Thành ngữ, tục ngữ nói đến mốt số loại thực vật khác và so sánh vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 88 - 119)

VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

3.3. Thành ngữ, tục ngữ nói đến mốt số loại thực vật khác và so sánh vớ

Việt Nam.

Những hình ảnh thực vật được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn – Việt khá đa dạng, phong phú, phản ánh được đặc trưng về điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia.

3.3.1. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến quả hồng.

3.3.1.1. Hồng biểu trưng cho hành động không đúng mục đích.

Người Việt khi đề cập đến việc những người bỏ công bỏ sức vào những việc liên quan đến bản thân, chẳng mang lại lợi ích gì cho cá nhân như câu: “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thì trong tiếng Hàn câu có ý nghĩa tương

đương là: “견 견견견 견 견견견 견견 견견견 견견” (Đặt nào hồng, nào

táo để cúng tế người khác).

3.3.1.2. Hồng biểu trưng cho sự lười biếng.

Nói đến những kẻ lười biếng, lười nhác, siêng ăn nhác làm, không muốn làm chỉ chờ ngồi hưởng thụ, tiếng Hàn dùng hình ảnh: “견견견 견견견

견견 견견견 견견” (Há miệng chờ dưới cây hồng), còn người Việt dùng

hình ảnh “cây sung” trong câu tục ngữ “Há miệng chờ sung”.

3.3.2. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến quả óc chó.

3.3.2.1. Óc chó biểu trưng cho tính cách của con người.

Khi muốn ám chỉ việc bản thân đã chẳng ra gì, không hơn được người khác nhưng luôn tự cao, tự đại về bản thân, luôn cho rằng mình nổi trội hơn người khác, thành ngữ tiếng Hàn dùng “견견견 견견견견” (Óc chó đo

chiều cao).

3.3.2.2. Óc chó biểu trưng cho việc không có giá trị.

Người Hàn Quốc dùng hình ảnh “óc chó” trong nồi cơm lớn để ví với việc không được công nhận, chẳng được để ý, việc làm đó “Như muối bỏ bể”

của tiếng Việt, và thành ngữ tiếng Hàn dùng hình ảnh “견 견견 견견견” (Óc

chó trong nồi cơm lớn).

3.3.3. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến một số loài thực vật khác.

3.3.3.1. Cà tím biểu trưng cho tính cách xấu của con người.

Ngoài ra, để ám chỉ những kẻ đã làm hại người nhưng không nhận tội mà đổ cho người khác, người Việt hay dùng các thành ngữ như: “Vừa ăn

cướp, vừa la làng”, “ném đá giấu tay”; “gắp lửa bỏ tay người” thì tiếng Hàn có câu: “견견 견견견 견견견견” (Hái cà ăn rồi còn lừa người khác).

3.3.3.2. Mộc qua – hoa quả biểu trưng cho cá nhân – tập thể.

Ở Hàn Quốc, khi muốn nói đến việc một người làm ảnh hưởng đến tập thể, họ thường dùng câu tục ngữ: “견견 견견견 견견견 견견견” (Tai tiếng

của hoa quả do mộc qua mà ra). Mộc qua là loại quả có mùi thơm, ở trong câu tục ngữ đó đã dùng hình ảnh “mộc qua – hoa quả” để biểu trưng cho “cá nhân – tập thể”. Trong tiếng Việt của chúng ta cũng có câu: “Câu sâu làm rầu nồi canh”.

3.3.3.3. Vừng biểu trưng cho sự khéo miệng.

Còn khi muốn diễn tả những câu chuyện thú vị gây hứng thú cho người khác như “Con kiến trong hang cũng phải bò ra” hay “Con cua trong lỗ cũng phải bò ra” hay để ví von những người khéo mồm khéo miệng thì tiếng Hàn dùng thành ngữ: “견견 견견견견” (Vừng bật dậy).

3.3.3.4. Ớt và hạt tiêu biểu trưng cho tính cách của con người.

Tiêu và ớt đều rất cay, cũng như vậy người này giỏi thì cũng có người khác giỏi hơn, người Việt thường nói “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị” thì tục ngữ tiếng Hàn lại dùng “견견견견 견견견 견견” (So với ớt thì hạt tiêu còn

cay hơn) – hàm ý không nên coi thường người khác.

3.3.3.5. Rau biểu trưng cho sự tương hợp.

Tiếng Hàn dùng hình ảnh “견 견견 견 견견견견” (Cơm nào rau nấy)

– hàm ý dù thế nào thì con người ta vẫn có thể lựa chọn cho mình được người phù hợp, tiếng Việt có câu “Nồi nào vung ấy”.

3.3.3.6. Củ cải đỏ biểu trưng cho sự xấu hổ, e thẹn.

Để ám chỉ những người hay xấu hổ, đỏ mặt người Hàn có dùng câu:

“견견견 견견견견 견견” (Mặt như củ cải đỏ). Người Hàn dùng hình ảnh “củ

cải đỏ” để diễn tả các cô gái xấu hổ đỏ ửng mặt lên, khuôn mặt chuyển sang màu đỏ. Còn người Việt có cách nói tương tự “Mặt đỏ như gấc”, đối với người Việt hình ảnh “quả gấc” rất quen thuộc, dùng màu đỏ của gấc để chỉ sự ửng hồng trên khuân mặt người con gái khi họ xấu hổ là cách ví rất hay, rất việt, dân giã, dễ hiểu. Hai biểu tượng hình ảnh khác nhau nhưng đều diễn tả chung một ý nghĩa, cho thấy sự tương đồng trong suy nghĩ, ngôn ngữ của hai nước. Cuối cùng chúng ta có thể tham khảo bảng so sánh vài thành ngữ, tục ngữ dưới đây.

Bảng 6: Bảng so sánh một vài thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nói về thực vật.

Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn Giải thích thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt 가가 가가 가가 가가가 가가가

Đậu trong chảo có luộc mới ăn được

Muốn ăn thì lăn vào bếp

가가가 가 가가

가가 가 가가가

가가가가 가가가 가가

Củ cải vỏ dày thì mùa đông sẽ lạnh

Nói về kinh nghiệm thời tiết

가가 가가가 가가가가 Bứt cà tím ăn còn lừa người khác

가가가 가가가 가가 가가가 가가

Há miệng đứng dưới cây hồng

Há miệng chờ sung

가 가가 가가가 Hạt dẻ trong nồi cơm to

Như muối bỏ bể

가가가 가가가가가

가가 가가 가가 가가가

Ăn mày nếu chịu khó cũng có cơm nóng để ăn

Có công mài sắt, có ngày nên kim

가 가가 가 가 가가가 Chó ăn vụng cám sẽ ăn vụng gạo

Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

가가가 가가 가가가 가가 가가

Lương thực nuôi mạng người

Bưng bát cơm đầy nhớ ơn người cày cấy

가가 가가가 가가가 가가가

Tai tiếng của hoa quả do mộc qua mà ra

Con sâu làm rầu nồi canh

가가 가가 가 가가 가가가 가가

Vải vỏ sui còn hơn không có quần áo

Méo mó có hơn không

가가 가가가 가가가

가가 가가가 가가

가가가 가가가가

Cây cong phải hơ vào lửa mới uốn thẳng được

Thuốc đắng giã tật

가가 가가가가 가 가가가

Đổ dầu ra nhặt từng hạt vừng

Tham bát bỏ mâm

가가 가가가가 Vừng bật dậy Con kiến trong hang cũng phải bò ra 가 가가가 가 가가가 가가 가가가 가가 Đặt nào là hồng, là táo để cúng tế người khác Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

가가가가 가 가가가 Lửa bén vào cây xanh Tai bay vạ gió 가가 가가 가 가가가 Ăn dưa hấu rụng răng Số không may mắn 가 가 가가가 Của rẻ là bánh bã đậu Của rẻ là của ôi/ Tiền

nào của ấy 가 가가 가가 가 Chuột ngồi trong chĩnh

gạo Chuột sa chĩnh gạo 가가가가 가가가가 가가가 가가 가가 Cũng có lúc khỉ rơi từ trên cây xuống

Nhân vô thập toàn

가가 가 가가 가가가 가가

Ăn cơm chín nói lời sống

Ăn đàng song, nói đàng gió

가가가 가가가가가 Dù bé cũng là hạt tiêu Bé hạt tiêu 가가 가가가 가 가가 Ớt bé càng cay Bé hạt tiêu

가 가가 가 가 가가 가 가가 가 가 가가

Trồng đậu đỏ ra đậu đỏ, trồng đậu đen ra đậu đen

Gieo nhân nào thì gặt quả nấy

Tiểu kết

Như vậy qua chương này chúng ta đã phần nào có được bức tranh tương đối toàn cảnh về tình hình, tần suất xuất hiện các loài thực vật trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Đó là cây bầu, cây bí, cây hoa, hạt thóc thâm chí cả đến cây cỏ dại. Tất cả những loài cây quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người đã đi vào trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ của hai nước một cách tự nhiên. Tác giả thông qua việc khảo cứu một số thành ngữ, tục ngữ của hai nước để tìm ra được những điểm tương đồng trong lớp nghĩa biểu trưng mà người dân hai nước sử dụng trong thành ngữ tục ngữ nói về thực vật. Đồng thời để có thể hiểu rõ hơn những điểm tương đồng, cũng như khác biệt trong những lớp nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ này, chúng ta có thể tham khảo ở bảng phân loại ở trên.

Chúng ta có thể nhận ra những loại thực vật xuất hiện nhiều trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt đều là những loại xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đặc biệt trên mâm cơm. Chúng ta thấy được nhìn chung hình ảnh được dùng để so sánh ở đây đều là những đối tượng rất quen thuộc trong cuộc sống đời thường của người dân mỗi nước. Có những hình ảnh biểu trưng không trùng hợp trong thành ngữ, tục ngữ của hai nước ví dụ như: Khi muốn thể hiện những việc dễ dàng dùng hình ảnh “nằm ăn bánh”, còn tiếng Việt “trở bàn tay”, sự hiếm hoi dùng “đậu mùa hạn” trong tiếng Hàn và “lá mùa thu” của tiếng Việt… Có rất nhiều hình ảnh trùng hợp trong thành ngữ, tục ngữ cảu hai quốc gia. Ví dụ như: Khi muốn thể hiện việc tiêu tiền hoang phí, nhiều thì thành ngữ, tục ngữ cả hai quốc gia đều dùng hình ảnh

“nước” để so sánh; cả hai nước đều dùng hình ảnh “hũ gạo” để biểu trưng cho sự no đủ.

KẾT LUẬN

Luận văn “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật - một vài so sánh với Việt Nam”, được chia làm ba chương. Chương 1 tìm hiểu những lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài. Trong chương này người viết đưa ra những cách hiểu khác nhau về thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt, sau đó chọn một cách hiểu tương đối thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, coi đó là “chỗ dựa” để làm việc. Trên tinh thần đó, thành ngữ được quan niệm là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Tục ngữ

là sản phẩm tư duy, di sản văn hóa dân tộc, là công cụ diễn đạt những kinh nghiệm sống hay những lời giáo huấn quý báu, cô đọng và hàm súc, đồng thời tục ngữ có thể là một nhận xét, một phê phán khen hay chê…Tục ngữ được truyền từ đời này sang đời khác.

Trên cơ sở những tiêu chí và ví dụ cụ thể, luận văn cũng nêu ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, những tương đồng và khác biệt giữa hai khái niệm này.

Chương 2 tập trung nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật. Chương này cho một cái nhìn toàn cảnh, toàn diện về thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn nói về động vật và so sánh với Việt Nam. Dựa trên cơ sở vận dụng và kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ liên quan tới động vật trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt. Luận văn đã đưa ra tên những loài động vật tiêu biểu xuất hiện nhiều trong các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Từ đó, đã lựa chọn ra được một số loài động vật tiêu biểu có tần suất xuất hiện lớn để làm chất liệu đề tài. Những tên động vật có ý nghĩa biểu trưng trong tiếng Hàn đã được khảo sát kĩ trong luận văn văn đó là: bò, ngựa, hổ báo, gà, chuột, chó, kiến, mèo, rồng.v.v. Chúng tôi thực hiện khảo sát trên các loài động vật đó và

Một số ý nghĩa biểu trưng, chẳng hạn, con bò có các ý nghĩa biểu trưng là: con bò biểu trưng cho sự ngu dốt, đần độn; hay nó biểu trưng cho sự to khỏe và hung dữ. Ngoài ra, bò còn dùng để biểu trưng cho sự sung túc, no đủ hay sự chủ quan của con người. Bên cạnh hình ảnh con bò thì ngựa xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn với rất nhiều ý nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn, ngựa biểu trưng cho của cải, vật chất hay sự qua loa, đại khái. Hình ảnh con ngựa được dùng để biểu trưng cho tính cách xấu của con người hay sự lộn xộn, không đúng quy trình. Còn ngựa già biểu trưng cho trí tuệ, tài năng. Còn hổ, báo là loài động vật ăn thịt nên thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn dùng hình ảnh con hổ, báo để biểu trưng cho sự độc ác, liều lĩnh, mạo hiểm hay uy quyền, quyền lực. Ngược lại với hổ báo, thì gà được dùng trong thành ngữ, tục ngữ với ý nghĩa biểu trưng như biểu đạt những vật có giá trị không cao, sự nhanh nhẹn, sự nguệch ngoạc. Gà lôi trụi lông biểu trưng cho hình thức không đẹp, xấu xí.v.v… Chuột biểu trưng cho sự may mắn, đức tính xấu của con người hay sự bế tắc, tù túng. Ếch biểu trưng cho sự kém hiểu biết hay sự vô ơn. Chó biểu trưng cho lòng trung thành, sự phản bội, vô ơn hay sự kiên trì, nhẫn nại…

Chương 3 cho một bức tranh toàn cảnh về tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn nói về thực vật. Cũng như ở Chương 2, trong Chương 3, tên những loài thực vật có tần số xuất hiện cao đã được phân tích cẩn trọng để tìm ra những ý nghĩa biểu trưng tiêu biểu. Tên những loài thực vật được kể đến trong luận văn là đậu, cây, lúa gạo, hoa, bầu bí, hồng, mộc qua, ớt.v.v…

Những ý nghĩa biểu trưng tiêu biểu được đề cập đến trong luận văn, chẳng hạn, các cây họ đậu được dùng để biểu trưng cho sự tham lam, sự oan trái, sự hiếm hoi, sự sợ hãi. Ngoài ra, khi muốn biểu đạt những người có hình thức xấu thì thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn dùng hình ảnh đậu. Chính vì vậy, đậu biểu trưng cho hình thức xấu của con người.v.v… Cây được dùng biểu trưng cho sự biết ơn nguồn cội, sự đoàn kết, quy luật tự nhiên hay tính cách

của con người.v.v… Hoa có các ý nghĩa biểu trưng như là hoa biểu trưng cho phái đẹp, niềm vui đúng lúc. Hoa và bướm biểu trưng cho tình yêu nam nữ.v.v… Bầu, bí biểu trưng cho sự may mắn, biểu trưng cho ngoại hình, tính cách của con người… Gạo xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn với ý nghĩa biểu trưng rất đa dạng. Gạo biểu trưng cho sự may mắn, sự no đủ, đức tính khiêm tốn, sự vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.v.v… Bên cạnh đó, thì hồng biểu trưng cho sự lười biếng, hành động không đúng mục đích…

Kết quả thống kê thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn nói về động vật và thực vật cho thấy: Tục ngữ tiếng Hàn có chứa hình ảnh động vật chiếm tỷ lệ nhiểu hơn, chiếm 21,98% nhắc đến 73 loài, trong khi tục ngữ có chứa hình ảnh thực vật chiếm tỷ lệ ít hơn, chiếm 6,9%, với 39 loài. Cũng như tục ngữ, thành ngữ nói về động vật chiếm 3,95% với 36 loại; và thành ngữ nói đến thực vật rất ít, chỉ 1,9% và nhắc đến 19 loài.

Qua so sánh thành ngữ, tục ngữ Hàn với thành ngữ tục ngữ Việt nói về động vật và thực vật có thể thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa Hàn – Việt. Sự tương đồng rõ nhất là cả hai nền văn hóa truyền thống đều mang đậm dấu ấn nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên do Việt Nam là quốc gia mang văn hóa lúa nước điển hình, gắn với đồng bằng châu thổ trong khi Hàn Quốc lại thiên về văn hóa nông nghiệp lúa khô, gắn với thung lũng núi là chính cho nên tính chất biểu trưng của tên các con vật và các loài thực vật ở mỗi quốc gia cũng có những khác biệt nhất định. Điều đó làm tăng thêm sắc màu cho văn hóa dân gian của Hàn Quốc và Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phương Châm (1999), Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, Nxb Văn hóa dân gian.

2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học của sự kiện văn học, Ngôn ngữ, số 2/1990

4. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ - sự vận dụng, Tạp chí Ngôn ngữ, số3/1986

9. Nguyễn Đức Dân (1999), Dấu ấn văn hóa qua tục ngữ, Kiến thức ngày nay, số 329, Tr. 3- 6.

10. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, Hà Nội.

11. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ, tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 88 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)