Hạn chế quan niệm của N.A Berdyaev về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 74 - 88)

2.3. Giá trị và hạn chế của tƣ tƣởng N.A Berdyaev về con ngƣời

2.3.2. Hạn chế quan niệm của N.A Berdyaev về con người

Sự nổi tiếng ở phương Tây đã tạo điều kiện thuận lợi để N.A. Berdyaev sống lưu vong ở nước ngoài, hoạt động, nghiên cứu, nhưng ông luôn nhớ về Tổ quốc, ngay khi nước Nga đã quên lãng ông. Như đã trình bày ở trên, ông bất mãn với thời cuộc, với giới nắm giữ quyền lực lúc bấy giờ và đã tham gia nhiều cuộc bạo động. Cho nên nhiều tác phẩm của ông chứa một vài tư tưởng

cực đoan, tiêu cực. Do đó người đọc nên có cái nhìn tích cực, đúng đắn khi đọc, nghiên cứu các tác phẩm của ông.

Tiếp theo khi N.A. Berdyaev lý giải những vấn đề ông trình bày có đôi chỗ không được rõ ràng và có những chỗ ông không lý giải sự vật hiện tượng đó mà dựa vào yếu tố thần bí để lý giải. Do đó tính thần bí này đưa người đọc đến sự giải quyết vấn đề mang màu sắc duy tâm tôn giáo của ông. Điều này cũng không có gì lạ khi bản thân N.A. Berdyaev là một nhà duy tâm tôn giáo cho nên các quan điểm của ông ít nhiều vẫn có hình bóng của nhà thờ.

Tuy nhiên tính chất duy tâm trong quan điểm của N.A. Berdyaev là triết học nhị nguyên luận, cho nên một vài chỗ trong cuốn sách khiến người đọc sẽ khó hình dung. Điều này ông thừa nhận mình giống I. Kant. Vì vậy khó khăn trong việc hiểu triết học hiện sinh cá biệt luận của ông vì chúng ta sử dụng ngôn ngữ thường ngày gắn với những khái niệm quen thuộc về thế giới tự nhiên, còn N.A. Berdyaev khám phá thế giới tinh thần, chứ không phải thế giới tự nhiên. Cùng với đó người đọc cố gắng không ngoại hiện hóa những gì vốn thuộc về thế giới tinh thần bên trong của bản diện cá nhân thì chúng ta sẽ hiểu được tinh thần nhân bản của N.A. Berdyaev đã trình bày.

Một trong những nhà triết học phương Tây cũng có quan điểm chống lại triết học duy lý của G.W.F. Hegel trong quan niệm về tự do đó là N.A. Berdyaev. Theo G.W.F. Hegel tự do là tất yếu được nhận thức và hành động nó, còn theo N.A. Berdyaev tự do của con người không phụ thuộc vào trình độ, nhận thức của con người, còn tất yếu là tất yếu chứ không phải biến tất yếu thành tự do. Khi N.A. Berdyaev khẳng định tinh thần bị ngoại hiện hóa, bị ném ra bên ngoài và tác động tới con người như tính tất yếu và nó quay trở lại đi vào bên trong, tức là đi vào tự do thì G.W.F. Hegel theo ông cũng đã hiểu được một phần khẳng định quá trình này. Theo G.W.F. Hegel thì khái niệm “Tinh thần” được hiểu là sự thống nhất giữa ý thức và tự ý thức, là quá

trình nó tự vận động, tự biểu hiện và tự nhận thức mình theo tính tất yếu. Tinh thần được G.W.F. Hegel thần bí hoá và theo ngôn ngữ của ông, nó là “Ý niệm hiện thực tự hiểu biết về bản thân mình”, hay nói cách khác, tinh thần chính là Ý niệm đã trở lại với chính mình và nhiệm vụ của Triết học tinh thần là luận chứng cho “sự tất yếu ấy”. Còn theo N.A. Berdyaev con người tự do phải cảm nhận được bản thân mình không phải ở vùng xa xôi của thế giới khách thể hóa mà ở trung tâm của thế giới tinh thần. Giải phóng chính là ở ngay tại trung tâm, chứ không phải ở vùng xa xôi, ở trong tính chủ thể hiện thực, chứ không phải ở trong tính khách quan lý tưởng.

Tuy nhiên tư tưởng sâu sắc mang nguồn gốc của phép biện chứng sau này mà G.W.F. Hegel xây dựng là điều không thể phủ nhận được. Sự phê phán của N.A. Berdyaev đúng theo quan điểm của ông, nhưng trên phương diện của nhà những nghiên cứu triết học thì các quan điểm của Hegel trong đó có quan điểm về tinh thần, tinh thần tuyệt đối mang giá trị to lớn.

Tiếp đến trong quan điểm triết học xã hội của mình, N.A. Berdyaev thể hiện mang đầy màu sắc phê phán xã hội với cái nhìn tiêu cực. Khi đầu cuộc đời mình, ông đã nổi loạn và chống lại xã hội quý tộc của mình. Mặc dù ông sinh ra và hưởng những phúc lợi từ nền quý tộc này nhưng ông đã thấy vô vàn những điều sai trái và sau đó ông đã chuyển sang giới trí thức cách mạng. Tuy nhiên ngay ở phía trí thức cách mạng ông còn cay đắng hơn khi nhận ra việc nô dịch con người và lương tâm con người không có sự tôn trọng. Chính trong lúc này ông không biết đâu mới là môi trường để ông tồn tại và thấy nó đúng với những suy ngẫm, ước vọng của mình. N.A. Berdyaev phê phán các nhà cách mạng: “Các nhà cách mạng không ưa tự do tinh thần, phủ nhận quyền sáng tạo của con người. Tôi đã phản ứng tâm lý chống lại cuộc cách mạng nhỏ đầu tiên. Đó là phản ứng không nhằm chống lại những yếu tố giải phóng chính trị và xã hội bao gồm trong cuộc cách mạng ấy, mà nhằm chống

lại bộ mặt tinh thần của nó, chống lại những kết quả đạo đứa của nó đối với con người mà tôi thấy là xấu xa. Tôi biết môi trường ấy khá rõ. Tôi xem mình có nhiệm vụ phê phán kiểu mẫu tinh thần truyền thống của giới trí thức cách mạng tả khuynh. Trong chuyện này tôi cảm thấy không hợp nhiều hơn với giới trí thức tả khuynh cấp tiến so với giới trí thức cách mạng đúng nghĩa, với giới này tôi còn giữ được mối quan hệ cá nhân nào đó” [1, tr. 32]. Mặc dù những cuộc cách mạng ở Nga đầu thế kỉ XX, cụ thể năm 1905, hay cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 mặc dù chưa làm thay đổi sâu sắc các tầng lớp và giai cấp trong xã hội Nga. Nhưng dưới ánh nhìn của N.A. Berdyaev, các nhà cách mạng đều áp đặt và giết chết tự do tinh thần của con người. Buộc con người phải dung nạp rất nhiều thứ cùng một lúc mà làm được điều này thì rất khó khăn. Con người luôn bị xung đột giữa tình yêu và tự do, giữa tự do và số phận, giữa tính độc lập và sứ mệnh sáng tạo của bản diện cá nhân với quá trình xã hội. Mà đây là những xung đột sâu sắc mà con người phải trải qua trong đời. Điều này càng làm N.A. Berdyaev phản ứng mạnh mẽ chống lại những yếu tố chính trị và xã hội của những cuộc cách mạng đó.

Ngoài ra khi N.A. Berdyaev phê phán tính nhị nguyên trong triết học của Descartes thì chính ông cũng đang có tính nhị nguyên khi giải thích về bản diện cá nhân. N.A. Berdyaev viết: “Tính nhị nguyên xưa cũ của linh hồn và thể xác bắt nguồn từ Descartes, hoàn toàn là trá ngụy và đã lỗi thời. Không hề có tính nhị nguyên như thế. Đời sống tinh thần xuyên thấu toàn bộ đời sống thể xác, cũng như đời sống thể xác tác động lên đời sống linh hồn. Có thống nhất đầy sinh lực của linh hồn và thể xác trong con người. Tính nhị nguyên hiện hữu không phải giữa linh hồn và thể xác, mà giữa tinh thần và tự nhiên, giữa tự do và tất yếu. Bản diện cá nhân là thắng lợi của tinh thần trước cái hỗn mang tự nhiên” [1, tr. 52]. Tính nhị nguyên trong triết học của N.A Berdyaev thể hiện rất rõ trong việc lý giải bản chất của bản diện cá nhân và

những biểu hiện của nó. Mặc dù ông phê phán Descartes nhưng bản thân mình cũng không vượt qua được điều này. Nhị nguyên luận một phần nào đó đã làm cho những tư tưởng của N.A. Berdyaev thể hiện có phần rối rắm và khiến người đọc khó hình dung và chưa chắc lĩnh hội ngay được.

Hơn thế nữa, bản thân N.A. Berdyaev thừa nhận những mâu thuẫn trong tư tưởng của mình. Ông đã trải qua cuộc đấu tranh lâu dài để đánh giá lại các giá trị và ông cũng cho rằng triết học chân chính luôn là cuộc đấu tranh.

Bên cạnh đó khi N.A. Berdyaev đưa ra trạng thái giải phóng tinh thần triệt để lạ quay về với Thượng Đế. Điều này là sai lầm khi ông quá sùng bái vào tôn giáo. Ông viết: “Giải phóng triệt để chỉ khả hữu thông qua gắn bó tinh thần nhân bản với tinh thần của Thượng Đế. Giải phóng tinh thần bao giờ cũng hướng về một chiều sâu lớn hơn khởi nguyên tinh thần trong con người, chiều sâu ấy là hướng về Thượng Đế” [1, tr. 327]. Sau khi hướng giải phóng triệt để xảy ra được gắn với tinh thần Thượng Đế mặc dù ông có nhận mạnh rằng Thượng Đế cũng có thể bị nhiễm bệnh hoạn và phải thanh tẩy thường xuyên, nhưng việc thanh tẩy Thượng Đế như thế nào lại không được ông đưa ra. Việc này vô hình chung dẫn đến một kết luận rằng Thượng Đế là cao nhất và chỉ gắn với tinh thần Thượng Đế thì tinh thần của con con người mới có khả năng giải phóng được triệt để. Thượng Đế một mặt khiến con người trong trạng thái nô lệ những mặt khác nó cũng làm cho con người đạt được sự giải phóng trong tinh thần.

Tiểu kết chƣơng 2

Một số nội dung cơ bản trong quan niệm về con người của N.A. Berdyaev được tác giả luận văn trình bày trong chương 2 kèm theo những đánh giá cá nhân.

N.A. Berdyaev đã đưa ra các trạng thái bị nô lệ của con người đó là trạng thái nô lệ vào tồn tại, trạng thái con người nô lệ vào giới tự nhiên, trạng thái con người nô lệ vào xã hội, trạng thái con người nô lệ vào Thượng đế và trạng thái con người nộ lê chính bản thân mình. Sau đó N.A. Berdyaev đã đi tìm con đường để giải phóng con người khỏi những tình trạng nô lệ đó. Qua đây thấy được tính nhân văn trong quan niệm về con người của ông khi muốn giải phóng con người. Việc đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quan điểm của N.A. Berdyaev về con người làm cô đọng tư tưởng này của ông và giúp bạn đọc có được cái nhìn cô đọng hơn.

KẾT LUẬN

Con người là một nội dung cơ bản của triết học và càng thể hiện rõ hơn trong triết học hiện sinh với tư cách là một giá trị đang bị thách thức, xâm phạm. Có thể nói rằng, lịch sử phát triển của xã hội loài người trên một góc độ nào đó là lịch sử của quá trình con người tìm đến tự do, hoạt động thực tiễn của con người thực chất là quá trình con người giải phóng mình, đem lại tự do cho đồng loại và cho chính mình.

Bối cảnh biến động Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho thấy N.A. Berdyaev có cái nhìn tổng quát của một nhà triết học hiện sinh, nhà lịch sử tư tưởng của các vấn đề chính trị xã hội. Kế thừa truyền thống triết học phương Tây cùng với cảm quan triết học sâu sắc, ông đã cho ra đời quan niệm mang dấu ấn cá nhân mình về con người, về tình trạng nô lệ của con người.

Tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần cung cấp cho ta những quan niệm đặc sắc, cùng khối lượng tri thức sâu rộng của N.A. Berdyaev về những khía cạnh nô lệ của con người, những đóng góp, phê bình về quan niệm con người của các triết gia trong lịch sử .

Thông qua các hình thái nô lệ của con người mà N.A. Berdyaev đã chỉ ra con người nhỏ bé trước tự nhiên, trước xã hội đầy biến động, trước sự hiện hữu của Thượng Đế và trước hoài nghi về chính bản thân mình. Và để rồi ông đưa ra cách giải phóng con người khỏi những tình trạng nô lệ đó trong thế giới tinh thần.

N.A. Berdyaev cho rằng không thể có bản diện cá nhân nếu không tồn tại cái đứng cao hơn nó, nếu không có cái thế giới trên núi để bản diện cá nhân leo lên. Hiện hữu của bản diện cá nhân đòi hỏi phải có hiện hữu của các giá trị siêu cá biệt. Từ nhân học ông đi đến hiện hữu của Thượng Đế. Nhưng N.A. Berdyaev bác bỏ quan niệm Thượng Đế như sức mạnh thống trị thế gian và sử dụng con người vốn là tạo vật của mình như phương tiện để tự vinh

danh mình. Ông quan niệm một Thượng Đế - bản diện cá nhân mong mỏi con người - bản diện cá nhân đáp lại lời hiệu triệu của Người và Người có thể giao lưu tình yêu với nó. Thượng Đế bộc lộ bản thân mình trong thế giới tinh thần của con người, nhưng Thượng Đế không cai quản thế gian như một quân vương. N.A. Berdyaev tự xem mình là tín đồ Kitô giáo, nhưng không ràng buộc bản thân với bất cứ giáo hội nào. Ông cho rằng cuộc sống tôn giáo bao giờ cũng là cuộc sống cá nhân riêng tư trong thâm nhập vào chiều sâu của nó. Ông viết rằng từ thời thơ ấu ông đã xác định kiểu tôn giáo của ông là tinh thần nội tâm và tự do.

N.A. Berdyaev cho rằng thống trị là mặt trái của tình trạng nô lệ. Con người không được trở thành ông chủ, mà phải là người tự do. Plato đã nhận xét rằng chính bạo chúa cũng là kẻ nô lệ. Nô dịch kẻ khác cũng là nô dịch bản thân mình. Ý chí vươn tới hùng mạnh bao giờ cũng là ý chí nô lệ. César, vị anh hùng của chủ nghĩa đế quốc, là kẻ nô lệ, nô lệ của thế gian, nô lệ của ý chí vươn tới hùng mạnh, nô lệ của khối đông người mà thiếu khối đông người ấy thì ông ta không thể thực hiện được ý chí vươn tới hùng mạnh. Ông chủ chỉ biết đến chiều cao mà những kẻ nô lệ nâng ông ta lên, César chỉ biết đến chiều cao mà đám quần chúng nâng ông ta lên. Thế nhưng những kẻ nô lệ, đám quần chúng, cũng quăng xuống tất cả các ông chủ, tất cả các César. N.A. Berdyaev nhấn mạnh: “Tự do là tự do không phải chỉ thoát khỏi các ông chủ, mà còn thoát khỏi các nô lệ nữa. Ông chủ bị hạn định từ bên ngoài, ông chủ không phải là bản diện cá nhân, cũng như kẻ nô lệ không phải là bản diện cá nhân, chỉ có người tự do mới là bản diện cá nhân, dẫu cho toàn bộ thế gian đều muốn nô dịch anh ta” [1, tr. 91].

Tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần cung cấp cho ta những quan niệm đặc sắc, cùng khối lượng tri thức sâu rộng của tác giả về những khía cạnh của con người, những đóng góp, phê bình về quan niệm con người

trong lịch sử. Đây thực sự là nguồn bổ sung tri thức lịch sử triết học rất cần thiết và do vậy việc nghiên cứu làm rõ, hiểu thêm, là việc làm có ý nghĩa nhất định. Luận văn đã bước đầu khai phá con đường nghiên cứu đó, chưa được nhiều, song chúng tôi hy vọng, đó sẽ là cơ sở để công việc được tiếp tục trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIÊU TIẾNG VIỆT

1. N.A.Beryaev (2015), Con người trong thế giới tinh thần, Nxb. Tri thức, Hà Nội (Nguyễn Văn Trọng dịch).

2. Remo Bodei (2008), Triết học thế giới, Nxb. Thời đại, Hà Nội, (Phan Quang Đinh dịch).

3. Alain de Botton (2011), Sự an ủi của triết học, Nxb. Thế giới, Hà Nội (Ngô Thu Hương dịch).

4. Cooper David E (2002), Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5. Crane Brinton, (2007), Con người và tư tưởng phương Tây, Nxb Từ điển Bách khoa. (Nguyễn Kiên Trường dịch)

6. Hoàng Công (6/1996), “Quyền con người nhìn từ góc độ triết học”, Tạp chí Triết học, số 3 (91), tr 40-43.

7. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược Khảo Triết học

phương Tây hiện đại, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

8. Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học Phương

Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

9. Bùi Đăng Duy (2000), Triết học Tây phương hiện đại, trong: Bùi Thanh Quất và Vũ Tình (chủ biên), Lịch sử triết học, Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

10. Dương Ngọc Dũng (2006), Đường vào triết học, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

11. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của n a berdyaev về con người trong tác phẩm con người trong thế giới tinh thần (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)