Truyện mang yếu tố dân gian trong “Truyện cổ Phật giáo”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 31 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Phân loại trong Truyện cổ Phật giáo do Minh Chiếu sưu tầm

1.3.2. Truyện mang yếu tố dân gian trong “Truyện cổ Phật giáo”

1. Một người nghèo lạ 2. Hại người trở lại hại mình 3. Bố thí bất nghịch lý 4. Người mẹ

5.Vua cò trắng

6. Tình ân ái là gốc của sự sanh tử 7. Xâu ngọc ...nước

8. Tiếng đàn ai oán hay là lòng thương của một vị hoàng tử 9. Kẻ bỏn xẻn

10.Con dao trong tâm 11. Công chúa Thuần Nhẫn 12. Nàng Ưu Đà Di 13. Cặp mắt Thái tử Câu Na La 14. Gương bố thí 15. Tình thương và cừu hận 16. Công đức sám hối 17. Những người mù rờ voi

18. Nhân nào quả nấy 19. Đâu là sự thật

20. Mụn ghẻ nói tiếng người 21. Nan Đà tôn giả

22. Nhận nhầm con 23. Công Đức trì giới 24. Trọng Pháp

25. Lòng hiếu của con chim Oanh Vũ 26. Nai hiền

27. Đức Phật với con voi dữ 28. Công chúa Nhật Quang 29. Truyện con chó đói

30. Vua A Dục trở về với Phật giáo 31. Người đẹp gieo cầu

32. Con sư tử trọng pháp 33. Nên thận trọng lời nói 34. Nước mắt mẹ hiền 35. Tai hại của tham ái 36. Sáu giác quan tranh công 37. Lòng ích kỷ quá độ

38. Một cuộc chiến thắng vinh dự 39. Vàng ngọc phải chăng là hạnh phúc 40. Oanh Vũ cứu đàn

41. Công chúa Ly Cấu 42. Giao du cần chọn bạn 43. Tiếng đàn vi diệu 44. Bốn con rối

45. Hoàng tử A Xà Thế 46. Bố thí thân mạng

48. Mê hoặc bị tai nạn 49. Lời thề nguyền

50. Cái đuôi chó xoắn ruột gà 51. Hai con cọp ở Hoành Sơn 52. Món nợ truyền kiếp 53. Cứu người bị giặc cướp 54. Đại vương và khỉ chúa 55. Đạo thầy trò

56. Động mối từ tâm 57. Con khỉ nhân từ

58. Chết vì không chịu vâng lời 59. Người không tai, mắt, mũi, lưỡi 60. Phật xử kiện

61. Phận đẹp duyên may 62. Câu chuyện Phật nhận con 63. Một chồng hai vợ

64. Lắt thịt để cứu bồ câu khỏi chết 65. Liên hoa tiểu thư

66. Lòng kiên trì

67. Phóng rộng tình thương 68. Mèo dạy con

69. Ấm trà phúc đức 70. Ngày gặp phụ vương 71. Đại Bì trì nhiệm 72. Cò và vua 73. Nàng dâu giỏi

74. Chuyện bảy cái lọ vàng 75. Sự tích bánh cốm 76. Niệm Phật

78. Dắt nhau xuống giếng 79. Bồ Tát và mãng xà vương 80. Họa tùng khẩu xuất

81. Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân, nhân báo oán 82. Quỷ sa lát

83. Người học trò bị thầy gạt được Phật độ 84. Hoàng hậu Vi Đề và Pháp môn Tịnh độ

Tổng số truyện chứa yếu tố dân gian là 84/128 (chiếm khoảng 66%) truyện cổ

trong Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu tầm.

Chỉ nhìn vào sự phân loại số lượng truyện trên, chúng ta đã thấy được số lượng truyện chứa yếu tố dân gian chiếm phần trăm lớn trên tổng số truyện 66%, tỷ số truyện chứa yếu tố dân gian gần gấp đôi so với những truyện thuần Phật giáo. Đào sâu vào cốt truyện của từng truyện cổ Phật giáo chúng tôi sẽ thấy mật độ những yếu tố dân gian có sự khác nhau, có nhiều truyện chỉ mang hơi hướng của truyện cổ tích, có nhiều truyện mang đậm tính dân gian để rồi ta cứ ngỡ những truyện đó là truyện cổ tích, ngụ ngôn của dân gian.

Do mục đích của luận văn nhằm đưa ra yếu tố dân gian trong Truyện cổ Phật

giáo nên chúng tôi chỉ nghiên cứu với những truyện mang yếu tố dân gian (84

truyện). Những yếu tố dân gian này sẽ được chúng tôi phân tích trong các chương sau.

Tiểu kết Chương 1

Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai đã ăn sâu bén rễ vào đời sống tinh thần của dân Việt. Phật giáo đã trở thành một trong những tôn giáo chiếm được cảm tình của muôn dân, muôn đời, kết hợp với tín ngưỡng thờ tổ tiên, thần thánh đã biến Phật giáo ngoại lai thành Phật giáo dân gian Việt Nam. Từ đó yếu tố Phật giáo tác động tới văn học dân gian và ngược lại văn học dân gian cũng tác động tới Phật giáo một cách sâu sắc.

Phật giáo được ngoại lai vào Việt Nam từ Ấn Độ, với Đức Phật từ bi cùng những kinh thánh và tư tưởng triết lý sâu sa của đạo Phật đã tác động mạnh mẽ vào tôn giáo Việt Nam. Có thời kỳ Phật giáo trở thành Quốc giáo của Việt Nam. Tự thân

Phật giáo mang khá nhiều vấn đề phực tạp, Phật giáo đi vào mỗi nước khác nhau lại mang những nét khác biệt riêng, đó là do tính: bản địa, sự hỗn dung và tính dân gian. Để rồi từ các đặc điểm này, hình thành nên các tác phẩm truyện cổ Phật giáo mang đậm tính dân gian.

Một trong số những tập truyện cổ Phật giáo thể hiện được tính dân gian sâu sắc

chính là tập truyện Truyện cổ Phật giáo của Thích Minh Chiếu. Tập truyện gồm 03

tập nhưng trong luận văn chúng tôi chỉ nghiên cứu giới hạn trong 02 tập với 128 truyện cổ về Phật giáo. Nội dung các truyện phong phú đa dạng, nhưng xuyên suốt đó là những câu chuyện về Đức Phật, về các thiền sư, về đạo sĩ về những con người mang tư tưởng của Phật giáo, kể về sự bố thí, nhẫn nhục, sự tu hành kiên nhẫn, sự đắc đạo của con người. Từ đó truyện hướng con người tới Chân, Thiện, Mỹ. Đọc

truyện trong Truyện cổ Phật giáo mỗi người sẽ thấy được sự mát trong như uống

một dòng suối mát, sự thanh khiết trong tâm hồn, đồng thời là sự quen thuộc, thú vị như những câu chuyện ngụ ngôn, những truyện cổ tích, truyện cười... Đó là do

trong Truyện cổ Phật giáo mang nhiều yếu tố dân gian. Với luận văn thạc sĩ này,

chúng tôi sẽ nghiên cứu và chỉ ra được những yếu tố dân gian ẩn chứa trong từng câu chuyện trong những truyện của Phật giáo.

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT CỦA TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO DO THÍCH MINH CHIẾU SƯU TẦM

Nguyễn Duy Hinh đã khẳng định “Đặc trưng cơ bản của Phật giáo Việt Nam là tính dân gian là tính trội” [23, tr.4]. Vì thế trong truyện cổ Phật giáo mang đậm tính dân gian và chứa đựng nhiều yếu tố văn học dân gian trong đó. Yếu tố văn học dân gian sẽ được hiện lên trong từng cốt truyện, phong cách kể chuyện,

nhân vật, ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật...trong Truyện cổ Phật giáo do Thích

Minh Chiếu sưu tầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 31 - 36)