Giá trị quan niệm của N.A Berdyaev về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 70 - 74)

2.3. Giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng N.A Berdyaev về con ngƣời

2.3.1. Giá trị quan niệm của N.A Berdyaev về con người

Tuy có những quan điểm của N.A. Berdyaev khác biệt với các nhà hiện sinh đi trước nhưng về nội dung xuyên suốt ông đứng trên lập trường của chủ nghĩa hiện sinh, đó là: triết học không phải là khoa tìm hiểu những nguyên lý, nhưng là khoa tìm hiểu hiện sinh, tìm hiểu ý nghĩa đời sống con người. Cho nên người ta thường nói “triết học hiện sinh là triết của con người hiện tại”. Nhưng ngày nay, nhận xét trên cũng nên dè dặt hơn, đề cao những dự phóng của con người dẫn đến cô đơn hóa con người. Hay trong xã hội hiện đại, thanh thiếu niên đón nhận triết học hiện sinh một cách nồng nhiệt hơn. Bởi họ chưa có mối bận tâm gia đình và xã hội, họ mang khá nhiều ước mơ viển vông thiếu thực tế. Nếu không sợ nói quá, người ta cũng có thế ví triết học hiện sinh như người thanh thiếu niên, triết học hiện sinh có mặc cảm tự do tuyệt đối và muốn bắt mọi người phải để họ được theo ý thích của mình, bất chấp những tình trạng thực tế.

Tiếp nối dòng tư tưởng triết học hiện sinh phương Tây, N.A. Berdyaev đóng góp thêm một cái nhìn sâu sắc hơn trong quan niệm về con người. Con người với các trạng thái nô lệ, sau đó ông hướng tới cuộc giải phóng tinh thần. N.A. Berdyaev đã đứng về phía con người, hiểu được những nổi khổ đau của con người. Qua đó thấy được sự đồng cảm, thấu hiểu trong quan điểm mong muốn con người có được tự do. Quan điểm nhân văn này cho dù là trong văn học hay triết học, dù cách thể hiện bằng ngôn từ mềm mại hay khô cứng, nhưng chung quy lại đều mong muốn giải phóng con người thoát khỏi ách nô lệ về thể xác hay giải phóng khỏi nô lệ về tinh thần, đều mong muốn con người hướng đến tự do, tình yêu và chân lý. Cho nên có thể nói thông qua khối tác phẩm đồ sộ của mình về con người, N.A. Berdyaev là một trong những triết gia hiện sinh đấu tranh cho tự do của con người mạnh mẽ nhất của Nga tại nước ngoài.

Một trong những ưu điểm nổi bật trong quan điểm của N.A. Berdyaev đó là ông đã nhận thức được các cấp độ để đạt được tự do trong con người. Ông đã chỉ ra sự tự do thực sự của con người không xuất phát từ những yếu tố, ý thức xã hội mà mà phải xuất phát bên trong con người.

Cấp độ đầu tiên khi con người trong thể xác của mình, thì không thể có được tự do. Bởi lẽ tự do là thứ không bị phụ thuộc và chi phối bởi bất cứ thứ gì. Nhưng trên thực tế, trong thể xác của mình, con người luôn phải phụ vụ những nhu cầu cơ bản của nó thì không thể có được tự do.

Cấp độ thứ hai mà ông cho rằng, con người bị phụ thuộc nhiều nhất đó là ý thức, định chế xã hội. Đây là điều có nhiều nhà chính trị đã trá ngụy rằng: Con người có thể tự do trong khuôn khổ. Tuy nhiên theo quan điểm N.A. Berdyaev điều này là không thể. Bởi lẽ trong trình bày của ông đã thể hiện chính các nhà cầm quyền đã dùng quyền lực của mình để thể hiện ý chí cá nhân và áp đặt nên những công dân trong vương quốc mà họ cai trị.

Cấp độ thứ ba và là cấp độ chỉ trong trạng thái này con người mới có thể đạt được tự do, đó chính là tự do tinh thần. Tự do xuất phát từ bên trong con người, từ những thôi thúc, suy nghĩ và hành động của chính bản thân anh ta. Điều này vượt ra ngoài những định chế xã hội, những rào cản quy định làm ràng buộc con người. Như vậy N.A. Berdyaev khẳng định chỉ từ bên trong tinh thần, con người mới có được tự do theo ý muốn của mình. Khẳng định này dẫn đến cuộc đấu tranh tinh thần và mang đến sự giải phóng bên trong tinh thần của con người.

Một khâu quan trọng hàng đầu trong siêu hình học và đạo đức học của N.A. Berdyaev là những suy ngẫm mới về vấn đề vĩnh hằng “cái ác”, trọng tâm của nó là vấn đề bảo vệ tự do. Các nhà nghiên cứu về N.A. Berdyaev hoàn toàn có sơ sở để lưu ý tới tính chất mâu thuẫn trong quan điểm về tự do của ông, tự do là nhiều khi thể hiện dưới bộ mặt tiêu cực của sự hỗn loạn, hư vô, tự do của quỷ dữ là giống như thói tùy tiện thuần túy. Nhưng N.A. Berdyaev có những sự phản bác của mình chống lại sự phê phán như vậy. Ông cho rằng khi tuân thủ các truyền thống kinh điển, triết học và đạo đức học đánh giá không hết sức mạnh ma quái của cái các, cũng như tính mâu thuẫn khởi thủy và sâu sắc của tự do. Berdyaev cố gắng lột bỏ bức màn che đậy lĩnh vực cái các khởi thủy đáng lo ngại, mang tính đe dọa, tồn tại trước tồn tại, sáng tạo và cải thiện. Con người có thể đạt tới nguy cơ của cái ác thông quan sự đau khổ, sự dằn vặt mà thực sự có ý nghĩa siêu hình, hiện sinh. Sự khủng hoảng của triết học phương Tây đầu thế kỉ XX khi các quan điểm về nhận thức luận đã thực sự chiếm ưu thế so với các quan niệm về bản thể luận. Nói rõ hơn, triết học quan tâm tới con người chủ yếu với tư cách chủ thể nhận thức còn bản chất đích thực của con người thì được quan niệm ở tính hợp lý, tính khoa học, tính lý tính. Chính khi đó, các xu hướng bản thể luận đã bắt đầu đột phá vào triết học, tức bắt đầu triển khai triết học quan tâm tới con

người trước hết ở góc độ tồn tại của nó với tư cách là một thực thể văn hóa. Không phải lý tính quy định bản chất, quy định tính người mà chính tính quy định về văn hóa này của tồn tại người là cơ sở của quan hệ nhận thức giữa con người và hiện thực. Trong lúc này N.A. Berdyaev quan tâm đến tồn tại người với tư cách là trung tâm hiện sinh đã có nhiều cái nhìn sâu sắc và làm cho triết học quay trở lại với bản thể luận như cái gốc của sự phát triển triết học sau này.

Thêm vào đó, N.A. Berdyaev đã mang tư tưởng triết học về với cuộc sống hiện tại, hòa mình vào cuộc đấu tranh mà bản thân ông thấy nhiều điều bất cập trong xã hội lúc đấy giờ. Triết học không còn là thứ xa vời với cuộc sống, nó chính là cuộc sống, nó đang đấu tranh phục vụ cho chính mỗi con người. Như đã trình bày ở trên trong tư tưởng của ông cũng giống như nhiều triết gia khác mong muốn triết học không chỉ khám phá thế giới mà còn thay đổi thế giới, thì có lẽ qua những tác phẩm triết học của mình là việc thể hiện điều này phù hợp nhất.

N.A. Berdyaev quan tâm nhiều đến biện chứng hiện sinh phức tạp của cái các và của cái thiện. Ông tin tưởng rằng triết học, đạo đức học không nên đánh giá thấp sức mạnh, mối nguy hiểm của cái ác. Sứ mệnh của đạo đức học không phải là vô cảm đối với cái ác của thế giới, những đau khổ. Theo ông, đạo đức học phải mang tính hậu thế luận. Điều đó có nghĩa rằng đề tài trung tâm của triết học hiện đại cần phải là kinh nghiệm “hậu thế luận” (cảm nghiệm về sự cáo chung sắp tới của thế giới). Tuy nhiên, kinh nghiệm này không đòi hỏi tính thụ động và sự cam chịu mà đòi hỏi tính tích cực, sự sáng tạo, trách nhiệm của con người.

Ngoài ra trong quan điểm của N.A. Berdyaev, ông đã chỉ ra việc dối trá của Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ để thực hiện những hành vi xấu xa nhưng được biện minh là cao cả. Và đặc biệt ông phản đối việc Nhà nước hay giới nắm giữ quyền lực làm tổn hại đến con người. Ông viết: “Hiển nhiên

là nhà nước đang có quyền lực lớn nhất đối với cuộc sống con người và nó luôn có khuynh hướng vượt qua giới hạn được thiết lập cho nó” [1, tr. 196] hay “Nhà nước bao giờ cũng sử dụng những phương tiện xấu xa, do thám, dối trá, bạo lực, sát nhân, nhưng khác biệt chỉ là ở mức độ. Những phương tiện ấy hiển nhân rất xấu xa, nhưng luôn được biện minh bởi mục đích tốt đẹp và cao cả” [1, tr. 192]. Ông không những vạch ra bản chất của Nhà nước mà còn đòi hỏi một thái độ khoan dung nhiều hơn của giới cầm quyền với con người, với bản diện cá nhân của con người. Hơn thế nữa giết hại đến con người thông qua chiến tranh là điều thật dã man và cần được chấm dứt. Bởi vì không còn sự sống thì là dấu chấm hết cho mọi ước muốn, con người không thể tiếp tục làm bất cứ điều gì cho dù anh ta có giàu có hay nghèo khổ đến đâu chăng nữa. Như vậy tư tưởng triết học của N.A. Berdyaev hòa nhịp chung với tinh thần của triết học phương Tây hiện đại, xét về nhiều phương diện triết học N.A. Berdyaev đã phản ánh được những nội dung quan trọng nhất của văn hóa tinh thần phương Tây hiện đại. Chính vì vậy mà ảnh hưởng của triết học Berdyaev đến triết học phương Tây rất đáng kể, không chỉ về sự tự do của con người mà còn xét về nhiều phương diện đã báo trước, đã quy định trước những quy trình sau này sẽ diễn ra trong triết học phương Tây thế kỉ XX. Thông qua những đóng góp, cống hiến của mình, N.A. Berdyaev xứng đáng là một trong những triết gia nổi tiếng nhất của Nga tại nước ngoài mà giới nghiên cứu đã gọi ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 70 - 74)