Sự nỗ lực của Đảng và chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao vị thế chính trị cho phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 88 - 92)

31 (Báo cáo “Phát triển con người” của UNDP vào ngày 5 tháng 10 năm 2009 ) Đường dẫ n:

3.2.3 Sự nỗ lực của Đảng và chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao vị thế chính trị cho phụ nữ

thế chính trị cho phụ nữ

Quốc hội và chính phủ Việt Nam cũng như Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam (từ đây người viết gọi tắt là “Hội liên hiệp”) đã nhận thức rõ Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan quan trọng, đại diện cho các tầng lớp nhân dân mà trong đó có 50% là phụ nữ. Do đó, tiếng nói của phụ nữ có đến được các cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, cũng như các cơ quan đại diện cho nhân dân ở các cấp hay không đều thông qua các Đại biểu, trong đó có những Đại biểu là phụ nữ. Từ đó, với vai trò là tổ chức thống nhất toàn quốc của phụ nữ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chính trị ở Việt Nam.

Hội Liên hiệp thường xuyên chỉ đạo các tỉnh, thành, hội giới thiệu nguồn nhân sự nữ tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời Hội Liên hiệp cũng cử cán bộ đi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên. Tuy nhiên, trước tình hình nhiều địa phương chỉ giới được 1 ứng cử viên nữ và định “chờ” ứng viên nữ do Trung ương giới thiệu, Hội liên hiệp đã chỉ đạo các địa phương thực hiện chế độ đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia ứng cử. Theo đó, tỷ lệ nhân sự nữ được giới thiệu phải đạt từ 30% trở lên. Đồng thời, nhằm giúp sức cho phụ

nữ ra ứng cử lần đầu có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trúng cử, Hội Liên hiệp đã tổ chức tập huấn dành riêng cho phụ nữ, đặc biệt là ở các tỉnh có khó khăn.

Cũng như Nhật Bản, Việt Nam nằm ở Châu Á, phương Đông, lại sát cạnh Trung Quốc. Do đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ văn hóa và tư tưởng của Nho giáo sớm và đậm nét nhất. Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam mang theo tư tưởng về mô hình gia đình gia trưởng, từ đó hình thành quan niệm trọng nam khinh nữ và quan niệm này vẫn còn tồn tại sâu đậm cho đến tận ngày nay. Vì thế, mặc dù luật Bình đẳng giới đã được ban hành từ sớm và đã gặt hái được một số những kết quả đáng khích lệ song dường như Luật vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Từ đó, cũng giống như Nhật Bản, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và năng lực tham chính của phụ nữ được xác định là một biện pháp tiên quyết để làm gia tăng sự tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam. Tiếp đó là tổ chức các hoạt động để hỗ trợ cho phụ nữ đạt được tiến bộ và bình đẳng giới, phát hiện và giới thiệu những phụ nữ đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo, tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phản biện xã hội về các chính sách này. Để thực hiện biện pháp này, vai trò của Hội liên hiệp là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, sự thay đổi trong nhận thức của chính phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng. Về tầm quan trọng của biện pháp tuyên truyền làm thay đổi nhận thức sai lầm khả năng và vai trò của phụ nữ, nghị quyết số 11-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nêu: “Các cơ quan Ðảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Ðưa nội dung giáo dục về giới, Luật Bình đẳng giới vào chương

trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”. Cũng theo nghị quyết số 11, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy Ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phải thực hiện vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận nêu cao tinh thần tự chủ, vượt khó vươn lên để không ngừng tiến bộ, đóng góp sức mình cho xã hội.

Một trở ngại mà Việt Nam đang gặp phải trong quá trình nỗ lực đưa phụ nữ tham gia chính trị, nắm các vị trí quản lý, lãnh đạo và giám sát…, đó là chưa đủ nguồn cán bộ nữ do chất lượng cán bộ nữ ở nhiều nơi chưa cao. Ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo do điều kiện kinh tế, giao thông, thông tin liên lạc khó khăn, nên vấn đề giáo dục và đào tạo còn nhiều hạn chế. Phụ nữ là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất từ những khó khăn này. Sự hạn chế về trình độ học vấn, cơ hội được tiếp xúc, hoạt động xã hội khiến họ bị “cách ly” khỏi các hoạt động bên ngoài xã hội nói chung và các hoạt động tham chính nói riêng. Bên cạnh đó, sự tự ti về bản thân, những khó khăn và gánh nặng từ cuộc sống khiến họ thờ ơ với lĩnh vực chính trị. Họ dường như cam chịu, chấp nhận sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực tham chính, thậm chí nhiều trong số những phụ nữ đó không nhân thức được sự bất bình đẳng đang tồn tại. Có thể nói, những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh và sự thiếu kiến thức đang là một rào cản lớn trên con đường tham chính của phần đông phụ nữ ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ đó, ở Việt Nam để tăng cường hoạt động tham chính của phụ nữ thì yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ ở vùng nông thôn cần được đặt ra một cách cấp thiết. Chung tay giúp phụ nữ tháo gỡ gánh nặng của cuộc sống, trang bị cho họ tri thức là đang trao cho họ cơ hội để tham gia các hoạt động chính trị -xã hội, cũng là góp phần xây dựng xã hội dân chủ và bình đẳng. Đối với trường hợp của Việt Nam hiện tại, chỉ khi chất lượng cuộc sống của

phụ nữ được nâng cao thì các chính sách bình đẳng giới, các biện pháp tuyên truyền vận động nâng cao các hoạt động tham chính của phụ nữ mới có thể phát huy hiệu quả rộng rãi. Để đạt được nhiệm vụ này, các chính sách bình đẳng cần được lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế. Cần phải gắn phát triển kinh tế với nâng cao đời sống của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ ở khu vực nông thôn.

Tiểu kết chương 3: Phong trào tham chính của phụ nữ Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã gặt hái được những thành công có tính chất bước ngoặt. Quyền tham gia chính trị bình đẳng như nam giới của phụ nữ được xác lập về mặt pháp luật và được thực thi một cách đa dạng trên thực tế. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do định kiến xã hội cổ hủ, sai lầm về vai trò và khả năng của phụ nữ; sự mất bình đẳng về cơ hội để phụ nữ lao động bên ngoài xã hội cũng như cơ hội để họ học tập nâng cao hiểu biết. Mặt khác, sự góp mặt của phụ nữ vào lĩnh vực chính trị lại tạo ra rất nhiều lợi ích. Đây là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo các mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ và bình đẳng theo xu hướng chung của thế giới.

Chính phủ Nhật Bản đang nhận thức rất rõ ràng và thể hiện quyết tâm nâng cao các hoạt động tham chính của phụ nữ, đặc biệt là sự tham gia của họ trong Quốc hội. Đặt ra mục tiêu tới năm 2020 tỷ lệ nữ trong Quốc hội đạt 30%, chính phủ Nhật đang từng bước cố gắng để hiện thực hóa mục tiêu đó. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên Nhật Bản dường như còn phải trải qua một quãng đường rất xa và không hề dễ dàng. Chế độ “bầu cử đại diện tỷ lệ”hiện nay đang được nhiều Quốc gia áp dụng như một giải pháp “vàng” để đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ trong Quốc hội, nhưng cũng không phải ngay lập tức mang lại hiệu quả như ý muốn. Có thể thấy các quốc gia có tỷ lệ nữ trong Quốc hội cao là các quốc gia đã công nhận quyền bình đẳng nam nữ ngày từ đầu thế kỷ XX (như New Zealand,

Thụy Điển…) hay là các quốc gia có chế độ mẫu hệ tồn tài dài như (Philippin, Phần Lan… và một số quốc gia ở Châu Phi). Nhật Bản – đất nước công nhận quyền bình đẳng nam nữ từ Hiến pháp ra đời năm 1946 cần có một khoảng thời gian dài để phấn đấu nâng cao tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội nói riêng, tỷ lệ nữ tham chính nói chung. Đồng thời, sự quyết tâm của chính quyền trong việc giám sát thực hiện cũng như đưa ra các quy định một cách linh động phù hợp với điều kiện ở Nhật bản là hết sức cần thiết.

Cùng năm trong khu vực Châu Á, phương Đông, cùng chịu ảnh hưởng từ Nho giáo, đã rất nhiều năm tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tồn tại sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một thời kỳ mới vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Tư tưởng nữ quyền macxit mạnh mẽ cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã khiến vai trò và vị trí phụ nữ Việt Nam đang ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những kết quả khả quan trong việc nâng cao hoạt động tham chính của phụ nữ, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ. Tuy nhiên với truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, chúng ta có thể tin tưởng sẽ được chứng kiến sự tham gia sâu rộng và hiệu quả hơn nữa của phụ nữ Việt Nam trên trên mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)