Trạng thái nô lệ của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 46 - 65)

2.2. Các trạng thái nô lệ và giải phóng tinh thần con ngƣời

2.2.1. Trạng thái nô lệ của con người

* Trạng thái nô lệ của con người vào tồn tại

Bản thân N.A. Berdyaev là một triết gia hiện sinh nên ông luôn đề cao khuynh hướng mà ông lựa chọn. N.A. Berdyaev cho rằng triết học đích thực phải hướng đến cái hiện thực cụ thể, hiện hữu. Trong khi đó, theo cách hiểu của triết học truyền thống, khi siêu hình học luôn nỗ lực để trở thành bản thể luận, thành triết học của tồn tại thì ông hoài nghi bản thể luận đó là sai lầm, ông viết: “Tôi cho rằng triết học hiện sinh là chân lý, rằng có một kiểu tư duy khác về vấn đề cổ xưa quan hệ giữa bản chấthiện sinh. Triết học đích thực phải cố hướng đến hiện thực cụ thể, đến cái hiện hữu” [1, tr. 105].

Triết học đặt khái niệm tồn tại vào cơ sở của mình, là siêu hình học tự nhiên luận. Tồn tại là tự nhiên, nó thuộc về thế giới được khách thể hóa, sinh ra từ duy lý hóa. Tư duy tinh thần như tồn tại - có nghĩa là tư duy nó theo tự nhiên luận, như là tự nhiên, như là khách thể, thế nhưng tinh thần không phải khách thể, không phải tự nhiên, không phải tồn tại, tinh thần là chủ thể, là hành vi, là tự do.

Vấn đề tồn tại trước hết là vấn đề trong mức độ nào tồn tại đã là cấu trúc của tư duy, tức là khách thể hóa do chủ thể tiến hành, tức là một thứ gì đó thứ cấp chứ không phải tiên khởi. Tồn tại là một khái niệm, tức là đã trải quan tư duy khách thể hóa, trong nó có dấu ấn của trìu tượng hóa, vì vậy nó nô dịch con người như bất cứ khách thể hóa nào. Trong tính chủ quan tiên khởi của hiện hữu hoàn toàn không có tồn tại, không có trải nghiệm tính hiện tồn của tồn tại.

N.A. Berdyaev cũng như các triết gia hiện sinh khác, luôn đề cao tồn tại như một hiện hữu vốn có, con người bị cám dỗ vào thực tại, trở thành một trong những nguồn gốc của tình trạng nô lệ của con người. Con người đã bị thừa nhận là nô lệ của tồn tại - cái quyết định của chính con người, con người không được tự do với trong quan hệ với tồn tại, bản thân tự do của con người

được sinh ra bởi tồn tại. Điều này dẫn đến vấn đề quan hệ của tồn tại với tự do, của tồn tại với tinh thần.

Cần phải lựa chọn giữa hai triết học - triết học thừa nhận ưu tiên của tồn tại trước tự do và triết học thừa nhận ưu tiên của tự do trước tồn tại. Trong quan điểm của N.A. Berdyaev về quan hệ giữa tồn tại và tự do, ông ưu tiên tự do trước tồn tại. Lựa chọn này theo ông không thể chỉ được xác định bởi riêng tư duy, nó được xác định bởi toàn bộ tinh thần, tức là cả ý chí nữa. Cá biệt luận phải thừa nhận ưu tiên của tự do trước tồn tại. Triết học ưu tiên tồn tại là triết học vô diện mạo. Hệ thống bản thể luận thừa nhận ưu tiên tuyệt đối của tồn tại là hệ thống tất định luận. Mọi hệ thống được khách thể hóa mang tính trí tuệ là hệ thống tất định luận. Nó dẫn xuất ra tự do từ tồn tại, tự do là tồn tại được tất định hóa, tức tự do là sản phẩm của tất yếu. Tồn tại là tính tất yếu lý tưởng, trong đó không thể có các đột phá, tồn tại là hệ thống dày đặc, tuyệt đối. Thế nhưng tự do không thể dẫn xuất được từ tồn tại, tự do bám rễ vào cái phi thực hữu, vào phi tồn tại. Tồn tại không đặt cơ sở cho tự do, không xác định tự do, không sinh ra tự do.

Ưu tiên tự do trước tồn tại cũng là ưu tiên của tinh thần trước tồn tại. Tồn tại - tĩnh tại, tinh thần - năng động. Tinh thần không phải là tồn tại. Không được tư duy tinh thần theo cách trí tuệ, như một khách thể, tính thần là chủ thể và tính chủ quan là tự do và hành vi sáng tạo. Tính năng động, tính hoạt động, sáng tạo đối lập với cách hiểu trí tuệ về tồn tại.

Chính quan điểm này đã thể hiện N.A Berdyaev là một nhà triết học duy tâm, tuy nhiên vẫn chứa đựng tư duy biện chứng trong đó. Không giống như các nhà duy tâm cực đoan khác, ở đây ông luôn hướng đến tinh thần như một thứ được ưu tiên hơn cả trong tất cả hiện hữu của thế giới. Mặc dù tinh thần theo cách hiểu của N.A. Berdyaev là chủ quan trong con người, là hành vi sáng tạo nên tất thẩy mọi thứ trên thế gian, là tự do mà con người luôn

khao khát đạt được. Hay nói cụ thể hơn, tinh thần là toàn bộ hoạt động trong nội tâm của con người. Và tinh thần chiến thắng lý trí, chiến thắng tư duy.

Ngoài ra có dạng thức khác của tồn tại là tồn tại trừu tượng. Đây là sản phẩm của tư duy cấu trúc, nó không có hiện hữu nội tại nào. Tồn tại không hiện hữu, nó theo thuật ngữ thời trung đại, bản chất không có hiện sinh. Cái hiện thực mà chúng ta gắn với tồn tại chỉ là tính chất nội tại, phẩm chất của những hữu thể và những hiện hữu cụ thể, nó ở trong chúng, chứ không phải chúng ở trong nó.

Ý tường trìu tượng về tồn tại, mang tính chung trìu tượng, luôn luôn nô dịch tinh thần sáng tạo tự do của con người. Tinh thần không phục tùng theo trật tự của tồn tại, nó xâm nhập vào trong đó, có thể biến đổi nó. Hiện hữu cá biệt gắn liền với tự do tinh thần ấy. Nó đòi hỏi phải thừa nhận tồn tại như một cái gì đó thứ cấp. Nguồn gốc của tình trạng nô lệ là tồn tại như một khách thể, tồn tại bị ngoại hiện hóa trong hình thức duy lý hay hình thức chất sống. Tồn tại như một chủ thể hàm nghĩa một thứ hoàn toàn khác và phải đặt tên khác với nó.

Tồn tại chỉ là một phần của cuộc sống, nó không phải là chân lý. Chân lý chỉ có trong hành vi sáng tạo, chân lý là cuộc sống, là hiện hữu của cái đang hiện hữu thì không thể là cái gì khác ngoài tinh thần được.

Hiện hữu cụ thể, bản diện cá nhân con người, không phục tùng theo cái tồn tại nào cả. Tình trạng phục tùng ấy là sản phẩm của ý thức nô lệ. Tình trạng nô lệ vào tồn tại chính là tình trạng nô lệ tiên khởi của con người. Thật sai lầm khi nào rằng ý thức con người trong những yếu tố nghĩa vụ chung không có tính chủ quan, mà có tính phổ quát một cách khách quan.

Như vậy con người trong thế giới tinh thần luôn ưu tiên tự do trước tồn tại, không một dạng thức tồn tại nào lại có thế là nguồn gốc sản sinh ra tự do được cả. Và theo N.A. Berdyaev chỉ có triết học hiện sinh mới có chân lý, triết

học đích thực hướng đến những cái cụ thể, đến những cái hiện hữu. Cho nên vấn đề bản chất và hiện sinh thì ông luôn ưu tiên vấn đề hiện sinh hơn bản chất.

* Trạng thái nô lệ của con người vào thượng đế

N.A. Berdyaev cho rằng con người sáng tạo ra Thượng Đế theo hình tượng của mình và tương đồng với mình, đưa vào Thượng Đế không chỉ cái tốt nhất trong hình tượng của mình mà cả cái xấu nhất nữa. Ở Thượng Đế được khai mở trong ý thức con người, có dấu ấn của nhân hình luận và mô phỏng theo xã hội.

Cần có sự phân biệt thật rành mạch giữa Thượng Đế và ý tưởng của con người về Thượng Đế, giữa Thượng Đế như một hữu thể và Thượng Đến như một khách thể. Thượng Đế bị khách thể hóa là đối tượng cho thói sùng bái mang tính nô lệ của con người.

Thế nhưng nghịch lý nằm ở chỗ Thượng Đế bị khách thể hóa là Thượng đế làm xa lạ với con người và thống trị con người. Đồng thời Thượng Đế tạo nên bởi tính hữu hạn của con người cũng phản ánh tính hữu hạn ấy. Con người tựa hồ như rơi vào tình trạng nô lệ cho chính ngoại hiện hóa và khách thể hóa của mình.

Khuynh hướng phiếm thần luận trong lịch sử tư tưởng tôn giáo mang tính hai mặt. Một mặt nó có nghĩa giải phóng con người khỏi ách siêu việt hóa mang tính quyền uy và ngoại hiện hóa, khỏi cách hiểu Thượng Đế như một khách thể. Nhưng mặt khác nó lại có nghĩa nô dịch con người, phủ nhận bản diện cá nhân và tự do, thừa nhận thánh thần là lực tác động duy nhất. Điều này gắn liền với những mâu thuẫn sinh ra bởi bất cứ tư duy nào về Thượng Đế. Tư duy này chỉ có thể là tư duy bằng biểu tượng của tinh thần mang tính hiện sinh, nhưng không thể bằng khách thể hóa.

Khi chuyển mối quan hệ giữa ông chủ và kẻ nô lệ lấy từ đời sống xã hội sang mối quan hệ giữa Thượng Đế với con người. Khi nói rằng ông chủ là

Thượng đế, con người là nô lệ thì đã tư duy theo mô phỏng xã hội. Tuy nhiên theo cách hiểu của N.A. Berdyaev không được tư duy theo mối quan hệ của Thượng đế với con người không giống với các mối quan hệ xã hội khác. Thượng đế không thống trị, không phải là ông chủ mà Thượng đế là tự do, đem lại cảm nhận tự do, Thượng đế chính là tinh thần, ông viết: “Thế nhưng trong Thượng Đế và mối quan hệ của Người đối với con người chẳng có gì giống với những quan hệ xã hội cả, phạm trù thấp hèn của con người về thống trị của con người không thể thống trị Thượng Đế.

Thượng Đế không phải là ông chủ và không thống trị. Chẳng có quyền lực nào cố hữu nơi Người. Ý chí vươn tới hùng mạnh không đặc trưng cho Người. Người không đòi hỏi sùng bái nô lệ của kẻ không được tự do. Thượng Đế là tự do, là giải phóng, chứ không phải là ông chủ. Thượng Đế đem lại cảm giá tự do, chứ không phải cảm nhận tùy thuộc. Thượng Đế là tinh thần, tinh thần không biết đến những quan hệ thống trị và nô lệ. Không được tư duy Thượng Đế tương tự với những gì xảy ra với xã hội, cũng như những gì xảy ra trong tự nhiên” [1, tr. 117].

Thêm một nguồn gốc của tình trạng nô lệ của con người vào Thượng Đế, khi N.A. Berdyaev cho rằng Thượng Đế là bí ẩn, nhưng là bí ẩn mà con người hướng tới. Hiểu biết Thượng Đế trá ngụy theo kiểu nô lệ, là nơi trú ẩn cuối cùng cho thói sùng với thần tượng của con người. Thói sùng bái thần tượng cũng có thể có cả trong quan hệ với Thượng Đế. Những quan hệ xã hội theo kiểu nô lệ cũng được chuyển dịch sang cho những mối quan hệ của con người với Thượng Đế. Thượng Đế được hiểu như một khách thể với tất cả các tính chất của thế giới khách thể, chính là nguồn gốc của tính nô lệ.

Thượng Đế khai mở tính nhân bản. Tính nhân bản là đặc tính chủ yếu của Thượng Đế, hoàn toàn không phải là tính toán năng, tính toàn thức mà là tính nhân bản, tự do, tình yêu, sẵn sàng hi sinh. Cần phải giải phóng ý tưởng

Thượng Đế thoát khỏi mô phỏng xã hội đầy xuyên tạc, đáng nhục nhã, đầy báng bổ. Đó là con người, chính con người xuyên tạc đi hình tượng của mình, còn Thượng Đế thì nhân bản và đòi hỏi tính nhân bản. Tính nhân bản chính là hình ảnh Thượng Đế trong con người. Cần phải giải phóng thần học thoát khỏi xã hội học phản ánh tình trạng sa đọa của thế gian và con người.

Theo N.A. Berdyaev có hai cách hiểu về Thượng Đế, cách hiểu thứ nhất: Thượng Đế như một chủ thể, hiện hữu bên ngoài khách thể hóa, chính là tình yêu và tự do. Cần phải giải phóng ý tưởng Thượng Đế thoát khỏi mô phỏng xã hội. Chính con người xuyên tạc đi hình tượng của mình, còn Thượng đế có tính nhân bản và đòi hỏi nhân bản. Tính nhân bản chính là hình ảnh Thượng đế trong con người. Đó chính là vấn đề tinh trạng nô lệ của con người, ý thức con người vào Thượng Đế. Nguyên nhân chủ yếu đó là đặt ra vấn đề biện minh cho Thượng Đế.

Theo cách hiểu thứ hai: Thượng Đế được hiểu như là một khách thể, là nguồn gốc của tính nô lệ. N.A. Berdyaev đã coi Thượng Đế là bí ấn, tự do, giải phóng. Sự bí ẩn không thể áp dụng với bất kỳ tương đồng nào, chỉ tương đồng với cuộc sống tự do tinh thần, ông viết: “Thượng Đế được hiểu như là một khách thể với tất cả các tính chất của thế giới, chính là nguồn gốc của tính nô lệ. Thượng Đế như là một khách thể như làm một sức mạnh tự nhiên cao nhất được tuyệt đối hóa. Thượng Đế không có thống trị mà chỉ có tình yêu và tự do, bản thân Thượng Đế có tự do và ban tự do. Chỉ có thể tư duy Thượng Đế một cách biểu tượng” [1, tr. 124].

Như vậy N.A. Berdyaev hiểu Thượng Đế theo hai nghĩa đó là: Thượng Đế như một chủ thể, hiện hữu bên ngoài khách thể hóa, chính là tình yêu và tự do. Còn Thượng đế được hiểu như là một khách thể, là nguồn gốc của tính nô lệ. Cho dù hiểu theo cách nào thì con con người cũng lệ thuộc vào Thượng đế.

Vấn đề hiểu Thượng Đế theo hai nghĩa như trên cho thấy tư tưởng của N.A. Berdyaev về Thượng Đế khác với các triết gia trong lịch sử. N.A. Berdyaev hiểu Thượng Đế có tính hai mặt. Một mặt, nếu rằng con người lệ thuộc vào tính thần thánh của Thượng Đế, về tính toàn năng của Thượng Đế. Con người khi không tìm thấy sự lý giải trong hiện tại đã dựa vào lý giải tính thần thánh của Thượng Đế như một sự cứu cánh. Điều này đã làm cho con người bị nô lẹ vào Thượng Đế. Mặt khác, khi con người bị lệ thuộc vào tính thần thánh của Thượng Đế thì luôn luôn phải cảnh giác và tìm các nguyên nhân khiến mình nô lệ trong hiện tại. Con người cần xác định được sự việc nào trong hiện tại làm cho con người bị lệ thuộc và sự việc nào không, để sau đó tìm cách thức giải quyết. Còn Thượng Đế luôn hiện hữu tại đó và con người phải thanh lọc, ý thức thường xuyên về Thượng Đế để không bị lệ thuộc và nô lệ vào Thượng Đế.

Thêm vào đó tình trạng nô lệ tôn giáo, tình trạng nô lệ giáo hội (tức là ý tưởng nô lệ vào Thượng đế và ý tưởng nô lệ vào giáo hội) đã là một hình thức nô lệ của con người và là một trong những nguồn gốc cho tình trạng nô lệ của con người. Ông chỉ ra rằng cần phải tách con người ra khỏi Thượng Đế, khỏi giáo hội thì mới hết được nô lệ vào chúng. Mặc dù giáo hội hiện hữu như một tổ chức xã hội, nhưng ở trong phương diện này nó thuộc về thế giới khách thể hóa. Điều này liên quan đến tất cả những mâu thuẫn trong hiện hữu của giáo hội, vốn là tổ chức giải phóng con người và thường nô dịch con người.

Ngoài ra tính vô hạn của Thượng Đế cũng được N.A. Berdyaev đề cập đến, ông viết: “Thái độ nô lệ trước Thượng Đế thậm chí đã đi vào cả cách hiểu tính vô hạn của Thượng Đế trong tính vô hạn ấy con người hữu hạn bị mất đi. Thế nhưng tính vô hạn của Thượng Đế là khác với tính vô hạn trong thế gian này. Tính vô hạn của Thượng Đế có nghĩa là sự đầy đủ, rất sống

động mà con người khao khát, chứ hoàn toàn không có nghĩa đè nén con người hữu hạn” [1, tr. 125].

Tiếp theo N.A. Berdyaev đưa ra cách hiểu về hài hòa thế gian. Thực chất hài hòa thế gian là một ý tưởng trá ngụy và nô dịch, cần phải tự giải phóng mình khỏi nó nhân danh phẩm giá của bản diện cá nhân. Hài hòa thế gian cũng là bất hài hòa và vô trật tự, vương quốc lý trí của thế gian cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 46 - 65)