lãng phí chính là chống “kẻ thù” của đạo đức cách mạng, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của ngƣời cách mạng.

Có thể nói cuộc đấu tranh chống lãng phí chỉ có hiệu quả khi Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân nhận thức đƣợc sâu sắc vai trò và ý nghĩa to lớn của nó. Quá trình này phải đƣợc tiến hành cùng lúc với việc chống lại những nhận thức sai lầm nhƣ: tham ô là tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm; những ngƣời có công với cách mạng thì tham ô, lãng phí chút đỉnh cũng nên tha thứ cho họ; ai tham ô, lãng phí mặc ai, mình không mắc những tệ nạn đó thì thôi…

Thứ hai, đấu tranh chống lãng phí phải gắn liền với chống tham ô, bệnh quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân và thực hành tiết kiệm.

Trong các bài viết, bào nói của mình, Hồ Chí Minh luôn coi thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là những công việc đi liền với nhau. Ngƣời nhận định rõ tham ô gây ra lãng phí và từ lãng phí đi đến tham ô có khoảng cách rất gần. Còn quan liêu là gốc, nguyên nhân, môi trƣờng “ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí” [55, tr.357], ở đâu có quan liêu thì ở đó tồn tại tham ô, lãng phí. Để thúc đẩy, kìm hãm hay tiêu trừ một sự vật, hiện tƣợng, một quá trình nào đó thì cần phải tác động vào chính nguyên nhân hình thành nó. Vì vậy, “muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trƣớc mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu” [55, tr.357]. Để thực hiện đƣợc điều đó thì không thể không chống chủ nghĩa cá nhân, vì suy đến cùng, chủ nghĩa cá nhân chính là nguyên nhân sâu xa của cả quan liêu, tham ô, lãng phí, “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trƣớc hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dƣỡng tƣ tƣởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật” [63, tr.547].

Bên cạnh việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu và chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến tiết kiệm. Thực hành tiết kiệm sẽ khiến sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi, làm cho quốc gia, gia đình sẽ giàu nhanh hơn. Hồ Chí Minh viết: “Kháng chiến lâu dài để giữ vững chính quyền đất nƣớc. Vì thế chúng ta không thể không chú ý đến động viên kinh tế. Chúng ta phải thu góp tất cả lực lƣợng của toàn quốc, khiến cho ngƣời có sức giúp sức, có tiền giúp tiền, có của giúp của. Những nhu cầu cho cuộc kháng chiến, chúng ta phải hết sức tăng gia sản xuất. Những việc tiêu sài vô ích chúng ta phải cố gắng tinh giản. Tóm lại, chúng ta phải tập trung hết nhân lực, vật lực, tài lực vào công cuộc kháng chiến thì thực lực kháng chiến của chúng ta mới đầy đủ, mạnh mẽ để đạt tới thắng lợi cuối cùng” [52, tr.350]. Vì những lý do đó, chống lãng phí phải đi liền với chống tham ô, quan liêu, chủ nghĩa cá nhân và thực hành tiết kiệm. Chống quan liêu, tham ô, chủ nghĩa cá nhân là diệt trừ nguyên nhân của lãng phí; còn thực hành tiết kiệm là biểu hiện cụ thể của việc chống lãng phí.

Thứ ba, chống lãng phí phải kết hợp giữa xây và chống; lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, trừng phạt là phụ; kiên quyết xử lý những trường hợp ngoan cố, không chịu sửa đổi.

Năm 1952, nhân có phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và chống bệnh quan liêu, Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm hết sức cơ bản về chống lãng phí trong đó có việc nhấn mạnh việc phải kết hợp giữa xây và chống, “Giáo dục là chính, trừng phạt là phụ” [55, tr.361]. Ngƣời tâm huyết bày tỏ: không ít cán bộ, Đảng viên thời kỳ kháng chiến thì rất anh dũng, sẵn sàng hy sinh, chịu đựng gian khó…nhƣng đến thời bình, khi có chút quyền lực trong tay thì bị lóa mắt, dễ dàng gục ngã trƣớc những cám dỗ của cuộc sống vật chất. Phải xử lý họ là điều rất đau đớn đối với Đảng và Chính quyền, vì vậy tốt hơn hết là có những biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh cho họ khỏi vƣớng vào vòng tội lỗi, lôi kéo họ trở về với nẻo sáng.

Mặc dù phòng ngừa, giáo dục có ý nghĩa quyết định nhƣng Hồ Chí Minh cũng cho rằng phải kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý lãng phí, nếu chỉ dựa vào tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên thì vẫn chƣa đủ. Xa xỉ, lãng phí là kẻ địch rất dễ phổ biến ở bên trong, dù vậy phải luôn kiên trì quan điểm đánh bại nó bắt đầu từ mỗi con ngƣời, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, địa phƣơng và trong toàn xã hội. Chừng nào lãng phí còn tồn tại thì chừng đó nó còn gây tác hại khôn lƣờng. Phát hiện phải đi đến xử lý lãng phí, đặc biệt là lãng phí của công, những lãng phí từ tham ô gây ra là một khâu trọng tâm then chốt. Ngƣời đã trích dẫn ý kiến của Lênin trong việc xử lý: “để cho dƣ luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng” [55, tr.364], “xử một cách pha trò, mềm mỏng nhẹ nhàng nhƣ vậy, đó là một điều xấu hổ cho những đảng viên cộng sản, cho những ngƣời cách mạng” [55, tr.364]. Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục tuy nhiên chỉ có giáo dục thôi thì chƣa đủ, phải kết hợp với tính răn đe để ngƣời ta biết sợ mà không làm những điều sai trai. “Giáo dục là chính, nhƣng đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân

dân” [57, tr.259]. Nếu cán bộ, đảng viên đã không còn đủ sức cƣỡng lại những ham muốn vật chất vị kỉ, không còn biết đúng sai, không biết hối lỗi thì phải xử lý cho thật nặng để làm tấm gƣơng răn đe cho những kẻ khác. Nó khiến cho các hiện tƣợng tiêu cực bị ngăn chặn và đẩy lùi một cách kịp thời.

Thứ tư, phòng, chống lãng phí phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục; phải phát huy dân chủ, huy động sức mạnh toàn dân tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh việc tu dƣỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, chống lãng phí và các tệ nạn khác là công việc kiên trì, bền bỉ. Sở dĩ nhƣ vậy vì những kẻ địch này luôn thƣờng trực trong mỗi con ngƣời, ngày hôm qua con ngƣời đó là ngƣời liêm khiết, trong sạch, song nếu lập trƣờng không vững vàng, kiên định, không đủ sức kháng cự trƣớc những quyến rũ thì ngày mai sẽ rơi vào tham ô, lãng phí, có tội với cách mạng, với nhân dân. Ngƣời nhấn mạnh việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu là rất cần thiết và phải làm thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cho rằng phải phát huy dân chủ, huy động sức mạnh toàn dân chống tham ô, lãng phí dƣới sự lãng đạo của Đảng. Chống lãng phí không chỉ là cách mạng mà còn là dân chủ. Ngƣời giải thích: “Dân chủ là dựa vào lực lƣợng quần chúng, đi đúng đƣờng lối quần chúng. Cho nên phong trào chống lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lƣợng quần chúng thì mới thành công. Quần chúng tức là toàn thể chiến sĩ trong quân đội, toàn thể công nhân trong xƣởng, toàn thể nhân viên trong cơ quan…rồi đến toàn thể nhân dân” [55, tr.362]. Về vai trò của quần chúng, Ngƣời nói: Cũng nhƣ mọi việc khác, việc “chống” phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng. Khi trò chuyện với các thành phần, tầng lớp nhân dân: quân nhân, thanh niên, phụ nữ, công nhân, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, đồng bào các dân tộc thiểu số…, Hồ Chí Minh đều nhắc đến nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của họ và chỉ rõ sự tham gia tích cực của quần chúng thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ chung của mọi ngƣời, của cộng đồng.

Về phía Đảng và các cấp chính quyền trong cuộc đấu tranh phòng, chống lãng phí, tại Hội nghị phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Ba xây, ba chống” năm 1963, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để thực hiện tốt cuộc vận động, một trong những vẫn đề đặt ra là “Đảng ủy các cấp phải lãnh đạo chặt chẽ cuộc vận động” [62, tr.142]. Báo cáo trƣớc Hội nghị Trung ƣơng 4 (khóa II) ngày 25/1/1953, sau khi đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng ta là một đảng tiên phong anh dũng. Để làm tròn nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của Đảng thì toàn thể cán bộ và đảng viên, từ trên xuống dƣới, bất kỳ ở địa vị nào, làm công việc gì, đều phải “Quyết tâm thực hiện đạo đức cách mạng là cần kiệm liên chính, chí công vô tƣ, quyết tâm tẩy bỏ cho kì hết bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí” [56, tr.35].

Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh chống lãng phí là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó Đảng phải giữ vai trò lãnh đạo, tiên phong, gƣơng mẫu. Cuộc đấu tranh này phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, kiên trì và bền bỉ.

1.2.3.2 Giải pháp

Giải pháp phòng, chống lãng phí và các tệ nạn khác là nội dung quan trọng nhất trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tham ô, lãng phí, quan liêu, bởi suy cho cùng, việc tìm hiểu khái niệm, bản chất, nguyên nhân, tác hại, phƣơng hƣớng đấu tranh cũng để đi đến mục tiêu cuối cùng là tìm ra giải pháp thích hợp, hữu hiệu để tẩy trừ nó. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề ra một tổng thể nhiều biện pháp cho các đối tƣợng tham gia vào cuộc chiến này các tổ chức Đảng, chính quyền; mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Thứ nhất, tích cực tuyên truyền, giáo dục, “đánh thông tư tưởng”, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống lãng phí.

Đấu tranh chống, lãng phí là vấn đề cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Đây là thứ giặc trong lòng bắt nguồn từ bệnh quan liêu và chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy biện pháp quan trọng đầu tiên là phải tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo Hồ Chí Minh: “Muốn

tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con ngƣời xã hội chủ nghĩa, muốn có con ngƣời xã hội chủ nghĩa thì phải gột rửa tƣ tƣởng cá nhân chủ nghĩa” [60, tr.11]. Mục đích của tuyên truyền giáo dục là nâng cao nhận thức và phát huy tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong đấu tranh với xa xỉ, lãng phí. Yếu tố tự giác đƣợc đặt lên hàng đầu bởi đây là một cuộc cách mạng lâu dài, khó khăn và gian khổ, có quy mô sâu rộng. Nếu không tuyên truyền giáo dục phát tuy tính tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân thì hiệu quả của cuộc đấu tranh sẽ không cao, tác dụng sẽ không lâu dài, triệt để…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phòng, chống lãng phí và vận dụng ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)