Yếu tố cổ tích trong mở đầu và kết thúc truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Yếu tố dân gian trong cốt truyện

2.1.1. Yếu tố cổ tích trong mở đầu và kết thúc truyện

Những câu chuyện cổ tích luôn được bắt đầu một cách quen thuộc: “Ngày xửa, ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một ngôi làng nọ...” gợi cho người đọc, người nghe tới một nơi xa xôi, huyền bí, chứa nhiều điều thú vị, ở nơi ấy có những ông bụt, bà tiên, những nàng công chúa, chàng hoàng tử cùng những con ngựa trắng, phi như bay. Hầu hết mở đầu trong truyện cổ tích là vậy, đều được bắt đầu bằng một cụm từ chỉ thời gian, không gian thật xa xôi trong quá khứ: Ngày xửa ngày xưa, đời xưa, thời xưa, thuở xưa, đã lâu lắm rồi… Nhưng phổ biến nhất là cụm từ “ngày xửa ngày xưa”, thủ pháp điệp âm tạo nhạc điệu trầm bổng như làn điệu dân ca dẫn người nghe vào một thế giới xa xôi, mơ mộng. Dường như nói “ngày xưa” vẫn chưa đủ, người ta phải đẩy sự kiện lùi xa hơn bằng cách thêm vào “ngày xửa” hoặc “đã lâu lắm rồi, người già không nhớ rõ vào thời nào”… Theo quan niệm của người kể và người nghe, cái gì càng xưa thì càng có giá trị và đáng tin tưởng. Người xưa là “tiền nhân”, đang ở trước mặt ta, dẫn dắt ta, họ là tổ tiên, là thầy ta. Bởi vậy, câu chuyện càng xa xôi thì càng quan trọng, bài học rút ra càng sâu sắc. Tác giả dân gian đã đẩy câu chuyện ra khỏi thời hiện tại để đưa vào thời quá khứ - cái thời không ai biết để bàn cãi, bắt bẻ là câu chuyện ấy đúng hay sai. Có như vậy, tác giả mới dễ bề hư cấu, tạo ra một thế giới kỳ ảo đầy hấp dẫn, qua câu chuyện kỳ ảo mà đưa ra thế giới quan, nhân sinh quan của mình.

Nay những mẩu chuyện trong Truyện cổ Phật giáo ta cũng bắt gặp những mở

đầu quay về thời quá khứ xa xưa như vậy với sự bắt đầu : thuở xưa, đời xưa, ngày xưa, xưa kia..Những cụm từ chỉ thời gian này liên tục xuất hiện trong các truyện cổ Phật giáo với tỷ lệ lớn. “Thuở xưa” với số lượng là 22/128 truyện (chiếm 17% tổng số truyện), cụm từ mở đầu “đời xưa” với số lượng ít hơn khoảng 5/128 truyện (chiếm khoảng 4%), cụm từ “ngày xưa” chiếm tỷ lệ khoảng 14% với số lượng 18/128 truyện, “xưa kia, xưa..” với số lượng khoảng 11/128 chiếm khoảng 8.5%.

Ngoài ra ta sẽ bắt gặp cụm từ thời gian giống hệt mở đầu với truyện cổ tích “ngày

xửa, ngày xưa” trong truyện Sự tích bánh cốm và cụm từ chỉ thời gian “thời quá

khứ” với số lượng 2 truyện Một chồng hai vợLắt thịt để cứu con bồ câu khỏi

chết. Cấu trúc mở đầu câu chuyện bằng cụm từ chỉ thời gian này đã khiến cho các

câu chuyện mang màu sắc giống như truyện cổ tích hé mở cho chúng ta những bí ẩn kỳ diệu, những kỳ ảo trong từng câu chuyện. Chính màn khởi đầu này tạo ra sự kỳ thú cho người đọc tin vào câu chuyện, đồng thời phủ một lớp bụi thời gian không rõ thời điểm trên những câu chuyện, đồng thời kích thích trí tò mò của người nghe. Có lẽ do điểm chung khi mở đầu truyện cổ Phật giáo giống như truyện cổ tích mà truyện cổ Phật giáo cũng trở nên gần gũi, hấp dẫn, dễ nhớ như những truyện dân gian.

Ngoài ra, vì truyện cổ Phật giáo là truyện về Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị thiền sư, sự bố thí, trì giới, tư tưởng Phật nên nhiều truyện khởi đầu là những lời giới thiệu mang đậm tính chất Phật giáo khác hẳn các truyện khác như “thời Phật tại thế”, “trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế...” để thấy được những truyện đó diễn ra trong thời đại của Đức Phật, những truyện có thời gian cụ

thể, không gian cụ thể. Đó là một trong những đặc điểm riêng của Truyện cổ Phật

giáo mà truyện cổ tích không có được.

Cũng giống như truyện cổ tích, Truyện cổ Phật giáo có sự khai triển phẩn

mở đầu có những nét tương đồng cũng như dị biệt mà chỉ có ở Truyện cổ Phật giáo.

Trong truyện cổ tích, liền kề theo sau những cụm từ chỉ thời gian, người kể chuyện nhắc đến yếu tố không gian: ở làng nọ, trong một khu rừng nọ, tại một vương quốc nọ... Nói chung là một nơi nào đó không phải là nơi mà người kể mà người nghe đang ở. Mà nếu người nghe có muốn tới vùng đất đó thì cũng không được vì không rõ “làng nọ” là làng nào, ở đâu… Nhìn chung, địa danh trong truyện cổ tích là mang tính phiếm chỉ, đây là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Nó có tác dụng cách ly không gian người nghe và không gian câu chuyện để dễ bề hư cấu, đưa vào yếu tố kỳ ảo. Nó tạo ra một chân trời mới mẻ kích thích trí tò mò của người nghe. Mang

những yếu tố dân gian, Truyện cổ Phật giáo cũng mang đặc điểm này của truyện cổ

có bóng dáng của cấu trúc này như trong Oanh Vũ cứu đàn: “Ngày xưa, bên một sườn núi cao là cụm rừng hoang, lá xanh bao phủ độ vài mười mẫu đất, đấy là nơi

trú ngụ của hàng vạn gia đình hươu, nai và chim chóc...” hay trong truyện Món nợ

truyền kiếp: “Ngày xưa, hồi mới khai thiên lập địa, có một con chim họa mi, làm ổ trên cây đào, ngày nào nó cũng hót để ca tụng vẻ đẹp của muôn loài...” Hoặc trong

truyện Phận đẹp duyên may: “Ngày xưa, tại một địa phương nọ bên nước Ấn Độ có

một ngọn núi tên gọi là Ảm Sơn...” Đặc biệt nhất là trong truyện Sự tích bánh cốm

mang cấu trúc này rất đậm nét: “Ngày xửa ngày xưa, không biết từ đời nào, tương truyền ở tỉnh Hà đông, có một nhà Phú ông nọ hay tu nhân tích đức đã nổi tiếng khắp vùng...”. Đó là số lượng các truyện cổ Phật giáo mang yếu tố dân gian trong khởi đầu mỗi câu chuyện. Cách miêu tả từ thời gian, đến không gian rộng lớn như hé mở cho chúng ta một cánh cửa với con mắt tò mò để người đọc, người nghe từ từ đi vào cánh cửa của sự bí ẩn, kỳ lạ và đậm chất cổ tích ấy.

Tuy nhiên, dường như đặc khu về địa điểm trong truyện của truyện cổ tích và

Truyện Phật giáo có những nét dị biệt mang tính đặc trưng khác nhau. Nếu ta thấy truyện cổ tích sẽ đưa con người tới những miền quê, nơi không xác định, với một địa danh không cụ thể “ở một làng nọ”, “ở một nơi rất xa”... khiến cho câu chuyện trong truyện cổ tích trở nên hư ảo, kỳ ảo hơn, có gì đó xa lạ, có gì đó lại thật gần gũi

với mỗi con người. Truyện cổ Phật giáo lại không hoàn toàn như vậy, mở đầu

những câu chuyện vẫn là thời gian không xác định với “thuở xưa”, “ngày xưa”, “đã lâu lắm rồi”...không gian rộng, nhưng địa điểm của câu chuyện thì lại rất cụ thể, đó là một địa danh quen thuộc, một vùng đất của Ấn Độ, một thị trấn, một thành phố, một vùng miền đất của Phật giáo. Tỷ lệ số lượng truyện mang đặc điểm này chiếm

ưu thế trong Truyện cổ Phật giáo. Đó là sự quen thuộc với những địa danh như:

“Đời xưa, có một ông vua tên là Mỹ Tuấn, còn trẻ, cai trị một nước phồn thịnh gọi

là xứ Mỹ Lăng” (Vua cò trắng); “dân thành Ca Tỳ La Vệ” trong Nàng Ưu Đà Di;

“vua nước Xá Vệ” trong Kẻ bỏn sẻn bị phạt , hay “Xứ Hòa Na” trong truyện Phước

báo hiện tiền; “Kinh thành Ba La Lại” trong truyện Máu sanh linh không rửa sạch tội lỗi của người ; hoặc “thành Vương Xá” (Đức Phật với con voi dữ); hay chung chung là “ở nước Ấn Độ”...Đặc biệt sự lặp lại địa danh rất nhiều như: nước Xá vệ,

kinh thành Ba La Lại...là những địa danh xuất hiện với tần số khá dày đặc trong các câu chuyện Phật giáo. Đây là những địa danh có thật tại Ấn Độ, những vùng đất quen thuộc, là cái nôi của Phật giáo, có lẽ vì vậy, những câu chuyện Phật giáo thường bắt nguồn từ đây, để từ đó thấy được tính chất riêng, mang tính chân thực, linh thiêng, của đạo Phật.

Không chỉ có nét tương đồng về mở đầu truyện, mà kết thúc mỗi truyện, truyện

cổ tích và Truyện cổ Phật giáo cũng có những điểm chung. Truyện cổ tích thường

kết thúc có hậu nhằm thể hiện được chính mục đích của truyện đề ra từ ban đầu, hầu như mọi truyện đều kết thúc có hậu, chính nghĩa thuộc về người tốt, người thiện, người nhân nghĩa, họ sẽ được hưởng hạnh phúc. Những hoàng tử, công chúa xinh đẹp sẽ tìm đến được với nhau, sống một cuộc sống hạnh phúc tại lâu đài của họ, những người lương thiện sẽ được một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn... Những thế lực đen tối, hung ác, tham lam đều bị trừng trị đích đáng, chúng bị trừng phạt bởi những thế lực trên cao như vua, quan; hay dân chúng hoặc bị trời đánh, thế lực siêu nhiên trừng trị. Hầu hết, kết thúc đều đem lại sự hoàn mỹ để rồi người ta mơ rằng cuộc sống giá như những câu chuyện cổ tích, luôn luôn kết thúc tốt đẹp, tràn ngập những sắc màu lý tưởng. Truyện cổ Phật giáo cũng vậy, cũng mang những kết thúc có hậu nhưng sự hạnh phúc, hay tu thành chính quả dành cho cả những người tốt và kẻ xấu. Theo quan niệm của Phật giáo, mọi người đến với Phật giáo đều là con Phật, không có sự phân biệt tuổi tác, tầng lớp, thành phần trong xã hội, không phân biệt kẻ sang, người khó, người tốt, kẻ xấu trong xã hội. Chỉ cần họ thành tâm hướng tới đạo Phật, tu thành chính quả thì bản chất của họ sẽ có thể thay đổi từ xấu thành tốt vì trong Phật giáo luôn tâm niệm rằng: “Đạt thành quả trong Phật giáo không phải dựa vào quá trình mà dựa vào cách tu, xuất phát từ tâm người Phật tử”. Vì vậy, truyện Phật giáo hầu hết các truyện đều kết thúc có hậu, tất cả mọi truyện đều kết thúc tốt đẹp, nhân vật được Phật độ, tha thứ, hướng thiện và giác ngộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 37 - 40)