Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến bầu, bí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 83 - 86)

VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

3.2. Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loại thực vật tiêu biểu và so sánh

3.2.4. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến bầu, bí

Trong tổng số 85 thành ngữ có khoảng 7 thành ngữ chiếm 8,25 và trong 667 câu tục ngữ Hàn Quốc nói về thực vật có khoảng 57 câu có chứa hình ảnh “bầu, bí”, chiếm 8,5%, giữ vị trí thứ tư ở bảng thống kê tần số xuất hiện của các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (Tham khảo tại phụ lục bảng 2.1 và 2.2).

Trong tục ngữ Việt Nam, có 09 câu tục ngữ đề cập đến hình ảnh “bầu, bí” trên tổng số 635 câu nói về thực vật, chiếm 1,41% (tham khảo tại phụ lục 3.2). “Bầu, bí” là loại thực vật rất gần gũi, quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm của người dân. Bầu, bí cũng là món ăn ngon, bổ dưỡng, đặc biệt trong những ngày hè oi ả. Hình ảnh đó cũng đã đi vào tục ngữ người Việt một cách tự nhiên.

Bầu và bí là hai loại khác nhau nhưng cùng một họ nên trong tục ngữ Việt Nam có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Câu tục ngữ này hàm ý chỉ chúng ta tuy có thể sinh ra từ những cha mẹ khác nhau nhưng có chung tổ tiên là người Việt, vì vậy cần yêu thương đùm bọc lấy nhau và bảo vệ nhau.

3.2.4.1. Bầu, bí biểu trưng cho tính cách của con người.

Người Hàn quốc khi muốn ám chỉ những người thường hay nổi giận một cách vô cớ vì những việc không đâu, họ thường sử dụng câu tục ngữ:

“견견 견견견 견견견” (Dùng sức để nhổ dây bầu). Hình ảnh một dây bầu

mảnh mai, không quá khó để nhỏ, vậy mà chúng ta lại phải dùng quá nhiều sức để làm một việc tốn công vô ích như vậy là không nên.

Khi nói đến những người hành động hấp tấp, không suy nghĩ , không có sự phòng bị, liều lĩnh nhảy vào vòng nguy hiểm, tự đẩy mình đến con đường bị tiêu diệt, tục ngữ tiếng Hàn mượn hình ảnh: “견견견 견견 견견 견견 견견견견” (Đội quả bầu đi vào hang lợn).

Còn khi ám chỉ việc ai đó đối xử tệ bạc với một người nào đó nhưng người đó lại không thèm phản ứng lại thì tiếng Hàn dùng câu: “견견견 견 견견” (Nhổ nước bọt vào cây bầu).

Khi muốn nói đến những người trông bề ngoài thì sang trọng nhưng lại lén lút làm những việc xấu xa thì tiếng có câu: “견견견견견 견견 견 견견” (Bóc hạt bí cửa sau).

Người Hàn Quốc khi muốn hàm ý những việc phiền toái, lằng nhằng, khó thoát ra được dùng câu: “견견견 견견 견 견견” (Giống như vướng dây bí).

Hay để ám chí những người ít tuổi mà có hành động láo xược, hỗn với người lớn tuổi, thành ngữ tiếng Hàn thường ví von như sau: “견견견견

견견견견 견견견견견” (Giống như con ếch xanh nhảy lên lá bầu).

Đặc biệt khi muốn diễn tả những người hay gắt gỏng, càu nhàu, khó chịu, họ thường được ví với hình ảnh “견견견 견견 견견” (Đóng cọc vào quả bầu).

3.2.4.2. Bầu, bí biểu trưng cho sự may mắn.

Để diễn tả việc gặp được vận may bất ngờ hoặc có được những thứ quý giá ngoài sự mong đợi, tục ngữ Hàn có câu: “견견견 견견견” (Quả bầu lăn

đến). Hay khi miêu tả cảm giác của con người khi bị mất sạch hết những thứ mà họ đã phải gom góp, tích cóp từ lâu, người Hàn thường nói “견견견 견견

견견견 견견견” (Bóc hạt bí bỏ vào miệng một lần).

3.2.4.3. Bầu, bí biểu trưng cho giá trị của con người.

Khi muốn diễn tả việc bị từ chối thì người Hàn Quốc dùng hình ảnh hoa bầu và bướm qua câu “견견견견 견견견견견 견견 견견 견견견견”

(Hoa bầu cũng là hoa nên bướm cũng bị từ chối) – hàm ý việc ngỏ lời với người xấu nhất cũng bị từ chối. Hoa bầu không phải là loài hoa đẹp và cũng không thuộc loại hoa có nhiều hương thơm nhưng cũng có giá trị của nó.

3.2.4.4. Bầu, bí biểu trưng cho ngoại hình xấu của con người.

Đặc biệt, khi đề cập đến vẻ bề ngoài của ai đó trong thê thảm tội nghiệp, người Việt sử dụng hình ảnh “Ủ rũ như gà mắc mưa”, còn tiếng Hàn có câu:

Qua việc phân tích ở trên chúng ta có thể thấy sự đa dạng tầng nghĩa về hình ảnh “bầu, bí” mà người Hàn đã sử dụng trong tục ngữ nước này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)