Hội liên hiệp phụ nữ Tokyo là tổ chức của phụ nữ Toky o những người đã tập hợp lại với nhau thông qua các hoạt động tái thiết cuộc sống sau trận động đất ở Tokyo năm 1923.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 26 - 27)

hoạt động tái thiết cuộc sống sau trận động đất ở Tokyo năm 1923.

17

Ito Yasuko, “Lịch sử phong trào đấu tranh giành quyền tham chính liên tục của phụ nữ”(草の根の婦人賛成運動 史), 2008, NXB Yoshikawa Kobunkan.

quyền bầu cử, mạnh mẽ trên cả nước. Các nhà hoạt động xã hội nữ không chỉ đấu tranh với các Đảng chính trị, Chính phủ mà còn hoạt động mạnh mẽ ở các địa phương, trên các đường phố. Các ghế “khách mời” trong các buổi họp quốc hội được phủ kín bởi phụ nữ đã chứng tỏ khao khát cháy bóng đối với quyền tham chính của phụ nữ18. Ban đầu là một tổ chức của phụ nữ công giáo, nhưng trong quá trình hoạt động và phát triển Hội đồng minh và sau đổi tên thành “Hội hợp lực giành quyền bầu cử cho phụ nữ” đã thu hút đông đảo phụ nữ thuộc các tôn giáo khác như Phật giáo và lao động ở nhiều ngành nghề tham gia. Bên cạnh mục tiêu đấu tranh tham chính, thông qua Hội đồng minh, phụ nữ Nhật được tiếp cận dần và có những ý kiến đóng góp với các vấn đề của đất nước như nạn tham nhũng, ngân sách quốc phòng, các vấn đề phúc lợi xã hội,…

Tuy vậy, những hoạt động tích cực của Hội đồng minh như trên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cũng trong năm này Hội đồng minh tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 15 vào tháng 5 năm 1930 và thống nhất đưa ra “Đề án về quyền tham gia chính trị của phụ nữ”. Đây là lần đầu tiên kiến nghị của Hội được Hạ nghị viện thông qua, nhưng ngay lập tức lại bị thượng nghị viện phủ quyết. Sự kiện này được xem là kết quả cao nhất Hội đồng minh giành được trong quá trình đấu tranh giành quyền tham chính của phụ nữ trước Chiến tranh.

Năm 1925 Hội đã đưa lên Hạ nghị viện 3 đề án đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Không chỉ gửi kiến nghị, đấu tranh đối với quốc hội mà phong trào còn lan rộng tới các địa phương. Các hội viên còn tác động tới các nhà chính trị hoạt động ở chính quyền địa phương công nhận quyền tham chính của phụ nữ.

Năm 1930 xảy ra “Sự biến Mãn Châu” nên các mục tiêu giành quyền tham chính tạm lắng xuống khi hoạt động của các thành viên trong Hội tập trung vào các đối sách phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Các phong trào đấu tranh do thành viên Hội thực hiện xa rời mục tiêu chính trị.Thay vào đó họ đấu tranh nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 26 - 27)