Các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 87)

Chương 1 : Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân

3.2. Các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu

3.2.1. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập:

Nhân vật của Nguyễn Tuân được xây dựng theo bút pháp lãng mạn nên thường sử dụng nghệ thuật đối lập. Thế giới nhân vật mà Nguyễn Tuân yêu thích là những người tài hoa nghệ sỹ. Đối lập với họ là những kẻ tiểu nhân, phàm tục. Hai loại người này đặt cạnh nhau cũng tạo ra sự đối lập có tác dụng tơ đậm vẻ đẹp khác thường, phi thường của những nhân vật tài hoa, nghệ sỹ.

Cụ Sáu, cụ Ấm đều là những đệ tử của trà đạo với nghệ thuật pha trà, thưởng trà đạt tới trình độ điêu luyện khác thường. Với họ trong một chén trà ngon có mùi thơ và có ý vị triết lý, phải thưởng thức nó bằng đời sống tâm tưởng bên trong. Đặt cạnh họ là những người phàm phu tục tử, uống trà để thỏa mãn cơn khát.

Cụ Phủ, cụ Nghè Móm, vợ chồng Phó Sứ - Mộng Liên đã dùng cái tài hoa của mình như một vũ khí để chơi lại bọn có tiền nhưng bất tài ngu dốt, nhưng háo danh, háo lợi phải bỏ tiền ra mua. Đó là một ơng Thừa nào đó cũng tưởng là mình có tài, muốn bước chân vào cõi văn chương nhưng lại với mục đích thực dụng là kiếm tiền của thiên hạ. Trong cuộc chơi, ông lại lục vấn thế nào là chữ “chân” và cứ băn khoăn mãi không hiểu tại sao người ta lại đánh chữ “mộ” trong câu thơ thả “Vòng thượng mai khai, xuân hựu lão”, để rồi Phó Sứ phải cắt nghĩa bằng vẻ lễ phép nhưng đã ngụ ít nhiều sự coi thường. Hay một cụ Tuần nọ lộ nguyên hình là một con buôn vụ lợi trên mảnh đất văn chương, một ơng huyện Bình Khê “người trơng đứng đắn vậy mà nhảm lạ”. Ơng ta đã giở những thói gian xảo trong cuộc chơi đầy tao nhã để vừa được tiếng là hay chữ, vừa được tiền. Vợ chồng Phó Sứ như sống cao hơn đời, nhìn xuống đời với những kẻ tầm thường bằng con mắt ngạo mạn.

Chiêu Hiện trong Lửa nến trong tranh là một người tận tâm dốc lòng

phụng sự cái đẹp nhưng ông Huyện Khỏe lại là người chỉ ham tiền tài, vật chất. Sự đối lập giữa hai nhân vật chủ và tớ vừa làm cho vẻ đẹp của Chiêu Hiện tôn cao và thái độ coi thường hạng người chỉ ham tiền tài, vật chất của tác giả cũng bộc lộ rõ.

Các nhân vật của Nguyễn Tuân có khi được đặt trong những thế đối lập với nhân vật khác hoặc với hoàn cảnh (Huấn Cao, cậu ấm Hai,…). Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản, đối lập trong tác phẩm của

mình. Thủ pháp này được thể hiện rõ nhất trong cảnh cho chữ của Chữ người

tử tù. Chơi chữ là một thú chơi tao nhã của người xưa thường diễn ra trong

các thư phòng thanh tịnh nhưng lại được diễn ra nơi buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, phân chuột, phân gián. Vậy mà cảnh cho chữ diễn ra thật trang nghiêm, thiêng liêng. Người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng lại đang đậm tơ nét chữ đẹp. Đây là một tình huống phi thường hiếm có. Con người tự do ngay trong cảnh tù ngục. Khơng cịn là người tù nữa mà đã trở thành người nghệ sỹ đang sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp, cái thiên lương chiến thắng cái ác, cái xấu xa trong một hồn cảnh đặc biệt – sào huyệt của bóng tối và tội ác. Có một sự hốn đổi về địa vị giữa các nhân vật. Quản ngục thì “khúm núm”, thầy thơ lại thì “run run bưng chậu mực” cịn Huấn Cao thì đường hồng, uy nghi đậm tơ nét chữ vuông vắn. Nghệ thuật đối lập đã tôn vinh sự thăng hoa và chiến thắng của cái đẹp tài hoa và thiên lương của nhân vật.

Trong Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân đã viết về người ăn mày rất

đặc biệt: “Hắn chọn lựa từng cửa mới vào ăn xin. Hắn toàn vào xin những

nhà đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì hắn mới xin”. Người hành khất rất sành trong uống trà tàu. Bằng việc sử

dụng thủ pháp đối lập giữa vẻ bên ngoài với cốt cách bên trong, Nguyễn Tuân đã làm người đọc hiểu hơn về cuộc sống, về cách đánh giá con người một cách cụ thể, chính xác hơn.

Nghệ thuật đối lập còn phát huy tác dụng khi Nguyễn Tuân miêu tả những hành động trái khoáy, kỳ quặc, thách đố với thiên hạ, cố tỏ ra khác đời, khác người của các nhân vật “tôi”, Nguyễn, Bạch, Vi, Hoàng…. Người ta mong được khỏe thì Nguyễn mong ốm. Thật ngược đời khi mọi người ốm thì Nguyễn lại thấy mình cần phải khỏe. Nguyễn thích nghe tiếng rừng trúc cháy

lách tách trong lửa. Khác với thiên hạ sống một cuộc đời nề nếp, an phận, Nguyễn muốn sống một cuộc đời vô định. Nguyễn luôn đối lập mình với xung quanh để khẳng định cái Tơi của mình.

Như vậy, bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập, Nguyễn Tuân đã miêu tả thành công vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ của những con người của một thời vang bóng và tâm trạng chán chường, cố tỏ ra khác đời, khác người để khẳng định cái tôi của những nhân vật giang hồ, xê dịch.

3.2.2. Thủ pháp lý tưởng hóa, phi thường hóa nhân vật:

Nguyễn Tuân là nhà văn của những vẻ đẹp tuyệt mỹ, phi thường bời lẽ ơng khơng thích những cái gì mờ mờ, nhạt nhạt, bằng phẳng. Ơng gọi đó là thứ công chức trong văn chương. Vì vậy, các nhân vật được ông ca ngợi thường có một vẻ đẹp lý tưởng, phi thường: Huấn Cao, Cai Xanh, Bát Lê,…

Các đặc điểm của nhân vật thường được Nguyễn Tuân đẩy lên đến đỉnh điểm tuyệt đối. Trong truyện Ngôi mả cũ, Nguyễn Tuân đã tô đậm chân dung và hành động của lão tướng Cờ Đen, con người siêu phàm với cả một huyền sử bao bọc xung quanh. Cụ Hồ Viễn nguyên là tướng quân Cờ Đen oai phong lẫm liệt “bên thắt lưng điều, cụ giắt hai khẩu súng. Phía bên trái là khẩu đoản mã và phía bên phải là một khẩu súng thập bát hưởng bắn một lúc được mười tám phát liền”. Cụ đã từng vẫy vùng ngang dọc trên chiến trường với những chiến công lừng lẫy “tiếng kèn tàu và loa đồng và trống trận nổi lên nhiều, là chính vào lúc quân Cờ Đen tế cờ ăn mừng được trận”. Song thời thế đã thay đổi, thời oanh liệt đã khơng cịn. Mất khơng gian sống của chính mình, trong hiện tại người tướng quân Cờ Đen năm xưa chí khí đã hết, đành sống nốt những tháng ngày héo úa hắt hiu của một người “đã mệt với cuộc sống chỉ

đất để mả cho những kẻ thất thế” [36, tr. 543]. Nhưng ngay cả lúc sa cơ thất

thế, con người một thời vang bóng ấy vẫn viết thêm một huyền sử với sự tài hoa trong nghệ thuật đánh cờ tướng. “Ông cụ Hồ và cậu Chiêu đã đánh với

nhau mấy ván cờ khơng có qn đi, khơng có bàn tay. Họ đánh cờ bằng miệng chứ không phải bằng tay đụng quân. Khi mỗi người đi một nước thêm cho ván cờ tướng, họ lại vén cái rèm cáng, nghển cổ ra ngồi nói chõ sang cái cáng đồng hành đi ngang hàng” [36, tr. 549]. Con người tài hoa đã đem

cái tài ra để khẳng định mình trước đám thế nhân phàm tục.

Chữ người tử tù đã xây dựng được nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp phi

thường, khác thường, siêu phàm trong cảm hứng lãng mạn bay bổng. Huấn Cao trở thành huyền thoại trong nghệ thuật thư pháp. Nghệ thuật viết chữ đã đạt đến mức hoàn mỹ: vừa là sự thể hiện cái đẹp, vừa là sự thể hiện khí phách con người “những nét chữ vng vắn, tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành

của một đời người” [36, tr. 575]. Tài hoa ấy đã đạt đến mức khác thường, nổi

tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Có được chữ Huấn Cao được coi như một báu vật ở đời. Nguyễn Tuân đã tô đậm hơn tài hoa khác thường của Huấn Cao qua việc miêu tả thái độ sùng kính của quản ngục như một phép đòn bẩy. Mới nghe tiếng Huấn Cao, quản ngục đã quên chức trách của một nhà hành pháp, chỉ đau đáu khát vọng xin chữ, thậm chí sẵn sàng chịu nhục, chịu chết chém để đạt được khát vọng. Quản ngục đã dám coi cái đẹp hơn cả danh dự, tính mạng của mình. Thái độ của quản ngục tạo ra hai cái khác thường: Huấn Cao tài hoa khác thường, còn quản ngục đam mê cái đẹp khác thường. Cái khác thường sau tôn cao cái khác thường trước khiến tài hoa của Huấn Cao càng nổi lên rực rỡ. Huấn Cao đã viết một huyền tích về người anh hùng tài hoa.

Chị Hồi trong Tóc chị Hồi “một người đàn bà đẹp yếu như lá non thùy dương”, vẻ đẹp của chị không phải của con người trần tục mà là của một nữ

Thánh đã vượt trên cuộc đời phàm tục. “Cả người chị Hoài là Đức Hạnh hiện

thân. Hạnh kiểm chị lại còn phảng phất chút hương trần tôn giáo nữa. Người tinh lắm, đạt lắm, mới nhận rõ” [37, tr. 649]. Vẻ đẹp của chị không phải để

cho những người “mà lòng chưa gội hết cấn sạn của một thứ luân lý hèn hẹp, chưa ra được cái đường chia ngăn Thiện và Ác” có thể cảm nhận được. Nhưng chị Hồi khơng phải là người mang tâm hồn của một nữ thánh thuần khiết, lánh xa cuộc đời. Chị là “một thảm kịch trường thiên”. Bởi chị là “một

nguồn sống bồng bột tắc lối thốt, là dịng dũ tháng bảy và ghê kiếp thay! Chị lại nín lặng tự đem cái thân mình ra làm một con đê, một con đê dài dằng dặc chạy song song bên con sơng ầm ì sóng vỗ vơ khối con sóng tình cảm phiền phức, một con đê đắp bằng những năm tháng âm thầm của một tuổi hoa niên thiếu ánh sáng, thiếu khí lành – để giữ vững nguồn tâm đừng tràn ra”. [37, tr.

651].

Nguyễn Tuân còn phi thường hóa nhân vật bằng cách tạo ra các yếu tố huyền thoại, kỳ ảo xung quanh nhân vật: Cơ Dó chính là cây cổ thụ hóa tinh, Chiêu Hiện gắn với những hiểu biết về cõi âm, Bố Ô kỳ dị mang dáng dấp của một ơng tiên với hình dáng, hành động, cái chết kỳ lạ, huyền bí.

3.2.3. Thủ pháp so sánh liên tưởng đầy chất thơ và chất triết lý:

Nghệ thuật so sánh khiến cho câu văn của Nguyễn Tuân giàu hình ảnh và chất thơ. Nhà văn Trung Quốc Quách Mạt Nhược từng cho rằng: “Trong

tiểu thuyết và trong kịch, nếu như khơng có chất thơ giống như rượu bia và nước hoa đã bay hết hơi mùi, giống như một xác ướp khơng có linh hồn” [31,

tr. 214]. Đọc văn Nguyễn Tuân ta thấy bàng bạc một chất thơ “hồi cựu”. Nguyễn Tn vì vậy cịn được mệnh danh là “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thập tự của văn xuôi. Chất thơ này góp phần thành cơng xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân. Chất thơ nằm ngay trong những hình ảnh sống giản dị -

cảnh người nô bộc gánh nước về pha trà: “Trên đường cát khơ nồi nước trịng

trành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngơi sao ướt và thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngo như lối đi của lồi bị sát. Ví buổi trưa hè này là một đêm trăng dãi, và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở lại trần gian” [36, tr. 501-502].

Nguyễn Tn có những hình ảnh so sánh thú vị: “mớ tóc trần quấn rất

chắc ấy đổ tung xuôi xuống như một trận mưa rào đen nhánh. Rồi mớ tóc mây dài một sải rưỡi ôm lấy gáy, ấp lấy bả vai” [1, tr. 657]. Đó là một người phụ

nữ đẹp nhưng “quãng đời chị Hồi cũng khơng khác vại dưa muối hỏng

mấy”[36, tr. 663].

Miêu tả tiếng nói của một người đẹp Nguyễn Tuân đã so sánh thật lạ: “tiếng đâu mà trong như thủy tinh, ấm áp như hạnh phúc. Giai nhân nói một

hồi,…”[36, tr. 261].

Bút pháp miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân khiến người đọc có cảm giác cụ thể: “Cơ Tú cười. Nét cười dè dặt lần có mùi vị của hy sinh” [40, tr. 90].

“Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa

như có người châm kim vào da thịt mình…” [40, tr. 91]

“Trong cuộc sống, vướng víu thêm một người, là lại thêm ít bổn phận

gây ra ràng buộc phiền phức nó bó kết lại thành một quả chì dính vào gót chân người bộ hành” [40, tr. 716].

Như vậy, các phép so sánh độc đáo, sáng tạo cũng là một thủ pháp quen thuộc mà Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công trong khắc họa nhân vật của

mình. Cái độc đáo, có một khơng hai trong cách so sánh của Nguyễn Tuân góp phần làm nổi bật cá tính khác người của nhân vật.

3.2.4. Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung:

Thủ pháp xây dựng kiểu nhân vật bổ sung là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Tuân. Nhà văn đặt hai nhân vật có nhiều nét tương đồng, gặp gỡ bên cạnh nhau để bổ sung cho nhau và làm nổi bật hơn tính cách của nhân vật chính. Đó là các nhân vật như Huấn Cao – viên quản ngục (Chữ người tử

tù), Phó Sứ - Mộng Liên (Đánh thơ),…

Viên quản ngục cùng những lời đối thoại với thầy thơ lại ngay từ đầu truyện đã gián tiếp làm tôn vinh cái tài của Huấn Cao – người có tài viết chữ nhanh và đẹp nhất tỉnh Sơn. Và chính sự xuất hiện của Huấn Cao cũng làm bật lên những bản chất tốt đẹp của viên quản ngục bấy lâu nay bị hoàn cảnh che lấp. Biết “đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền”, viên quản ngục là một người biết trân trọng và nâng niu cái đẹp. Chính “tấm lịng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục đã làm xúc động đến tâm lòng của Huấn Cao: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Họ cùng gặp gỡ nhau trong tấm lịng thành kính thiêng liêng đối với cái đẹp, nghệ thuật. Huấn Cao – nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp và quản ngục là người có sở nguyện cao q, hết lịng tơn thờ cái đẹp. Viên quản ngục, thầy thơ lại, Huấn Cao, ba con người ở vị thế xã hội đối lập nhau nhưng thực sự họ đã trở thành tri âm, tri kỷ của nhau trong tấm lòng phụng thờ cái đẹp. Và chính họ đã làm tôn vinh thêm cho vẻ đẹp của nhau được tỏa sáng.

Cặp đơi Phó Sứ - Mộng Liên trong Đánh thơ là một đôi tri âm của nhau. Họ đã lấy nhau và cùng nhau thụ hưởng những tháng ngày lãng tử tài hoa với túi thơ, chiếu bạc văn chương và đàn hát. Tài năng và tính cách của họ cùng

bổ sung và làm tôn vinh nhau lên, người đàn – người hát, người đánh thơ – người ứng đối tài hoa,…

Không chỉ ở các nhân vật tài hoa, nghệ sỹ, lãng tử, kiểu nhân vật giang hồ cũng có những cặp nhân vật bổ sung làm tơn thêm nét tinh tế của tài năng, tính cách của nhau. Trong Một đám bất đắc chí ta bắt gặp một cây “bút chì” của Phó Kình, một cái lá chắn của Cai Xanh, một ngọn “bút chùng” của Lý Văn, mỗi người một vẻ đã làm tôn thêm tài năng của mỗi nhân vật. Ngay từ hình dáng bên ngồi đến khí phách ở họ có những điểm gặp gỡ, tương đồng khiến chúng ta có cảm giác họ thực sự là những người cùng hội, cùng thuyền, cùng trong “một đám bất đắc chí”.

Sương, Bạch, Tần trong tiểu thuyết Thiếu quê hương đã có cùng một sở thích “xê dịch”, cùng có những ý nghĩ về gia đình, người thân khá giống nhau nên họ đã rủ nhau cùng đi du lịch, ngao du đây đó cho thỏa mãn giác quan của mình.

Thủ pháp xây dựng nhân vật bổ sung để nhằm làm nổi bật một đặc điểm nào đó ta cũng đa từng bắt gặp thấp thống trong các hình tượng Chí Phèo –

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)