Giải phóng tinh thần con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 65 - 70)

2.2. Các trạng thái nô lệ và giải phóng tinh thần con ngƣời

2.2.2. Giải phóng tinh thần con người

Sau khi phân tích những tình trạng nô lệ tinh thần của con người trên nhiều phương diện thì N.A. Berdyaev mong muốn giải phóng tinh thần con người. Đây cũng là hợp quy luật và là điều cần thiết.

Theo N.A. Berdyaev con người trong trạng thái nô lệ, thường không nhận ra trạng thái nô lệ của mình. Thế nhưng con người cũng cố hướng đến hướng giải phóng. Con người bình thường ít người yêu thích tự do vì nó là thứ khó khăn để đạt được. Vậy nên con người thường chọn ở lại trạng thái nô lệ thì dễ dàng hơn. Tình yêu tự do, nỗ lực hướng về giải phóng cho thấy một tầm cao nào đó của con người, chứng tỏ rằng con người nội tâm đã không còn là nô lệ nữa. Bởi vì trong con người có khởi nguyên tinh thần, độc lập với thế gian và không bị hạn định bởi thế gian. Giải phóng con người không phải là yêu cầu của tự nhiên, của lý trí hay xã hội, mà là yêu cầu của tinh thần. Bởi vì trong con người tinh thần là tự do và tự do là thắng lợi của tinh thần. và chắc chắn rằng tình trạng của nô lệ của con người không phải do sức mạnh của phương diện vật chất của con người.

Tiếp đến con người phải xác định được xuất phát những tình trạng nô lệ trên là ở hiện thực, và đích đến cũng là hiện thực, cụ thể. N.A. Berdyaev đã viết: “Việc chạy trốn đơn giản khỏi hiện thực hay là phủ nhận hiện thực không khi nào đem lại giải phóng. Giải phóng tinh thần là một cuộc đấu tranh. Tinh thần không phải là ý tưởng trìu tượng, không phải là cái phổ quát. Không phải chỉ có con người mà ngay cả con chó, con mèo, con giun, con dế cũng là giá trị hiện sinh nhiều hơn so với một ý tưởng trìu tượng, so với cái phổ quát chung. Giải phóng tinh thần đi kèm với trạng thái quá độ, không phải tới trìu tượng hóa, mà tính tới cụ thể” [1, tr. 326].

Từ hiện thực của cuộc sống, của hoạt động thường ngày mà con người xác định được đâu là cách giải phóng mình, đâu là nộ lệ đối với mình. Có hai

quan điểm va chạm nhau về vấn đề này, N.A. Berdyaev viết: “Thứ nhất: Có một trật tự không đổi, vĩnh cửu, hợp lý của tồn tại, nó thể hiện trong trật tự xã hội, vốn không phải do con người tạo nên và con người phải phục tùng nó. Thứ hai: Những cơ sở của đời sống thế gian và xã hội bị tổn thương bởi tình trạng sa đọa, những cơ sở ấy không phải vĩnh cửu và cũng không phải do áp đặt từ bên trên, chúng thay đổi tùy theo tính hoạt động tích cực của con người và sáng tạo. Quan điểm thứ nhất nô dịch con người, quan điểm thứ hai giải phóng con người” [1, tr. 109].

Qua đây cho thấy N.A. Berdyaev thừa nhận cuộc sống, xã hội luôn biến đổi không ngừng chưa không phải vĩnh cửu. Chính điều này tạo nên sự biến đổi, phát triển trong chính xã hộ và con người trong đó, có điều này mới có thể giúp con người thay đổi hiện thực và sáng tạo nhiều hơn. Mặc dù N.A. Berdyaev là triết gia hiện sinh mang màu sắc duy tâm tôn giáo, nhưng tư tưởng của ông không sơ cứng mà chứa đựng tinh thần biện chứng rất có giá trị. Trong những vấn đề ông đề cập mặc dù có đẩy đến mức khó hiểu khi giải thích nhưng không cứng nhắc mà luôn có tư tưởng biện chứng trong đó.

Giải phóng con người có nghĩa là trả lại tinh thần về với bản thân nó, tức là về với tự do. Thế giới là bị khách thế hóa, nghĩa là tinh thần bị làm cho xa lạ với chính bản thân mình. Có thể nói một cách sâu sắc hơn: tồn tại làm cho xa lạ và khách thể hóa là biến tự do thành tất yếu, biến cái cá thể thành cái chung, cái cá biệt thành cái vô diện mạo. Thế nhưng giải phóng con người có nghĩa là trả lại tinh thần về với bản thân nó, tức là về với tư do. N.A. Berdyaev đã viết: “Trong con người có khởi nguyên tinh thần, độc lập với thế gian và không bị hạn định bởi thế gian. Giải phóng con người không phải là yêu cầu của tự nhiên, của lý trí hay của xã hội mà là yêu cầu của tinh thần. Con người không phải chỉ là tinh thần, con người là yêu cầu phức tạp, con người cũng là thú vật, cũng là hiện tượng của thế giới vật chất, nhưng con

người cũng là tinh thần. Tinh thần là tự do và tự do là thắng lợi của tinh thần. Nhưng cũng thật sai lầm nếu cho rằng, tình trạng nô lệ của con người bao giờ cũng do quyền lực của phương diện vật chất. Ở ngay trong phương diện tinh thần của con người có thể có phân đôi, có thể có ngoại hiện hóa và tự làm cho xa lạ với tinh thần, có thể đánh mất tự do, có thể cầm từ tinh thần” [1, tr. 325]. Vậy cho nên tinh thần là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc những tình trạng nô lệ này.

Cho nên một trong những cách thức con người được giải phóng bởi vì ở trong nó có khởi nguyên tinh thần, có khả năng không bị hạn định từ bên ngoài. Thế nhưng bản chất con người thật là phức tạp và hiện hữu của nó nhiều phương diện nên có thể từ một tình trạng nô lệ này con người có thể rơi vào tình trạng nô lệ khác.

Một cách thức tiếp để giải phóng tinh thần của con người là thông qua bản diện cá nhân. Đó là hiện thực hóa bản diện cá nhân trong con người. Vấn đề cơ bản của hiện thực hóa bản diện cá nhân không phải là vấn đề thắng lợi trước tính hạn định của vật chất mà là vấn đề thắng lợi toàn vẹn trước tình trạng nô lệ. N.A. Berdyaev đã viết: “Giải phóng tinh thần của con người là hiện thực hóa bản diện cá nhân trong con người” [1, tr. 327].

Bên cạnh đó để giải phóng con người trước tình trạng nô lệ thì theo N.A. Berdyaev con người phải thắng lợi trước nỗi sợ hãi cuộc sống và nỗi sợ hãi cái chết. Ở hiện tại con người cảm thấy sợ hãi cuộc sống và sợ hãi cái chết. Nỗi sợ hãi này giảm bớt đi trong cuộc sống hằng ngày. Điều này có nghĩa rằng khi con người trong cuộc sống hằng ngày thì những mối nguy hại từ cuộc sống vật chất, lợi ích làm cho con người ta tạm quên đi những nỗi sợ hãi kia. Tuy nhiên tính hai mặt ở chỗ lại tạo ra nỗi sợ hãi khác, đó là quyền lực chính trị - thứ có quyết định đến những hình thức xã hội hóa của tôn giáo. Và để giải phóng được nỗi sợ hãi này thì con người phải có tình yêu.

Nỗi sợ hãi cái chết là nỗi sợ hãi cực điểm, nó hàm nghĩa tình trạng nô lệ của con người, tình trạng nô lệ quen thuộc với bất kì ai. Con người bị nô lệ trước cái chết. N.A. Berdyaev viết: “Nhưng nỗi sợ hãi cái chết hàm nghĩa tình trạng nô lệ của con người, tình trạng quen thuộc với bất cứ ai. Con người bị nô lệ trước cái chết. Thắng lợi trước nỗi sợ hãi cái chết là thắng lợi vĩ đại nhất trước nỗi sợ hãi nói chung” [1, tr. 330].

Tuy nhiên con người nói chung đều rất sợ cái chết của mình nhưng lại có thể quyết định giết người khác. Không chỉ kẻ cướp mới giết người mà nhà nước – nắm quyền lực hay vừa đạt được quyền lực thực hiện việc giết người có tổ chức, hay việc giết người trong chiến tranh đều là việc đáng kinh sợ. Qua điều này cho thấy tinh thần hiện sinh trong tư tưởng của N.A. Berdyaev rộng lớn, luôn nhân văn đối với nỗi đau của con người. Điều này đã ghi dấu ông là một trong những nhà tư tưởng lớn.

Thoát khỏi yếu tố ma quỷ trong đời sống tôn giáo cũng là một trong những cách giải phóng tinh thần con người. Tội lỗi ở đây là con người cuồng si, tin vào yếu tố ma quỷ trong tôn giáo, giáo hội, N.A. Berdyaev viết “Có giáo hội trong ý nghĩa hiện sinh như tương thông cộng đồng và có giáo hội như khách thể hóa, như một định chế xã hội. Khi mà cái giáo hội như khách thể hóa và như định chế xã hội lại được thừa nhận là thiêng liêng và không có sai lầm, thì tệ sùng bái ngẫu tượng và tình trạng nô lệ con người đang bắt đầu. Đây là tình trạng biến chất của đời sống tôn giáo và là yếu tố ma quỷ bên trong đời sống tôn giáo. Cuộc sống nhân bản bị làm cho què quặt bằng những điều bịa đặt, bị thổi phồng, bị kích động lên, bằng những nỗi sợ hãi tôn giáo, dân tộc, xã hội. Dựa trên cơ sở đó mà xuất hiện tình trạng nô dịch con người. Con người có khả năng biến tình yêu Thượng Đế, tình yêu ý tưởng cao cả thành tình trạng nô lệ thật kinh khủng” [1, tr. 328].

Sáng tạo cũng là cách để con người giải phóng khỏi tình trạng nô lệ của mình. Con người là tự do, khi nó ở trong trạng thái cao trào sáng tạo. Sáng tạo đưa vào ngay ngất trong khoảnh khắc nhất định. Sản phẩm sáng tạo ở trong thời gian, còn bản thân hành vi sáng tạo ở bên ngoài thời gian. N.A. Berdyaev dẫn: “Con người có thể trải nghiệm những hình thức khác nhau của ngây ngấy, có thể là ngây ngất đấu tranh, ngây ngất eros mà trong đó con người thấy mình có khả năng phá hủy thế giới. Ngây ngất bao giờ cũng thoát khỏi trạng thái bị gò bó và bị nô dịch, bước vào khoảnh khắc phóng khoáng. Thế nhưng ngây ngất có thể đem đến giải phóng hư ảo và rồi lại nô dịch con người nhiều hơn” [1, tr. 333]. Điều này có nghĩa rằng giới hạn là điều rất quan trọng. Nếu quá một chút có thể dẫn đến trạng thái ngược lại và lại tiếp tục nô dịch con người.

Thiện và ác luôn là hai thái cực đối lập nhau, một bên là tự di, một bên là nô lệ. Do đó đối lập cơ bản không phải là tinh thần và vật chất, mà là trạng thái tự do và trạng thái nô lệ. Thắng lợi tinh thần không chỉ là thắng lợi trước tình trạng phụ thuộc sơ đẳng của con người vào vật chất. Thắng lợi trước các ảo tưởng lừa dối đưa con người vào trạng thái nô lệ. Cái ác trong hiện hữu của con người không phải chỉ biểu lộ dưới dạng công khai, mà còn ở trong hình tượng lừa dối của điều thiện. Những thần tượng mà con người cho là điều thiện thì không phải vậy. Cho nên những điều lừa dối điều thiện đều là cái ác và việc này con người cần thoát khỏi.

Cuối cùng giải phóng triệt để tinh thần còn người thông qua Thượng Đế, N.A. Berdyaev viết: “Giải phóng triệt để chỉ có khả năng thông qua việc gắn bó tinh thần nhân bản với tinh thần Thượng Đế. Giải phóng tinh thần bao giờ bao giờ cũng là hướng về chiều sâu lớn hơn khởi nguyên tinh thần trong con người, chiều sâu ấy hướng về Thượng Đế” [1, tr. 327]. Thế nhưng theo ông việc giải phóng triệt để này cũng nên có giới hạn để trành rơi vào trạng thái sùng bái và cần phải có sự thanh lọc thường xuyên. Như vậy N.A.

Berdyaev luôn đòi hỏi con người phải biết giới hạn cho mình và để giải phóng tinh thần được đi đúng hướng nhất.

Như vậy trong cuộc giải phóng tinh thần của con người có cần kết hợp với Thượng Đế, với bản diện cá nhân của riêng anh ta, của sáng tạo, ý thức và chiến thắng nỗi sợ hãi. Muốn giải phóng nội tâm thì nhất thiết phải giải phóng bên ngoài, nó như là điều kiện để tinh thần được khai mở. Tuy nhiên đích đến của cuộc giải phóng tinh thần chính là hướng tới tự do, tới chân lý và tới tình yêu. Tự do không thể là vô đối tượng và trống rỗng. Hãy nhận biết chân lý và chân lý sẽ biến thành anh thành người tự do. Nhưng cần phải có tự do để nhận biết chân lý. Tự do phải có tình yêu, tình yêu là tự do. Chỉ có kết hợp tự do và tình yêu mới hiện thực hóa được bản diện cá nhân, một bản diện cá nhân tự do và sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 65 - 70)