Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cây (cành, lá, rễ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 77 - 81)

VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

3.2. Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loại thực vật tiêu biểu và so sánh

3.2.2. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến cây (cành, lá, rễ)

Theo bảng thống kê chúng ta thấy tần số xuất hiện “cây” (lá, rễ, cành) đứng vị trí thứ hai trong thành ngữ, tục ngữ liên quan đến thực vật, với khoảng 6 thành ngữ chiếm 7,1% và 82 câu tục ngữ tiếng Hàn chiếm 11,7% trong tổng số thành ngữ và tục ngữ nói đến thực vật. Hình ảnh cây xuất hiện trong khoảng 83 câu tục ngữ tiếng Việt chiếm 13,00% trong 635 câu tục ngữ nói về thực vật.

Cây là hình ảnh gắn bó mật thiết với đời sống của con người. Cỏ cây hoa lá nói chung không chỉ đem đến những giá trị vật chất mà nó còn có giá trị về tinh thần. Cây cung cấp oxi, đem lại nguồn không khí trong lành cho vạn vật; trở thành nhiên liệu đốt để sưởi ấm vào mùa đông giá rét; cung cấp bóng mát cho những ngày hè oi ả; là vật liệu để con người làm nhà, là nguyên liệu để tạo ra những vật dụng trong gia đình, đồ nội thất như việc đóng bàn ghế, giường, tủ…v.v. Do gần gũi với thiên nhiên từ xa xưa mà ông cha ta luôn cảm nhận cây cối cũng như con người có tâm hồn. Chính điều đó mà con người chúng ta dễ nhận thấy sự đồng cảm với những loài tưởng như vô tri ấy và sự đồng cảm ấy đã tạo nên môn nghệ thuật cây cảnh. Không dừng lại ở đó cây, cỏ, hoa, lá đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, cho thơ ca và cả thành ngữ, tục ngữ.

3.2.2.1. Cây biểu trưng cho sự biết ơn nguồn cội.

Hình ảnh “cây” còn được gắn cho nhiều ý nghĩa khác, gửi gắm vào đó những đạo lí, triết lí, quy luật cuộc sống. Ví dụ như câu: “견견견 견 견견견

견견 견 견견견 견견견 견 견견견 견견 견견” (Cho dù cây không trông

thấy được công ơn của những cây to nhưng con người thì sẽ thấy được ơn đức của những người vĩ đại). Người Hàn muốn thông qua hình ảnh cái cây để nhắn nhủ rằng: đã là con người thì phải biết ghi nhớ công ơn, không được vong ơn bội nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, giúp đạt được những

thành quả như ngày hôm nay. Ai cũng có quê hương, cội nguồn và tổ tiên của mình nên người Việt có quan niệm: “Nước có nguồn, cây có gốc” và đạo lý đó còn được thể hiện qua câu “Lá rụng về cội” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Những câu tục ngữ đó nhắc nhở chúng ta phải biết tỏ lòng biết ơn những người đã làm ơn, giúp cho mình.

3.2.2.2. Cây biểu trưng cho quy luật tự nhiên.

Để nói về triết lí cuộc sống, để thích nghi với nơi mới chúng ta phải cần có thời gian, cái cây hay con người đều vậy. Triết lí đó thể hiện rõ hơn qua câu tục ngữ: “견견견 견견 견견견 견 견견 견견견 견견견” (Chuyển cây đi chỗ khác để trồng, đến 3 năm sau rễ cây vẫn thấy đau).

Khi muốn phản ánh những quy luật tự nhiên trong cuộc sống, tiếng Hàn có câu: “견견견 견견 견견견 견견 견 견 견견” (Cây phải to thì mới buộc

được bò).

Hay khi muốn ám chỉ quy luật của con người, sinh lão bệnh tử, có xuân sắc thì phải có già nua, tuổi xuân không thể kéo dài mãi mãi tục ngữ tiếng Hàn có câu: “견견견견 견견견 견견 견견 견견 견견 견견” (Cây khi đã trở

thành cây khô thì những con chim đã từng đậu cũng không thèm bay đến).

3.2.2.3. Cây biểu trưng cho sự giỏi giang nhưng thường kém may mắn.

Hình ảnh cây còn gắn liền với hình ảnh con người, trong tiếng Hàn có

câu:“견견견 견 견견 견견 견견 견견견” (Cây dùng được nên bị chặt

trước) hay câu “견견견견견 견견 견 견견 견견견 견견견 견견” (Cây quế

vì ăn được nên bị chặt). Hai câu tục ngữ này muốn nói rằng: người tài giỏi nhiều khi cũng bị rơi vào cảnh lao đao, nó tương tự với câu: “Chữ tài đi với chữ tai một vần” trong tiếng Việt.

Trong cuộc sống nhiều những người giỏi, thành thạo một công việc nào đó đến mức thuần thục, nhuần nhuyễn những đôi khi vẫn bị mắc lỗi, thậm chí thiệt hại to lớn, dẫn đến thiệt mạng vì công việc hay lý do nào đó, tiếng Hàn dùng câu: “견견견 견 견견견 견견 견견견 견견 견견 견 견견 견견 견견 견견견” (Người leo cây giỏi cũng có lúc rơi từ trên cây xuống chết, người bơi giỏi cũng có lúc ngã nước chết). Tương tự như vậy, câu tục ngữ

“견견견견 견견견견 견견견견” cũng hàm ý cho dù người tài giỏi đến đâu

thì cũng có lúc mắc sai lầm. Hai câu đó tương tự với thành ngữ “Nhân vô thập toàn” trong tiếng Việt.

Còn khi muốn hàm ý việc bản thân chúng ta phải tự mình làm, không cần sự giúp đỡ của người khác, “Tự lực cánh sinh” thì tiếng Hàn có câu:

“견견견견 견 견견 견견견 견 견견” (Không dựa vào cây mà cũng chẳng

dựa vào đá).

3.2.2.4. Cây biểu trưng cho sự đoàn kết.

Ngay từ thủa khai thiên lập địa, con người đã rất gắn bó, gần gũi với thiên nhiên, và người Hàn Quốc ví “cây” như một gia đình thu nhỏ, đặc biệt với một gia đình đông con thì bố mẹ luôn luôn phải lo lắng ít cảm thấy bình yên, hình ảnh ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ “견견 견견 견견견 견견

견 견 견견” (Cây nhiều cành không sợ gió) – hàm ý việc đoàn kết chính là

sức mạnh. Tục ngữ Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh “Cây” để thể hiện rất sinh động và đầy hình tượng về tinh thần đoàn kết đó qua các câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay câu “Lá lành đùm lá rách”; “Cành dưới đỡ cành trên”.

3.2.2.5. Cây biểu trưng cho tính cách của con người.

Để ám chỉ những kẻ xấu xa, hay đẩy người khác vào hoàn cảnh éo le, nguy hiểm, bất hạnh, tiếng Hàn có câu: “견견견 견견견 견견 견견견 견”

(Bảo người ta leo lên cây rồi ở dưới rung cây).

Hay để chỉ người có cái nhìn thiển cận, chỉ thấy cái lợi trước mắt, không biết nhìn xa trông rộng, người Hàn thường nói :“견견견 견견 견견

견견 견견견” (Chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng).

Khi muốn hàm ý những người ngay thẳng dễ bị người khác mưu hại tiếng Hàn có câu: “견견 견견 견 견견견” (Cây ngay dễ gãy). Còn trong tiếng

Việt dùng hình ảnh cây để biểu trưng cho phẩm chất ngay thẳng, khí phách củ người quân tử, dũng cảm, kiên cường không khuất phục trước khó khăn

3.2.2.6. Cây biểu trưng cho sự coi trọng việc giáo dục, rèn luyện.

Những người có lỗi, phạm phải sai lầm thì phải được trừng phạt nghiêm khắc thì người đó mới nhận ra lỗi lầm và sửa chữa được, tiếng Hàn dùng hình ảnh sau “견견 견견견 견견견 견견 견견견 견견 견견견

견견견견” (Cây cong phải hơ vào lửa mới uốn thẳng được), câu đó tương tự

như câu “Thuốc đắng giã tật” của tiếng Việt.

3.2.2.7. Cây biểu trưng cho việc coi trọng những vật tưởng chừng không có giá trị.

Khi muốn hàm ý những thứ trông có vẻ vô dụng, tưởng chừng không có tác dụng gì hóa ra lại được việc, tiếng Hàn có câu: “견견 견견견 견견견 견견견” (Cây cong giữ mồ mả tổ tiên).

Qua những ví dụ ở trên, có thể thấy sự đa dạng và phong phú trong cách vận dụng đưa những yếu tố quen thuộc của cuộc sống hàng ngày như cái cây, ngọn cỏ, hay những con vật nuôi.. vào trong thành ngữ, tục ngữ của người Hàn. Chính những yếu tố này đã tạo nên chất thơ trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 77 - 81)