Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đời thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách thơ anh thơ (Trang 124 - 126)

CHƢƠNG III:

2.1. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với đời thường.

Ngôn ngữ thơ Anh Thơ không ước lệ tương trưng như ngôn ngữ văn học trung đại, cũng không uyên bác hoa mĩ như trong thơ Bích Khê, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử… Ngôn ngữ trong thơ Anh Thơ như một góc trời quê lặng lẽ khiêm nhường, chuyên chở những vấn đề bình dị trong cuộc sống đời thường. Thơ của tác giả dùng rất nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, những từ ngữ địa phương, khẩu ngữ, thành ngữ dân gian.

Đặc biệt ở Bức tranh quê, ta bắt gặp những từ ngữ rất bình dị, rất đời thường như "chửi đổng", "lon ton", "cái đĩ", "nhớn nhác", "bà lão", "bới rác"… nhưng cũng rất mộc mạc, chân chất như chính con người quê.

Nếu trong thơ Nguyễn Bính ngôn ngữ mang đậm hồn quê nhưng nó còn có cả tâm trạng, sự khắc khoải, nỗi sầu thành thị thì thơ Anh Thơ do đặc điểm tả chân nên thiên hẳn về tả - tả cảnh quê, người quê, sinh hoạt quê. Với Anh Thơ, nhiều bài thơ viết về làng quê, bà đã sử dụng chất liệu đời sống hàng ngày, không cần gọt giũa. Thường trong thơ, người ta chắt lọc hình ảnh, ngôn ngữ bóng bẩy mượt mà riêng Anh Thơ sử dụng một loạt hình ảnh gần gũi trong đời sống, từ ngữ gắn với tố chất con người. Hình ảnh người quê trong thơ Anh Thơ hiện lên rất rõ không lẫn vào đâu được qua một lớp từ gọi tên nhân vật của mình theo nghề kiếm sống của họ: "mụ hàng cá", "chị hàng rau", "người vớt bèo", "người hát xẩm", "bọn ế hàng", "cô gái loà"… Anh Thơ viết về quê hương như đang kể, đang vẽ cho người đọc cảnh quê "sống" với đầy đủ sắc thái, hình dáng. Mỗi người, mỗi vật mang một dáng vẻ khác nhau. Tả con vật, Anh Thơ sử dụng hàng loạt những từ, ngữ biểu trưng rất ấn tượng như: con vật bị nóng, Anh Thơ tả: "đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu" hay "chó le lưỡi", "lợn hồng hộc"; tả con người trong cuộc sống sinh hoạt, nữ sĩ dùng những từ ngữ như: cô gái thì "lẳng

lơ", chị hàng rau thì "chạy lon ton", rồi "vẻ tíu tít" của các mụ đàn bà - rất chân quê, rất gần gũi mà lại sát thực.

Khi nói đến ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân gian trong thơ Anh Thơ, không thể không nói đến ngôn ngữ chỉ sắc màu và âm thanh bởi chúng là những thành tố góp phần không nhỏ vào việc định hình làng quê Việt Nam.

Với lối tả chân quê hương, Anh Thơ đã ghi lại tất cả những màu sắc trong cuộc sống. Không phải là những sắc màu nhè nhẹ cao nhã có tính ước lệ tượng trưng như trong văn học trung đại mà sắc màu ở đây mang vẻ tươi nguyên của cuộc sống, gắn liền với cuộc sống. Đó là màu tím của hoa xoan; màu xanh của cỏ non, của lúa, của tre, của rau muống, của bèo, của núi, của ao, của bầu trời, của rặng dừa, của giàn mướp, của cánh đồng: "Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng"; "Lúa xanh đồng rợn sóng tận chân mây"; Màu hồng đỏ của ráng chiều, của hoa đào chiều ba mươi Tết; của mây hồng; của giải yếm;… "Trong vườn đào đã nhiều bông nở đỏ"; Màu vàng của nắng, của trăng, của lúa chín, của hoa mướp, hoa cải… "Đợi ta với mảnh liềm ngà rờ rỡ. Ai cài trên bát ngát đồng vàng?"; Màu trắng của gạo, của tóc bạc, của tuyết; Màu đen của mắt, của đêm tối, của bảng đen… Chỉ cần từng ấy thôi cũng đủ chứng tỏ rằng ngôn ngữ chỉ màu sắc trong thơ Anh Thơ thật phong phú và sinh động. Có khi cùng một màu nhưng lại có nhiều sắc thái khác nhau, là màu xanh nhưng có khi là xanh lơ, xanh nhạt, xanh rì; cũng là màu vàng nhưng có khi là vàng khô, vàng hoe, vàng tươi… tất cả những màu sắc đó đều rất gần gũi, thân quen với cuộc sống hàng ngày của con người.

Cùng với màu sắc, ngôn ngữ chỉ âm thanh của cuộc sống thường nhật ở nông thôn cũng được tác giả ghi lại. Không phải là tiếng động náo nhiệt của phố xá thị thành mà là những âm thanh rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, gắn bó với cuộc sống bình dị, đời thường của dân quê. Người đọc như nghe thấy tiếng mưa xuân, tiếng hát đúm, tiếng phấp phới của cánh cò, tiếng chuông chùa của đêm rằm, tiếng ồn ào, mua bán của phiên chợ quê; tiếng chim cuốc gọi nhau

trong bụi cỏ, tiếng gà chiêm chiếp, tiếng lợn kêu ủn ỉn, tiếng hát ru, tiếng sáo diều hoà cùng tiếng gió, tiếng hát, tiếng cười của các cô thôn nữ,…

"Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói…"

hay "Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp".

Những âm thanh này phản ánh cuộc sống quê thật yên tĩnh vắng lặng, nhưng cũng rất bình dị, yên ả.

Thế nhưng sau cách mạng, cuộc sống đã đổi thay, màu sắc cũng như âm thanh có sự chuyển biến rõ rệt; nếu như trước đây, âm thanh mang những nét đặc trưng của nông thôn thì giờ đây, âm thanh đó đa dạng hơn, vẫn là âm thanh của cuộc sống thường nhật nhưng đó là âm thanh của cuộc sống mới, của những con người mới. Ta nghe thấy tiếng sóng biển xôn xao, tiếng chim ca líu lo, tiếng em thơ học bài, tiếng máy bay rơi, thậm chí cả tiếng súng nổ đạn kêu và cả tiếng hát ca của đoàn dân công:

"Tiếng súng đầy trời

tiếng đập đỗ vang vang"

hay: "Dòng xe thồ có tiếng hát em ngân".

tất cả những âm thanh này báo hiệu một cuộc sống đã thay đổi, sống động và nhộn nhịp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách thơ anh thơ (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)