Trừng phạt do thế lực siêu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Motif trừng phạt

3.2.1. Trừng phạt do thế lực siêu nhiên

Đầu tiên xét motif trừng phạt trên khía cạnh cái xấu bị trời trừng trị. Đó là những con người gian ác, xảo quyệt, có âm mưu hại người khác sẽ bị trừng trị bằng cái chết, có thể bị đầy xuống tầng địa ngục, hoặc đầu thai thành con vật...Ta sẽ thấy

motif quen thuộc này trong truyện Hại người trở lại hại mình, câu chuyện vừa là

một lời cảnh tỉnh cho những người con dâu bất hiếu, những con người độc ác, tham lam, ca ngợi những con người sống ở hiền sẽ gặp lành. Truyện mang ý nghĩa bài học về “gậy ông đập lưng ông”, dành cho những người ác độc, dốt nát, tham lam. Truyện cũng tương tự như vậy nhưng có sự gia tăng sự trừng phạt hơn đối với

những con người mang nghiệp chướng lớn trong Tác hại của sân hận. Câu chuyện

kể về sự ra đời của hoàng tử Đút Tha Ku Ma Ra với lời tiên tri trước là sẽ chết một cách rất khổ sở vì thiếu nước. Dù nhà vua quan lại đã xây giếng nước ở khắp nơi để phòng trừ tai họa đó nhưng Hoàng tử vẫn chết vì khát nước. Nguyên nhân chính là do tính cách của hoàng tử, luôn cho rằng ai cũng phải cúi chào, phục lệnh mình. Hoàng tử bắn giết – sát sinh quá nhiều động vật, không có sự tôn trọng các vị sa môn, phật tử “ném chiếc bát của vị sa môn xuống và dẫm nát”. Chính do những nghiệp chướng đó mà Hoàng tử Đút Tha Khu Ma Ra đã phải chết giữa trời nắng nóng, mọi nơi có nước đều cạn kiệt. Thậm chí, sau khi lìa trần, linh hồn Hoàng tử bị đọa vào địa ngục A Tỳ chịu khổ không sao tả xiết. Hay sự trừng phạt sau khi chết đầu thai vào kiếp động vật, liên tiếp đầu thai để thoát ra khỏi kiếp vật, đầu thai sang

kiếp người. Trong Công Đức sám hối, chúng tôi thấy rõ được điều này qua sự đầu

thai của Hoàng hậu Hy Thị. Do ghen ghét các vị sa môn, hòa thượng bà Hy Thị đã tìm mọi cách làm hại danh tiếng của vị Hòa thượng Chí Công. Cuối cùng do tội ác này bà mang bệnh nặng, từ trần. Sự trừng trị về tội ác của bà bắt đầu khi bà đầu thai làm con rắn mãng xà ở sau hậu cung, phải sống cuộc sống chui lủi, ẩn mình để không ai thấy, thừa khi ban đêm bà mới mách điềm chiêm bao cho vua nghe. Cũng như vậy, trong nhiều truyện, những người tham lam giữ của chết đi không được đầu thai, phải đầu thai thành kiếp rắn để canh giữ của cải, sau khi rắn chết đi cũng vẫn luyến tiếc của cải, một lần nữa lại hóa thành kiếp rắn, quá đâu khổ với việc đó, rắn nghe theo Phật giáo, bố thí, cúng dường toàn bộ của cải để được chết đi, đầu thai

thành người trong truyện Chuyện bảy cái lọ vàng. Đúng là theo quan niệm dân gian và tư tưởng đạo Phật, trừng phạt bằng thế lực siêu nhiên luôn thể hiện sự công bằng,

minh bạch nhất, đúng theo tư tưởng “ác độc thì bị giời đánh”. Trong truyện Nai

hiền, người đọc thấy rõ nét sự trừng trị thích đáng đối với những con người tham

lam, độc ác, “lấy oán báo ơn”: Người được Nai cứu đã đi tố cáo chỗ ở của Nai cho vua biết, sau khi vua nghe được sự thật từ Nai hiền, mặt người được cứu đó chỉ trong một khắc trở thành lở loét gớm ghê, mủ máu chan hòa trên gương mặt trước kia hiền lành chất phát. Như vậy, truyện dân gian và truyện phật giáo đều là những tiếng chuông cảnh tỉnh con người thoát khỏi những ý nghĩ tăm tối, nó như kim chỉ nam dẫn đường cho con người hướng tới cái thiện. Ngoài ra, motif trừng phạt trong truyện cổ Phật giáo mang đặc điểm riêng, chính là trừng trị ở kiếp này do kiếp trước

những người đó họ làm nhiều tai kiếp như trong truyện Gieo nhân nào gặp quả nấy.

Do tội ác làm từ kiếp trước, nên người vợ cả kiếp này đã gặp nhiều đau khổ, chết hết chồng con, lấy chồng nhiều lần nhưng con đều bị giết. Truyện mang đậm nét tư tưởng của Phật giáo, nếu như trong truyện cổ tích, sự trừng phạt để nói lên tư tưởng “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, nhân vật ác chỉ phải chịu trừng phạt ngay tại câu

chuyện, tại kiếp sống đó. Nhưng trong Truyện cổ Phật giáo, ta sẽ thấy điều khác

biệt, motif trừng phạt có liên quan từ kiếp này qua kiếp khác. Điều đó mang thấm đẫm triết lý của Phật giáo, hãy tu nhân, tích đức, sống vị tha, bao dung từ kiếp trước, kiếp sau sẽ sướng. Mọi đau khổ phải chịu của kiếp này đều do kiếp trước ăn ở không tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 100 - 101)