Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến gạo (thóc, lúa, mạ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 86 - 88)

VẬT MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

3.2. Thành ngữ, tục ngữ nói đến một số loại thực vật tiêu biểu và so sánh

3.2.5. Thành ngữ, tục ngữ liên quan đến gạo (thóc, lúa, mạ)

Hình ảnh “gạo” (gồm có thóc, lúa, mạ) xuất hiện trong khoảng 36 câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn, chiếm 4,8%, đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng thống kê các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến thực vật. “Gạo” từ xa xưa đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là nguồn lương thực không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Đặc biệt với các quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam và Hàn Quốc, thì cây lúa, hạt gạo giữ một vị trí hết sức quan trọng về mặt vật chất lẫn tinh thần của người dân.

3.2.5.1. Gạo biểu trưng cho cuộc sống no đủ, của cải vật chất.

Hình ảnh “gạo” được dùng biểu thị cho của cải vật chất, cuộc sống no đủ, thành ngữ tiếng Hàn dùng: “견 견견 견견 견” (Chuột ngồi vào chum gạo).

Tương tự như vậy trong tiếng Việt là: “Chuột sa chĩnh gạo”.

Ngoài ra, thành ngữ tiếng Hàn còn dùng hình ảnh:“견견견견 견견견”

(Gà trong đống thóc) dùng để nói những người may mắn có được cuộc sống cảnh giàu sang, no đủ.

3.2.5.2. Gạo biểu trưng cho việc giúp đỡ đến cùng.

Thông qua hình ảnh cây lúa, người Hàn cũng thể hiện nhiều nhân sinh sâu sắc, ví dụ như câu: “견견 견견 견견 견 견견” (Cho lúa mạch chẳng lẽ

không cho dưa chuột). Câu tục ngữ đó hàm ý nhắn nhủ con người chúng ta đã giúp ai đó thì giúp cho đến cùng, “Đã thương thì thương cho trót”.

Khi nói đến việc một người để có thể giúp đỡ người khác thì bản thân họ phải có điều kiện dư dật, người Hàn dùng thành ngữ: “견 견견견 견견 견견”

3.2.5.3. Gạo biểu trưng cho sự vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.

Để có được hạt gạo trong nhà, người nông dân ở bất cứ quốc gia nào cũng phải lao động nhọc nhằn, một nắng hai sương. Do đó, để miêu tả nỗi vất vả, khó khăn của người nông dân, tục ngữ tiếng Hàn có câu: “견견견견견 견견견견 견견” (Ngọn lúa mạch còn cao hơn núi Thái Sơn).

3.2.5.4. Gạo biểu trưng cho đức tính khiêm tốn.

Hình ảnh cây lúa với đầy đủ thân, cành, lá, rễ cũng được ví von như một con người, và được thể hiện qua câu tục ngữ sau: “견견 견견 견견 견견견 견견견” (Lúa càng chín càng cúi đầu), hàm ý chỉ ra rằng con người càng tài

giỏi thì lại càng phải khiêm tốn.

3.2.5.5. Gạo biểu trưng cho bản chất, tính cách của con người.

Khi đề cập đến bản chất của con người, tiếng Hàn có câu “견 견견 견 견 견견견” (Chó ăn vụng cám sẽ ăn vụng gạo) – hàm ý những người có đức tính

không tốt, tương tự với câu “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” của tiếng Việt.

3.2.5.6. Gạo biểu trưng hậu quả của việc hấp tấp, vội vàng.

Khi làm việc mà vội vàng, gấp quá thì rất khó thành công. Điều đó được thấy rõ qua câu “견견 견견 견견 견견견” (Cơm ăn vội thì đau bụng).

3.2.5.7. Gạo biểu trưng cho sự kiên trì sẽ có kết quả.

Với triết lý “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì người Hàn Quốc dùng hình ảnh cơm nóng để biểu đạt sự kiên trì và bền bỉ qua câu “견견견

견견견견견 견견 견견 견견 견견견” (Ăn mày nếu chịu khó cũng có ngày

có cơm nóng để ăn).

3.2.5.8. Gạo biểu trưng cho sự sai lầm trong hành động.

Đối với những người không biết quý trọng, trân trọng những thứ mà mình hiện có, tiếng Hàn có câu “견 견 견견 견 견견견” (Rắc tro vào nồi cơm gần chín – hàm ý công việc gần hoàn tất thì lại làm hỏng hết, gần giống với câu

“Xôi hỏng bỏng không” của tiếng Việt.

3.2.5.9. Gạo biểu trưng cho sự hòa hợp, hài hòa.

Đặc biệt khi muốn nói đến việc phải thứ phải có sự tương ứng, cân xứng với nhau thì mới tạo ra kết quả tốt, tục ngữ tiếng Hàn có câu: “견견견견견

견견견견 견견견견” (Tương ớt đi với cơm lúa mạch thì thật là đúng vị).

Qua việc phân tích ở trên chúng ta có thể thấy tầng nghĩa biểu trưng hết sức đa dạng và phong phú về hình ảnh “gạo” mà người Hàn đã sử dụng qua thành ngữ, tục ngữ của đất nước này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ, tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với việt nam) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)