Sự sinh nở thần kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 90 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Motif xuất thân thần kỳ

3.1.1. Sự sinh nở thần kỳ

Motif xuất thân thần kỳ đã từ lâu trở thành một motif quen thuộc trong truyện dân gian Việt Nam. Thật bất ngờ, thú vị trong truyện khi nhân vật được sinh ra một cách kỳ lạ, vì người ta sẽ thầm đoán được rằng, sự ra đời thần kỳ như vậy sẽ ẩn chứa sự xuất thân từ thần tiên, hoặc dự đoán về sự tài giỏi của nhân vật. Truyện cổ tích có sự ra đời kỳ lạ của Sọ Dừa khi chàng sinh ra nhờ vào một chút nước trong sọ dừa trong rừng sau khi mẹ chàng đi làm mệt uống được. Hay sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng khi mẹ thánh thấy vết chân khổng lồ và đã ướm chân vào nên đã động

thai, sinh ra Thánh Gióng... Dường như motif sinh nở thần kỳ là một trong những motif rất quen thuộc, then chốt trong truyện dân gian.

Nếu như các truyện cổ của Hàn quốc con người sinh ra từ quả trứng khổng lồ, hay nguồn gốc của người Việt Nam sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ... Điều đó hé mở về motif sinh nở thần kỳ. Theo các nhà nghiên cứu, motif sinh nở thần kỳ được bắt nguồn từ thần thoại, xuất phát từ quan điểm nguyên thủy rằng người mẹ đã giao tiếp với thế giới thần linh hoặc thế giới thần linh cảm ứng vào cơ thể mỗi người mẹ để sinh ra những đứa con có hình dạng, tính cách và tài năng khác thường...Những đứa con đó sau khi lớn lên sẽ trở thành một vị thần linh cứu nhân độ thế hoặc các vị anh hùng có sức khỏe phi thường thực hiện những chiến công hiển hách để bảo vệ cộng đồng, xã hội... Trong truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam, những truyện về sự xuất thân thần kỳ chiếm mật độ khá lớn.

Tưởng rằng truyện sinh nở, xuất thân bất thường ấy chỉ xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết thôi. Nhưng không, motif sinh

nở thần kỳ ấy lại có sự góp mặt trong Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu

sưu tập. Đây lại là một dấu chấm hỏi lớn cho chúng ta đi tìm câu trả lời về sự trùng lặp mới mẻ này.

Truyện cổ Phật giáo với số lượng truyện khá lớn, trong đó số truyện mang yếu tố cổ tích khoảng 84 truyện, thì truyện chiếm yếu tố sinh nở thần kỳ khoảng năm truyện. Tuy rằng, số lượng năm truyện so với 128 truyện là số lượng quá nhỏ, nhưng trong đó có sự trùng lặp có tính đặc trưng trong motif sinh nở thần kỳ với văn học dân gian. Theo như khảo sát chúng tôi thấy có ba khía cạnh nhỏ trong motif xuất thân thần kỳ này: sinh nở trăm trứng, nhân vật mang hình hài quái dị và nhân vật được thụ thai nhờ con vật thần.

Một nhạc sĩ tài hoa nào đó đã viết lên lời ca khúc: “Anh em ta, cùng mẹ cha, nhớ chuyện cũ, trong tích xưa, khi thế gian, còn mù mờ - Xưa khi xưa, mẹ đẻ ra, trăm cái trứng, trăm đứa con, cùng một dòng – Năm mươi con, vượt đồi non, phá rừng núi, khai dãy mương, xây đáp buôn, làm nhà sàn…”. Ca khúc ấy khiến cho ta nhớ đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Người Việt chúng ta ngày nay hẳn ai ai cũng ít nhất có một lần đã tự hào mình là con Rồng cháu Lạc, hãnh diện vì trong ta mang

dòng máu của Tiên, khí tiết của Rồng. Tục truyền rằng xưa kia Lạc Long Quân là cốt nhục của Rồng đã kết tóc se duyên với Âu Cơ là huyết thống của tiên nữ, sự hòa nhập của hai thân xác tinh hoa này đã sinh ra những con người nước Văn Lang xưa. Ngày đó chỉ sau một lần sinh nở Mẹ Âu Cơ đã sinh ra một trăm cái trứng, cho ra trăm đứa con, huyền thoại bất hủ này đã là một truyền thuyết để khích lệ niềm tự hào dân tộc máu đỏ da vàng của dân nước Nam.

Nhưng ẩn sau trong truyền thuyết xưa ấy có nhiều điều thú vị, nhiều nghiên cứu

đã đưa cho chúng ta những bất ngờ suy ngẫm vì “truyền thuyết” khởi nguyên cho

dân tộc ta.

Theo truyền thuyết xưa, loài người được sinh ra không phải giống như bây giờ là sinh ra con, mà được sinh ra dưới dạng trứng, rồi nở thành con. Trong truyền thuyết của Hàn Quốc cũng đã nhắc chúng ta đến với câu chuyện loài người sinh ra trong một quả trứng khổng lồ. Tưởng rằng, motif con người sinh ra từ trứng này chỉ có ở truyền thuyết hay những câu chuyện cổ tích. Nhưng trong truyện Phật giáo ta cũng bắt gặp yếu tố đó. Trong 128 truyện cổ Phật giáo, chúng tôi thấy có một truyện có

yếu tố sinh nở thần kỳ đầu tiên này trong truyện Nàng dâu giỏi. Truyện kể về một

nàng dâu tài giỏi thông minh, hiếu thảo tên là Tỳ Xá Lý. Tỳ Xá Lý sanh ra một bọc 32 cái trứng, nở ra 32 người con trai, người nào cũng thông minh, anh dũng, văn võ toàn tài, sức mỗi người địch nổi muôn người. Ở đây có sự xuất hiện của yếu tố 32 cái trứng, nở ra 32 người con trai, nó có sự đồng thuận với truyền thuyết Việt Nam

trong truyện Sự tích trăm trứng của Việt Nam: Nàng Âu Cơ sinh ra 100 trứng, nở ra

100 người con, 50 người con trai và 50 người con gái. Có sự giống nhau đến kỳ lạ bởi motif sinh nở thần kỳ, con người sinh ra dưới dạng những quả trứng, sau đó mới nở thành con. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu yếu tố sinh nở thần kỳ này trong một

số các truyện Phật giáo ngoài tập Truyện cổ Phật giáo do Thích Minh Chiếu sưu

tầm và cũng phát hiện ra motif sinh nở kỳ lạ này. Trong Lục độ tập kinh do Khương

Tăng Hội sưu tầm, trong đó có câu chuyện 23 mang dáng dấp về truyền thuyết trăm

trứng giống truyền thuyết dân gian Việt Nam. Truyện 23 trong Lục độ tập kinh kể

về lòng tốt của một người đàn bà cúng dường cho vua, sau khi bà chết thần khí tích tụ tìm đến nối dõi vào người một Phạm chí, linh khí tích tụ vào chỗ tiểu tiện của

phạm chí, có một con Nai liếm vào nước tiểu tiện nên đã có thai, sinh ra một người con gái xinh đẹp, người con gái ấy sau khi lấy vua đã thụ thai, sinh ra một trăm trứng, nở thành một trăm người con trai, tài giỏi, tướng mạo phi thường... Điều này phần nào chứng tỏ rằng b motif sinh nở kỳ lạ, xuất phát điểm từ việc sinh ra trứng, nở thành người đã trở thành yếu tố quen thuộc của truyện cổ dân gian và truyện Phật giáo. Một sự tương đồng đến ngạc nhiên trong một motif khá hiếm thấy trong truyện cổ dân gian.

Tuy rằng, cả truyện cổ dân gian và truyện Phật giáo đều chứa đựng motif con người được sinh ra trong những quả trứng, bọc trứng, nở ra những con người có tài mạo phi thường. Nhưng chúng tôi thấy điểm xuất phát cũng như về mục đích những câu chuyện mang tính đặc trưng khác nhau. Nếu như truyện trăm trứng trong truyền thuyết của Việt Nam mang nặng tính lịch sử, cũng như lý giải về nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của người Bách Việt xưa, được sinh ra từ trăm trứng của mẹ Âu Cơ, và cha là Lạc Long Quân. Đây là một sự kết hợp giữa trời đất, núi và biển, giữa người và tiên, giữa rồng và tiên...Để thấy được nguồn cội vinh quang của con người đất Việt từ thuở xa xưa. Để rồi từ đó, con người nắm rõ được cội nguồn, tự hào về sự ra đời của đất nước và bảo vệ, làm rạng danh đất nước – đó chính là mục đích của truyền thuyết trăm trứng của dân gian. Tuy nhiên, trong truyện Phật giáo, yếu tố sinh nở thần kỳ trăm trứng lại khác, mang nặng tư tưởng Phật giáo hơn như trong

truyện 23 của Lục độ tập kinh, xuất phát sự sinh nở ra một trăm trứng chính là từ

lòng tốt, sự cầu nguyện của người đàn bà tốt bụng, hướng tới Phật giáo, bố thí số cơm còn lại cho Phật với một lòng thành kính mà thần thức của bà đã là nguồn gốc có được một trăm người con sau này. Truyện mang tư tưởng về sự luân hồi chuyển kiếp trong Phật giáo, thể hiện tư tưởng “ở hiền gặp lành”, người tốt khi chết đi sang kiếp sau sẽ được hưởng phúc, nó thể hiện sự nhân đạo trong Đạo Phật. Còn trong

truyện Nàng dâu giỏi của Truyện cổ Phật giáo, sự sinh nở thần kỳ 32 người con lại

là do báo ứng từ đời trước. Bà Tỳ Xá Lý do cùng 32 tên cướp giết chết ăn thịt con bò nên đã bị báo ứng ở 500 đời sau, đều làm mẹ của 32 người con, sau 32 người con bị giết chết. Sự sinh 32 người con trong 32 quả trứng vốn dĩ chỉ là kết quả của kiếp trước. Do con người bà ở các kiếp vẫn tốt bụng, vẫn cúng dường, bố thí nhưng chưa

đủ để xóa đi tội ác trong quá khứ, bà vẫn phải trải qua cảnh con bị giết, sống cuộc sống cô đơn. Trong khi đó, truyện dân gian về hiện tượng trăm trứng nhằm lý giải về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tự hào của một dân tộc là con Rồng cháu Tiên. Còn truyện Phật giáo lại mang giáo lý sâu đậm về sự báo ứng, luật nhân quả từ kiếp này sang kiếp khác, phải trả nợ tội lỗi đã làm từ kiếp trước mới có thể sống hạnh phúc. Truyện mang lại những bài học về luân thường đạo lý của Đạo Phật, con người sống làm gì ở kiếp này sẽ ảnh hưởng tới kiếp khác, nó có sự ứng hòa lẫn nhau, từ đó cho người đọc những bài học về cách làm người, cách sống trong xã hội.

Chỉ chung nhau motif sinh nở thần kỳ với yếu tố sự tích con người sinh ra từ trứng, nhưng mỗi thể loại lại mang tính khu biệt khác nhau, do yếu tố thể loại chi phối. Tuy nhiên, từ đó chúng tôi thấy được một sợi dây kết nối vô hình giữa hai thể loại trong một vài vấn đề có liên quan, giống nhau. Từ đó cho thấy được chất liệu của văn học dân gian trong những câu chuyện của nhà Phật và hé mở cho ta thêm một chút về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học Phật giáo.

Một motif quen thuộc trong những truyện dân gian xưa chính là sự sinh ra kỳ lạ do người mẹ cầu mong, ăn, uống hoặc gặp một điều gì lạ nên đã được đậu thai, sinh ra những người con phi thường. Phải chăng đó là motif chung của những câu chuyện cổ dân gian, và cả trong truyện cổ Phật giáo.

Hẳn người Việt Nam ai cũng nhớ về sự ra đời kỳ lạ bởi sự xuất thân kỳ lạ ấy của những nhân vật cổ tích. Đó là Thánh Gióng, ra đời do bà mẹ thấy một vết chân khổng lồ ở trong rừng, bà đã ướm thử bàn chân mình lên đó để rồi bà động thai và sinh được một người con hiển vinh lịch sử. Hay do người mẹ khát nước, thấy nước trong một quả dừa trong rừng đã uống nước trong quả dừa và sinh ra một người con không tay chân mình mẩy nhưng rất thông minh, tài giỏi. Và trong truyện cổ Phật giáo do Minh Chiếu sưu tầm cũng xuất hiện những nhân vật như vậy. Họ có sự ra đời một cách kỳ lạ, do con trời đầu thai, do gặp những hiện tượng lạ rồi được sinh

ra. Theo khảo sát có khoảng ba truyện có yếu tố sinh nở kỳ lạ này: Hoàng hậu vi đề

Đặc biệt trong motif sinh nở thần kỳ do con trời, linh khí từ con vật có thai rất hay gặp ở trong truyện cổ tích thì ở trong truyện cổ Phật giáo cũng mang yếu tố

tương đồng này. Trong truyện: Đạo đức trở về người đọc, người nghe sẽ thấy được

sự kỳ lạ đó. Truyện kể rằng: Trong một cuộc đi săn, nhà vua mải miết theo đàn hươu tơ nên lạc vào rừng sâu, do mệt vua ngủ thiếp đi. Khi thức dậy, ngài thấy một con sư tử cái đang ngồi cạnh liếm chân ngài ra chừng luyến ái...Một hôm kia, ngạc nhiên khác đến, người ta thấy đi vào kinh thành Ba La Nại một con sư tử cái to lớn trên lưng nó cõng một đứa bé mới sinh. Nó đi thẳng vào cung điện, trao đứa bé cho nhà vua rồi trở lại rừng sâu”. Câu chuyện hé mở về sự kỳ diệu của con vua, chính do con sư tử cái liếm chân vua nên nó đã thụ thai và sinh ra đứa con cho vua, một sự ra đời thật kỳ lạ. Cậu bé ấy lớn lên bên cạnh Đức Vua với cái tên Chân Vàng, và về sau trở thành vị vua của đất nước Ba La Nại khi vua băng hà. Như vậy Chân Vàng sẽ mang cả hai dòng máu của con người và của sư tử.

Trong truyện Nàng Ưu Đà Di, nội dung cũng mang khía cạnh của motif sinh nở

thần kỳ này: Hoàng hậu mơ thấy mình lạc vào một khu rừng hoang vu. Một con voi trắng sáu ngà đến vuốt ve bà mãi, sau đó bà thụ thai, sinh ra một vị hoàng tử.. Với sự xuất thân kỳ lạ của nhân vật trong hai truyện trên ta phần nào giúp chúng tôi thấy

được rằng Truyện cổ Phật giáo có mang yếu tố xuất thân thần kỳ từ việc linh khí,

hoặc do thụ thai nhờ con vật thần kỳ mà sinh ra những con người đặc biệt. Tuy nhiên những nhân vật này lại mang đầy đủ đặc điểm của con người của Phật giáo, mang trong mình tư tưởng nhà Phật. Không chỉ đơn giản sự ra đời của Chân Vàng

trong truyện Đạo đức trở về lại là con của Vua và sư tử. Đó là sự thể hiện cho cái

thiện và cái ác. Theo quan niệm của đạo Phật, trong bản thân của mỗi con người đều có sự tồn tại giữa cái thiện và cái ác. Ai cũng muốn cái thiện nhiều và cái ác ít đi, nhưng đôi khi hai cái đó sẽ có sự chuyển hóa lẫn nhau, con người ta sẽ nhiều lúc cái thiện bị cái ác chiếm vị trí, và cái thiện dần mất đi, nhưng cũng chỉ từ một chút thiện chút lại, cái ác sẽ bị đánh bật, con người lại trở về với nguồn gốc ban đầu của cái thiện. Nhân vật Chân Vàng là đứa con tinh thần thể hiện rất rõ giữa cái thiện và cái ác như vậy, phần thiện của hoàng tử chính là của con người, phần ác của Chân Vàng chính là dòng máu sư tử. Dù đã được sống với cha, học tập, sống như một con

người, trở thành vua một nước, yêu thương tận tụy dân chúng như cha, nhưng Chân Vàng vẫn chiếm một phần của cái gọi là “thú tính”: rất thích ăn thịt. Để rồi, Chân Vàng đã bị cái ác kêu gọi dẫn đường, làm nên nhiều điều ác độc như chính bản năng của loài vật một nửa trong con người của vị vua trẻ này. Cái ác dần hiện hữu và chiếm ưu thế, hắn giết người hàng loạt, rình rập để được ăn thịt và vô tình giết luôn người dầu bếp mà vẫn nấu thịt cho ăn, âm mưu giết cúng tế một trăm người trong đó đều là bạn học cùng... Lúc đó cái ác trong con người hắn quá lớn như không thể cứu dỗi, thế nhưng chỉ nhờ bốn câu thơ của người bạn hoàng tử của mình mà Chân Vàng đã từ cái cùng cực của ác độc, trở về với cái thiện. Với tư tưởng này, chúng ta tìm được phần giống và khác nhau giữa truyện cổ dân gian và truyện Phật giáo. Giống nhau chính là sự đồng điệu trong tư tưởng “thiện luôn thắng ác”, nhưng nội dung thể hiện trong truyện, nhân vật có điểm khác, thiên về Phật giáo hơn nhiều, đặc biệt là tư tưởng thiện và ác trong Phật giáo. Để rồi từ đó, chúng ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, của sự tha thứ, mở lòng với người khác, sự từ bi của Phật pháp.

Truyện Nàng Ưu Đà Di xây dựng nhân vật theo kiểu nhân vật thần kỳ, mang đặc

trưng sự ra đời kỳ lạ của một nhân tài, con người sinh ra đời kỳ lạ thường kéo theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố văn học dân gian trong truyện cổ phật giáo của thích minh chiếu (Trang 90 - 97)