Những cải cách về luật bầu cử và sự xuất hiện của các nghị viên nữ trong chính trƣờng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 45 - 50)

Chƣơng 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ

2.1.2 Những cải cách về luật bầu cử và sự xuất hiện của các nghị viên nữ trong chính trƣờng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ ha

Ngày mùng 9 tháng 10 năm 1945, Nội các của thủ tướng Shidehara Kijyuro (1872-1951) được thành lập để thay thế cho Nội các của thủ tướng Higashikuni Nomiya. Điều đặc biệt là trong Nội các mới có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Harikiri

Zenjiro (1884-1979) vốn là một chính trị gia hoạt động trong Quốc hội từ trước Chiến tranh. Trong thời gian này Bộ trưởng Higashi Zenjiro đã cùng Ichikawa Fusae và tổ chức phụ nữ do bà sáng lập tham gia đấu tranh làm trong sạch việc bầu cử và cải cách chính quyền thủ đô Tokyo. Do đó, ông hiểu và đánh giá cao năng lực tham gia chính trị của phụ nữ. Sau Chiến tranh, khi trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Harikiri Zenjiro đã có những đóng góp tích cực trong việc tư vấn cho Thủ tướng Shidehara thực hiện các cải cách dân chủ, đặc biệt là việc trao quyền tham gia chính trị cho phụ nữ.

Ngày 13 tháng 10 năm 1945 trong cuộc họp Nội các, thủ tướng Shidehara Kijyuro (1872-1951) đã chính thức trao quyền bầu cử cho tất cả các công dân nam nữ Nhật Bản từ 20 tuổi trở lên. Tiếp đó, ngày 20 tháng 10 cùng năm, thủ tướng Shidehara quyết định trao quyền ứng cử cho các công dân nam nữ từ 25 tuổi trở lên. Hai quyết định trên của thủ tướng đã được trình lên kỳ họp thứ hai Quốc hội lâm thời lần thứ 89 qua bản “Đề án sửa đổi Luật bầu cử Hạ nghị viện”. Đến 17 tháng 12 năm 1945 Luật bầu cử được chính thức ban hành.

Sự ra đời của Luật bầu cử mới đã mở ra cho phụ nữ Nhật cơ hội bước vào Quốc hội – một bước tiến lớn và có ý nghĩa sâu sắc trong con đường đấu tranh giành quyền tham chính của họ. Đây cũng là sự mở đầu có ý nghĩa tiên quyết đối với những thắng lợi tiếp theo trong quá trình đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật. Có được thắng lợi này một phần quan trọng là do phụ nữ Nhật có được sự ủng hộ của tướng MacAuthur và thủ tướng Shidehara, nhưng có thể nói đây là thành quả xứng đáng của quá trình đấu tranh tham chính liên tục của phụ nữ Nhật từ trước chiến tranh. Thật xác đáng khi có ý kiến cho rằng: “Phụ nữ Nhật lần đầu tiên trong lịch sử bước vào Quốc hội không phải là “món quà” của tướng MacAuthur mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ và liên tục, tạo được lòng tin đối với chính phủ của thủ tướng Shidehara”. Bởi lẽ trước khi tướng MacAuthur chỉ thị yêu cầu cải cách 5 điểm đối với chính phủ Shidehara thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đề

xuất vấn đề trao quyền bầu cử, ứng cử cho phụ nữ và đã nhận được sự đồng tình của tất cả các thành viên Nội các để đi đến quyết định. (Trước Chiến tranh vấn đề trao quyền công dân cho phụ nữ đã hai lần được Hạ nghị viên Nhật thông qua, song lại bị phủ quyết tại Thượng nghị viện).

Ngày 10 tháng 4 năm 1946 cuộc tổng tuyển cử bầu Hạ nghị viện lần thứ 22, tức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau Chiến tranh đã được tổ chức tại Nhật Bản. Vì là lần đầu tiên được hưởng quyền phổ thông đầu phiếu, nhưng phụ nữ Nhật Bản đã rất hăng hái tham gia. Tỷ lệ nữ cử tri đi bỏ phiếu đạt 67%, chênh lệch không lớn với tỷ lệ của nam đạt 79%. Xét ở thời điểm tháng 4 năm 1946, khi Nhật Bản vừa bước ra từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với những thiệt hại nặng nề trở thành gánh nặng đặt trên vai phụ nữ, thì tỷ lệ nữ cử tri đi bỏ phiếu như trên có ý nghĩa biểu thị sống động cho ý thức trách nhiệm với tư cách là một công dân của phụ nữ Nhật Bản.

Trước cuộc bầu cử này có đến 38 tỉnh trên tổng số 46 tỉnh thành của Nhật Bản (chiếm 82.6%) có phụ nữ ra ứng cử. Trong đó có 15 tỉnh (chiếm 32.6%) có từ 2 nữ ứng cử viên Quốc hội trở lên. Kết quả của cuộc bầu cử này đã tạo nên một bất ngờ lớn với 39 phụ nữ Nhật trúng cử đại biểu Quốc hội. 39 phụ nữ này đến từ 29 tỉnh, thành phố trên nước Nhật, đồng nghĩa với việc khoảng 60% các tỉnh, thành ở Nhật Bản có nữ đại biểu Quốc hội vào năm 1946. Trong đó, 7 tỉnh thành có từ 2 nữ Đại biểu Quốc hội trở lên. Những phụ nữ trúng cử và đang tại chức thì đa phần là làm việc trong ngành giáo dục và y tế, bởi đây là những công việc liên quan mật thiết đến các vấn đề của đời sống, xã hội. Nhìn vào số lượng, tỷ lệ các nữ ứng viên và các nữ nghị sĩ đã trúng cử năm 1946 có thể thấy rằng, nguyện vọng được giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thường ngày thông qua lĩnh vực chính trị của người dân Nhật sau Chiến tranh biểu hiện rất rõ ràng. Đây là những đòi hỏi đặt lên vai các nữ Đại biểu Quốc hội, đồng thời cũng là cơ hội để họ phát huy vai trò của mình trong Quốc hội.

39 nữ nghị sĩ trúng cử năm 1946 (chiếm 8.4% số lượng các nghị sĩ trong Quốc hội) được ghi nhận là kỷ lục về số lượng nữ trúng cử đông nhất ở Nhật Bản, phải đến tận năm 2003 khi diễn cuộc bầu cử lần thứ 43, kỷ lục này mới bị phá vỡ.

Điều này có được là do 3 lý do chính:

Quy chế tổ chức tổng tuyển cử có lợi cho phụ nữ: cuộc bầu cử lần thứ 22 được ghi nhận là cuộc tổng tuyển cử tổ chức thống nhất trên cả nước duy nhất ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc tổng tuyển cử này được tổ chức theo chế độ khu vực bầu cử lớn. Với cách thức tổ chức như thế số người được bầu ra ở mỗi khu vực càng nhiều thì họ càng có khả năng được trúng cử chỉ bởi số lượng phiếu thấp. Do vậy cách thức tổ chức bầu cử như vậy sẽ ưu thế cho phụ nữ - là những người vốn được cho là ít có khả năng tập trung được số lá phiếu cao.

Một số lượng lớn những nghị sĩ Quốc hội ở các nhiệm kỳ trước tham gia lãnh đạo trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng sau chiến tranh, họ bị cấm tham gia các hoạt động ở các lĩnh vực công, không được tham gia ứng cử khiến số người đủ điều kiện để ứng cử giảm mạnh. Do đó, những phụ nữ đã được biết đến qua các hoạt động trong các tổ chức như “Hội phụ nữ cứu quốc”, “Hội phụ nữ ái quốc” được các Đảng chính trị thu nạp và đưa lên thành các ứng cử viên.

Một lý do nữa là sau những năm chiến tranh khốc liệt và Nhật Bản phải gánh chịu hậu quả nặng nề, người Nhật mong ước một thời kỳ hòa bình và dân chủ mới sẽ được mở ra trên đất nước mình. Do vậy họ kỳ vọng rất nhiều vào các nữ nghị sĩ tương lai.

Cuộc tổng tuyển cử bầu cử Hạ nghị viện lần thứ 22 ngay sau Chiến tranh chính là cơ hội để những người phụ nữ được bước vào Quốc hội với tư cách là những người công dân, những người vợ, người mẹ mang tâm tư nguyện vọng của phái mình đóng góp xây dựng đường lối chính sách cho đất nước.

Lần đầu được tham gia họp Quốc hội, những các nữ nghị viên Nhật Bản đã thể hiện sự quan tâm và tham gia một cách chủ động đối với các vấn đề được đưa

ra bàn luận. Ngay sau khi trúng cử, 39 phụ nữ này đã tập hợp nhau lại thành lập nên một “Câu lạc bộ nữ nghị viên” nhằm chung sức đưa ra đề xuất và đấu tranh với các Đảng phái liên quan tới các vấn đề của cộng đồng như các vấn đề về phụ nữ, trẻ em và về nhân đạo nói chung. Đến tháng 10 năm 1946 đã có 18 người trong số các nữ nghị viên trúng cử đăng đàn phát biểu tại kỳ họp quốc hội lần thứ 90. Tại kỳ họp quốc hội lần thứ 91, một nữ nghị viên thuộc Đảng cộng sản Nhật Bản có bài phát biểu và trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 92 có 5 nữ nghị viên tham gia phát biểu trước Quốc hội. Cùng với đó, 4 người trong số 6 nữ nghị viên được chọn vào “Ủy ban sửa đổi Hiến pháp” cũng có bài phát biểu. Có thể nói, 28 người trong số 39 phụ nữ trúng cử năm 1946 này ở đã tận dụng được cơ hội quý giá đưa ra ý kiến của mình trước Quốc hội và đã phát huy một cách hiệu quả vai trò của nghị viên được dân tin tưởng bầu ra.

Trong quãng thời gian 1 năm đầu sau khi trúng cử, 39 nữ nghị viên nữ đầu tiên này đã đã hoạt động tích cực với vai trò là các chính trị gia. Có 2 sự kiện nổi bật mà chúng ta cần lưu tâm. Thứ nhất là vào ngày 25 tháng 4 năm 1946, nghĩa là không lâu sau cuộc tổng tuyển cử cùng năm, theo đề nghị của Ichikawa Fusae, “Nhóm các nữ nghị sĩ” (tập hợp những phụ nữ trúng cử của các Đảng chính trị) được thành lập để kiến nghị lên Quốc hội một số các chính sách. Nhóm này hoạt động với vai trò hội trưởng của Takeuchi Shigeyo và hội phó của Mogami Hideko. Sau khi thành lập, “Nhóm các nữ nghị sĩ” đã trình lên chính phủ và các Đảng chính trị lớn kiến nghị về vấn đề lương thực và về sữa. Trong cuộc họp của Hạ nghị viện tổ chức vào ngày 25 tháng 7 năm 1946, Takeuchi Shigeyo cùng với các nữ nghị sĩ đại diện cho nhiều Đảng phái chính trị đã trình lên Hạ nghị viện bản “Kiến nghị về việc giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan tới phụ nữ và trẻ em” .

Thứ hai là vào ngày 20 tháng 6 năm 1946, trong một cơ hội hiếm hoi được gặp tướng MacAuthur, với vai trò trung tâm của Kato Shizue - nữ nghị sĩ có thể dùng được tiếng Anh, “Nhóm các nữ nghị sĩ” đã trình bày với ông nguyện vọng

được giải quyết vấn đề lương thực. Nguyện vọng này tuy không được chấp thuận, nhưng tinh thần hoạt động tích cực và chủ động của họ được tướng Mac Auther cũng như các nhà chính trị đánh giá cao.

Tuy nhiên, sự tồn tại của “Nhóm các nữ nghị sĩ” rất ngắn ngủi. Với sự kiện 22 tháng 8 năm 1946, một nữ nghị sĩ thuộc Đảng xã hội với một bài phát biểu mang đậm tính bảo thủ về vai trò tự nhiên làm vợ, làm mẹ của phụ nữ và tuyên bố tách ly khỏi nhóm, “Nhóm các nữ nghị sĩ” đã tan rã. Chính sự hạn chế trong quanđiểm của một số thành viên trong “Nhóm các nữ nghị sĩ” cho rằng, “chúng ta là phụ nữ nên chúng ta không thể dễ dàng thay đổi vai trò của mình được” trở thành nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của nhóm.

Mặc dù tồn tại chỉ trong vài tháng những các hoạt động của “Nhóm các nữ nghị sĩ’ cũng đã gây được tiếng vang lớn đối với chính phủ, Quốc hội cũng như GHQ. Sự hoạt động tích cực của “Nhóm các nữ nghị sĩ” bắt đầu từ chỉ vài ngày sau khi các thành viên trở thành các nữ Đại biểu quốc hội đầu tiên đã chứng tỏ khát vọng tham chính mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm của phụ nữ Nhật khi được trở thành những nữ Đại biểu quốc hội đầu tiên.

Việc 39 phụ nữ Nhật trúng cử vào Quốc hội và có những hoạt động nổi bật như trên là những dấu hiệu đáng mừng báo hiệu thời kỳ tự do và dân chủ đang được mở ra trên đất nước Nhật, đúng như mục tiêu hàng đầu trong công cuộc cải cách dân chủ của GHQ. Không là quá lời khi có ý kiến cho rằng, 39 nữ nghị sĩ năm 1946 là “ngôi sao sáng của công cuộc cải cách dân chủ” ở Nhật sau Chiến tranh thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 45 - 50)