Biểu hiện nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 84 - 87)

Chương 1 : Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân

3.1. Cách tiếp cận con ngườ iở phương diện tài hoa nghệ sỹ

3.1.3. Biểu hiện nội tâm

Thể hiện tâm lý, cá tính của con người là phương diện quan trọng nhất thể hiện tính cách nhân vật, mang quan niệm của nhà văn. Thế giới nội tâm bao gồm tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, phản ứng tâm lý của nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật gặp phải. Nhà văn tài năng là nhà văn nhìn thâm nhập tận sâu phần cuộc sống chìm khuất của nhân vật.

Tâm trạng nhân vật của Nguyễn Tn khơng có nhiều vật vã, giằng xé, những toan tính bạo liệt, sự day dứt trăn trở triền miên hay là cảm thấy khó

khăn trước biến cố hoặc những bất trắc của số phận. Nó chủ yếu là suy nghĩ của nhân vật trước tình huống cuộc sống vốn khơng có nhiều biến động của mình.

Ta thấy được một thoáng nghĩ suy của ông Hồ trong Đông phương là Đông phương, Tây phương là Tây phương về nguyên nhân sự khác biệt trong tư duy giữa người phương Đông và phương Tây, đi tới lý giải hành động khơng ăn nhập của mình với văn sĩ Tây. Nét mừng, lo, xấu hổ lẫn lộn trong tâm trạng của anh phóng viên Oai (Thời sự) hay những băn khoăn, sự thương cảm cảnh ngộ của bạn mình ở nhân vật Cầu (Mười năm trời gặp lại

cố nhân)

Ta bắt gặp những trang văn tràn ngập sự dằn vặt, áy náy, ái ngại của ơng Khóa Liêm trong Đánh mất ví khi ơng lại làm phiền, nhờ vả, cầu sự giúp đỡ từ vợ chồng một người bạn.

Một ông Lý cứ trong Một vụ bắt rượu lậu phải lật đi lật lại trong suy

nghĩ của mình cách đối đãi với quan trên xem mình đã trọn bổn phận chưa, có gì cịn thiếu sót, khinh suất; luận lý, suy đốn nguy cơ bị quan trên sát phạt.

Tập truyện Vang bóng một thời xây dựng nên cả một thế giới nội tâm

nhân vật khá rõ nét. Tâm trạng hồi hộp của Bát Lê (Bữa rượu máu) trong buổi tập chém, những ý nghĩ của Huấn Cao trước tấm lòng biệt đãi chân thành của viên quản ngục (Chữ người tử tù), vẻ buồn sầu, lạnh lẽo của hai cha con Nghè Phủ (Thả thơ), nét vui vẻ, hào hứng của cụ Kép trong Hương cuội, sự day dứt nửa muốn nói, nửa khơng dám nói về bí mật cõi tiên của cụ Phó Sần (Trên đỉnh non Tản), nỗi lo lắng, bồn chồn của ông Đầu Xứ Anh về mọi điều đang chờ đợi em trai mình (Khoa thi cuối cùng).

Nguyễn Tuân có sự am tường và miêu tả tâm lý phù hợp với từng lứa tuổi. Trong truyện Đèn đêm thu, nhà văn đã viết về tâm trạng của Ngộ Lang khi ngắm trăng: “Mợ ơi, ra đây mà xem ơng giăng… Ơng giăng đẹp lắm. Có

hai cái cánh nhọn… Từ lúc ấy thằng Ngộ Lang cứ vắt tay lên trán nhìn vừng giăng như một người lớn đang suy nghĩ. Mỗi lần mẹ nó bảo bỏ lá màn xuống cho khỏi muỗi thì nó lại sụt sịt khóc. Và cứ vắt tay lên trán nhìn vừng giăng lên mỗi lúc một cao” [40, tr. 124]. Ở đây trong suy nghĩ của Ngộ Lang có điều

lạ, khác với những đứa trẻ bình thường: “ơng giăng trịn cả khơng đẹp”. Và chính điều này khiến cha mẹ Ngộ Lang là vợ chồng Cử Hai lo lắng: “Tính di

truyền giọt máu nhà lại bắt chúng ta cho ra đời một tên tài tử nữa rồi… Cái vừng trăng lưỡi liềm kia sau này cịn lơi kéo cái thơ mộng Ngộ Lang kia đi xa lắm” [40, tr. 124]. Trong suy nghĩ của Ngộ Lang đã mang tư tưởng của nhà

văn – khát khao cái đẹp.

Xuân trong Một người muốn đập vỡ đàn cảm thấy cuộc đời nhạc cơng của mình ở khách sạn, tiệm khiêu vũ hoàn toàn vô vị, nhục nhã. Anh buồn bực bởi tiếng đàn khơng cịn mấy ý nghĩa khi mà nghệ sỹ và cơng chúng thưởng thức nó khơng biết trân trọng giá trị tiếng đàn. Anh chàng Nguyễn trong Một người không muốn ốm nữa sau nhiều trận ốm thoát ly khỏi cuộc

sống nhằm duyệt lại cuộc sống bên trong của mình, anh chợt nhận thấy mình cần phải khỏe lại để nhận lấy sứ mệnh. Chiêu Huyện trong Xác ngọc lam đau lòng nhận ra kẻ mình thờ phụng trước nay nhân cách đê hạ, khơng đáng trọng chút nào. Dăng trong Lửa nến trong tranh trầm tư, suy nghĩ trước bức tranh

cổ diệu kỳ. Một ông Kinh (Loạn âm) nghĩ ngợi liên miên trước tình cảnh làng mình có quan âm về bắt lính xuống âm phủ.

Những nét tâm trạng trong nhân vật của Nguyễn Tuân chỉ xuất hiện tức thời trước một tác động nào đó của hồn cảnh chứ khơng phải là điều gì đeo

bám triền miên trong suốt hành trình của nhân vật; địi hỏi nhân vật phải suy tư, vật lộn với nó theo một chiều hướng nào đó.

Phải đến anh chàng Nguyễn trong tập truyện Nguyễn thì nhiều nét tâm lý của nhân vật mới trở đi trở lại trên khắp các trang viết của Nguyễn Tuân. Nguyễn trước hết là một người kiêu ngạo, ý thức được tài năng của mình, bất hịa với cuộc sống hiện tại, muốn vượt lên trên cái “lèm nhèm, lẹt đẹt, lờ mờ,

luộm thuộm và bằng lòng với tất cả chung quanh” (Đôi tri kỷ gượng). Và

nhiều khi Nguyễn tự chán bản thân mình. Lắm khi thấy mình là kẻ nhạt nhẽo, bằng phẳng, sống ích kỷ, chỉ biết có xê dịch và xa lìa, khơng xứng đáng với những gì độ lượng xung quanh. Anh thấy mình phải sống khác, phải thay đổi: “Nguyễn đã muốn thay thực đơn cho lịng mình”, “Ra cái hạnh phúc của con

người ta không thể đặt tên là Truy Hoan được”. Tâm tư của Nguyễn rất phức

tạp, rơi vào khủng hoảng, bế tắc.

Nguyễn Tuân thể hiện đời sống nội tâm nhân vật chủ yếu bằng ngôn ngữ người kể chuyện, đôi khi bằng độc thoại nội tâm nhân vật. Mặc dù chưa dựng nên bức tranh tâm lý có chiều sâu, mổ xẻ kỹ lưỡng tâm lý nhân vật nhưng tác giả đã nêu ra tiếng nói vang lên một cách thầm lặng trong tâm tư nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)