Anh Thơ và đội ngũ thơ nữ trong giai đoạn chống Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách thơ anh thơ (Trang 31 - 36)

3. Anh Thơ và những chặng đƣờng thơ sau Cách mạng.

3.2. Anh Thơ và đội ngũ thơ nữ trong giai đoạn chống Mỹ.

Bên cạnh thế hệ nhà thơ hình thành trong kháng chiến chống Pháp, đến thời kỳ chống Mỹ, một thế hệ nhà thơ trẻ cũng đã hình thành và đã gặt hái được nhiều thành tựu trong sáng tác như Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật… Đây là những nhà thơ trẻ lăn lộn nhiều năm ở chiến trường, "là lớp nhà thơ mà ở mỗi người vốn văn hoá cùng với lý tưởng sống, lý tưởng thẩm mỹ đã được bồi dưỡng và hình thành từ nhà trường xã hội chủ nghĩa" [29, tr311].

Các nhà thơ nữ như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn và Anh Thơ cũng đã trưởng thành trong giai đoạn thơ ca này và chịu ảnh hưởng trực tiếp về thi pháp và phong cách thời đại của thơ ca chống Mỹ. Họ cũng là những nhà thơ có đóng góp nhất định cho nền thơ ca sau 1975.

Giống như các nhà thơ cùng thời Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh… thơ nữ giai đoạn này cũng có nhiều sáng tác phản ánh đời sống chiến đấu của nhân dân. Xuân Quỳnh viết Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng. Đó chính là kết quả của những năm tháng hoà mình vào cuộc sống chiến đấu, sôi động của đất nước và với Gió lào cát trắng, Xuân Quỳnh đã thực sự khẳng định bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ; Phan Thị Thanh Nhàn có Hương thầm, Chân dung người chiến thắng… Với Hương thầm, Phan Thị Thanh Nhàn đã định hình một phong cách thơ dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo và chị đã được giải thưởng của báo Văn nghệ. Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ làm người đọc ngạc nhiên với tứ thơ độc đáo và đã giành giải Nhì của báo Văn nghệ (1972 - 1973). Đây là bài thơ đầy cảm động kể chuyện cô gái mở đường hy sinh vì bom Mĩ…

Khi đối diện với chiến tranh, họ nhận ra những giá trị đời sống nằm trong những điều tưởng như nhỏ nhặt mà không phải bao giờ chúng ta cũng thấu hiểu được, đặc biệt là trong cuộc sống đời thường. Đó là sự bền bỉ của lòng tin, là sức mạnh của con người và của cây cỏ trước thử thách, trước đau thương, có thể tìm

thấy trong thơ họ những câu thơ quyết liệt và đầy thử thách, những câu thơ biến cải vì nó vượt qua hoàn cảnh với một niềm tin mãnh liệt vào ngày mai:

"Rồi sẽ có làng sẽ có cây

Có thành phố, tiếng cười và ánh sáng Dẫu chúng tôi chẳng còn lại gì đâu Còn chúng tôi, chúng tôi còn tất cả".

(Xuân Quỳnh) hay trong bài thơ Tin ở bàn tay, Lâm Thị Mĩ Dạ đã viết:

"Quen cầm bàn tay không sợ bỏng Nâng cái đàn vuốt thành bản nhạc Khẽ đưa nôi bàn tay thành gió mát Bàn tay đào hầm, bàn tay vá may Trong cuộc chiến đấu này

Chúng tôi tin ở hai bàn tay".

và với Phan Thị Thanh Nhàn, sức sống ấy đã trở thành văn hoá, thành truyền thống của vùng đất thủ đô:

"Phố Khâm Thiên họ huỷ diệt bao giờ Phố của tình yêu ngọt ngào chim hót Phố của bà con làm ăn bận rộn Phố của trẻ thơ ríu rít vui đùa Và Khâm Thiên, phố của căm thù".

Khi viết về chiến tranh, các nhà thơ nữ đều có một cái nhìn về chiến tranh mang tính nữ. Với những cái tên như: Hương thầm, Trái tim sinh nở, Lời ru trên mặt đất… người đọc phần nào có thể cảm nhận được tiếng nói trữ tình đầy nữ tính trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ và Xuân Quỳnh.

Hiện thực khốc liệt của chiến tranh dường như đã lắng đọng qua tâm hồn dịu dàng của người phụ nữ,thấm sâu vào lòng người đọc bằng những cảm nhận rưng rưng. Cái bối rối nhớ thương của một cô gái tiễn người yêu ra trận:

"Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận Bên ấy có người ngày mai đi xa.

(Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn) hay cái ngậm ngùi chua xót khi chiến tranh tước đi những gì đời thường nhất, giản dị nhất của cuộc sống con người.

"Hoá ra rau cũng thành nỗi nhớ Đêm nằm mơ thấy phiên chợ toàn rau Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu

Xanh mườn mượt màu xanh rau muống… Em sơ tán rau dền không mọc nữa

Thương mẹ già còn nhớ vị rau đay".

(Rau - Xuân Quỳnh)

và ngay cả trong bài thơ đầy tính tượng hình Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ cũng mang đầy tình nữ. Chị cảm nhận về sự hy sinh không phải ở cái vĩ đại mà ở sự tinh khiết, trắng trong của tâm hồn cô gái trinh nguyên, chính điều đó đã làm nên sự cao cả: "Nhưng cái ánh sáng lung linh kia thì có lẽ phải đến thời ta mới có. Cũng phải đến thời ta và chưa biết chừng, ở đây cũng phải là một cây bút nữ mới có thể vừa nói đến cái trong trắng của tâm hồn vừa nói đến cái mềm mại, cái trắng trong của da thịt:

"Có phải da thịt em mềm mại trắng trong Đã hoá thành những làn mây trắng"

và chính cái trong trắng, thuỳ mị, dịu dàng ấy đã khiến bài thơ có một sức gợi cảm rất sâu.

Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc của những cây bút nữ kể trên, Anh Thơ nổi lên với một phong cách độc đáo, với một nẻo đi rất khác lạ. Nếu các nhà thơ nữ khác như Vân Đài, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh… thiên về đời tư, cảm xúc nội tâm nhiều hơn là những vấn đề cuộc sống xã hội thì Anh Thơ tạo nên một sắc màu mới mẻ. Đó là vừa có cái chung của thời đại, vừa có cái riêng của bản thân mình với một giọng thơ chân thành ấm áp bởi Anh Thơ là một nhà thơ nữ chịu khó đi thực tế. Đi nhiều nơi tầm nhìn mở rộng, thơ của bà đi từ bức tranh quê đến bức tranh đất nước. Trong những năm đầu hoà bình và trong thời gian chống Mĩ hễ có điều kiện là bà lại tìm cho mình những chuyến đi đến những vùng khác nhau. Những chuyến đi vừa nâng cao sự hiểu biết, lại vừa tạo ra nguồn cảm hứng để sáng tác. Với ưu điểm luôn gần gũi đời sống, khai thác chất thơ từ đời sống mà trong chặng đường này, Anh Thơ đã có được các tập thơ in dấu ấn sáng tạo của một thời kỳ mới: Theo cánh chim câu (1960); Đảo Ngọc (1963); Hoa dứa trắng (1967); Mùa xuân màu xanh (1974); Quê chồng (1979)… Hiện thực đời sống mở rộng cảm hứng cho thơ ca. Thơ của bà phong phú và đa dạng, không chỉ trong đề tài mà trong cách cảm xúc, vẫn là một bút pháp quen thuộc tả nhiều hơn gợi, nhưng đã được phả vào đây một tâm hồn mới. Nếu như trước đây, người đọc đã từng yêu quý những câu thơ miêu tả độc đáo cảnh sắc của thiên nhiên Việt Nam như:

"Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời".

thì bây giờ chúng ta lại được nghe nhà thơ ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên đất nước bằng những câu thơ tươi sáng đầy thú vị:

"Mắt nhìn cau đứng đẹp như tranh Bò vàng lớp lớp đi bên gốc

Bên cạnh đó có thể kể ra những bài thơ viết về đề tài chiến tranh chống Mĩ cứu nước như Tiếng đập đỗ bà viết ở Ngọc Sơn; hay Tổ săn máy bay Minh Khôi - đây là một bài thơ dài với 140 câu thơ chặt chẽ nhưng bài thơ lại lôi cuốn người đọc từ ý nọ sang ý kia liền trong một hơi cảm xúc. Bài thơ đã tạo ra một khung cảnh chiến đấu, một lòng chung sức của tổ săn máy bay và cũng là của toàn dân, nhiều người đã đánh giá đây là một thành công mới của Anh Thơ trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Ngoài ra chúng ta còn có thể kể đến rất nhiều bài thơ đặc sắc của bà về chống Mĩ cứu nước như: Nhà trực chiến; Phép thiêng; Chúng em đan lưới… và ở mỗi một bài thơ, Anh Thơ lại xây dựng những cảm xúc, những tứ thơ khác nhau. Vì thế mà nhà thơ Hoàng Trung Thông đã từng ca ngợi: "Anh Thơ có tài quan sát, nhưng chị không chỉ quan sát bằng mắt mà quan sát từ tấm lòng, một tấm lòng kiên trinh theo Đảng, theo Cách mạng. Chị đã vượt qua bao khó khăn thuở ban đầu để làm thơ rồi chị lại lăn lộn vào cuộc chiến đấu để làm thơ. Làm được một bài thơ hay thì đã khó, trở thành một nhà thơ hay thì càng khó hơn. Nếu ai nói thơ chị là khô khan, thì thật là vô duyên. Chẳng khô tí nào cả, tình yêu trong thơ chị hồn nhiên, trong trắng và lai láng lắm. Nếu ta nói chị sáng tác dồi dào và đến bây giờ nguồn thơ vẫn chưa cạn, thì điều đó rất đúng. Nếu ta nói những bài thơ hay của chị chưa quá nhiều, song những câu thơ hay của chị không ít thì điều đó rất đúng. Nhưng đúng hơn lòng yêu cuộc sống, yêu thơ, quyết tâm theo Đảng và theo Cách mạng đến cùng làm cho tâm hồn thơ chị luôn trẻ, thơ văn của chị chân thành và dạt dào sức sống, nhất là những vần thơ của chị về Đảng, về Bác Hồ là những vần thơ đặc sắc. Chị có một vị trí xứng đáng trong làng thơ, nhất là trong làng thơ nữ" [47, tr53].

CHƢƠNG II:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách thơ anh thơ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)