Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 79 - 82)

Chương 1 : Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân

3.1. Cách tiếp cận con ngườ iở phương diện tài hoa nghệ sỹ

3.1.1. Miêu tả ngoại hình

Việc nhà văn có miêu tả ngoại hình hay khơng và miêu tả như thế nào cũng thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người khác nhau và phong cách nghệ thuật khác nhau.

Nam Cao là nhà văn chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật: “Hắn về lớp này

trơng khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trơng đặc như thằng sắng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy. Cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết”. Từ những biến

đổi về diện mạo bên ngoài, Nam Cao cho thấy sự thay đổi dữ dội của tính cách nhân vật sau khi ở tù về.

Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945, ít thấy đoạn văn dài miêu tả ngoại hình một cách dàn trải mà thường xuất hiện rải rác nhưng lại thể hiện sự quan sát kỹ lưỡng của tác giả, gợi nhiều liên tưởng thú vị.

Hình ảnh cơ Chiêu Tần trong Vườn xuân lan tạ chủ được Nguyễn Tuân miêu tả với những nét đặc biệt: “Một người con gái mà cái dáng điệu dịu

dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài trang, tóc búi cánh phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành một cái ý nghĩ

màu thơ – ngày xuân cảnh sớm, bơi thuyền lấy rượu cho hoa, đủ làm cho lãng tử được thấy cái đẹp ấy phải đưa mình vào mộng” [42, tr. 8]. Cô gái đẹp

trong khung cảnh lãng mạn, thơ mộng tựa như người tiên trong cảnh tiên hiện về chứ khơng phải con người trần thế. Lịng ưu ái của Nguyễn Tuân đối với cái cũ cịn sót lại đã khiến ơng tái hiện nó qua ánh hào quang lung linh, mỹ lệ

Trong Xác ngọc lam bằng một vài chi tiết Nguyễn Tuân đã khắc họa

một cách tinh tường ngoại hình của cơ Dó: “một người đàn bà rất xinh bé

đang nằm ngủ. Nàng mặc một áo lam, xiêm cũng màu lam…”. Về sau khi

nàng trở nên người thiên cổ, thuộc về thế giới ngọc đá bằng mn năm thì: “Cái màu xanh ở tấm áo đã đậm và bóng hẳn lên thành một thứ ngọc lam

trong sáng”.

Miêu tả ngoại hình của ơng Kép làng Mọc trong Hương cuội tác giả

viết: “Cơn gió nồm thổi nhẹ như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm

áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc, ý chừng như muốn phô cái phú quý phong lưu của nhà mình… Buổi sáng tinh mơ hay buổi chiều tà, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh” [42, tr. 121]. Con người giản dị mà thanh

cao, ngoại hình ơng nói lên cốt cách, phong thái sống khiến người ta liên tưởng đến một thánh nhân đang bình thản an hưởng thú vui tao nhã ở một cõi mộng, cõi tiên.

Hình ảnh cụ Ấm trong trong Chén trà sương cũng có phần đồng điệu:

“Sau màn khói, ẩn hiện một ơng già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim

như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng biến động đang trơi trong khơng khí gian nhà gạch”

dáng vẻ bên ngoài lẫn cốt cách bên trong ung dung, tĩnh tại trước mọi bước đi của thời gian và biến cố của thời cuộc.

Trong Bữa rượu máu, Nguyễn Tuân quan sát kỹ mọi cử chỉ, trang phục của nhân vật: “Quan công sứ mặc đồ binh phục trắng có nhù kim tuyến đi

ngang hàng cùng quan tổng đốc. Hai quan đầu tỉnh, một người đi ghệt, một người đi ủng, đều gò bước đi cho nó ăn nhập với cái long trọng của pháp trường. Những tên lính tỉnh gầy ốm che sát vào người hai Ơng Lớn mọi thứ tàn vàng tán tía lọng xanh” [42, tr.80].

Đơi khi Nguyễn Tn miêu tả ngoại hình nhân vật gợi được những góc cạnh lắm khi kỳ quái, ghê rợn: “Mặt Bố Ô bị rượu chuốt theo hình một cái hũ

– cái cằm dài ra đúng đường lượn của cổ hũ, bụng chửa uốn lên như dáng chóe và hai cái chân thời thật là một đôi nậm: bắp đùi thu ngắn và bạnh phồng lên, ống chân thì thót ngẵng, dài mãi ra… Ở khắp mình kẻ có tật nguyền kia, những thứ ung thư rất kỳ quái cũng bắt đầu phát ra. Nó to bằng quả trứng ngỗng. Có đến hàng chục cái trứng ngỗng nổi rõ trên khắp thân thể. Lúc nó ung chín, nổ vỡ bục ra; rồi theo sau … phì phì là một thứ nước trắng như sữa dừa. Quệt vào mũi không thấy tanh. Chỉ thấy hăng sè. Nước cay ấy nhầy nhờn nơi lá màn, chăn gối và áo quần…” [42, tr. 276].

Ngoại hình nhân vật cịn được miêu tả qua lời của nhân vật khác trong tác phẩm. Qua lời cô Tú, cậu Chiêu trong Ngôi mả cũ, ta biết đến hình ảnh cụ Hồ Viễn “móng tay út lá lan của cụ uốn vịng như râu rồng”, khi còn là tướng Cờ Đen cụ rất oai phong lẫm liệt: “Bên thắt lưng điều ông dắt hai khẩu súng,

phía bên trái là một khẩu đoản mã và phía bên phải là một khẩu súng bát hưởng bắn một lúc những mười tám phát liền”. Đây là một con người tài hoa,

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa rõ nét ngoại hình của viên quản ngục: “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu.

Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự bây giờ đã biến mất hẳn”. Qua

miêu tả diện mạo của viên quản ngục như thế ta thấy một con người đi làm việc trong triều đình với những việc ác song chưa bao giờ được thanh thản. Khi gặp Huấn Cao ơng càng khó xử hơn.

Nguyễn Tuân ít khi tập trung đi sâu vào chi tiết cụ thể mà chỉ miêu tả một vài đặc điểm trong ngoại hình nhân vật. Các đoạn miêu tả chỉ như là đoạn xen kẽ, gợi ra rất tự nhiên từ trong cảm hứng nghệ thuật của tác giả nhưng đã góp phần thể hiện có hiệu quả tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật. Ngoại hình nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tn khơng nói lên sự tha hóa về nhân cách như trong văn Nam Cao. Đó là kết quả của sự quan sát tinh tế của nhà văn, góp phần làm tơn lên vẻ đẹp tài hoa, cốt cách bên trong của nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)